Đạo đức lớp 5 Bài 3: Em tồn trọng sự khác biệt của người khác - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Đạo đức lớp 5 Bài 3: Em tồn trọng sự khác biệt của người khác sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Đạo đức lớp 5.
Giải Đạo đức lớp 5 Bài 3: Em tồn trọng sự khác biệt của người khác - Chân trời sáng tạo
Đạo đức lớp 5 trang 16 Khởi động
Câu hỏi (trang 16 SGK Đạo đức lớp 5): Tham gia trò chơi Người bí ẩn và trả lời câu hỏi:
Vì sao em tìm được người bí ẩn trong trò chơi này?
Hướng dẫn:
- Em tìm được người bí ẩn trong trò chơi này là dựa vào các đặc điểm cá nhân, giới tính, ngoại hình,… của bạn đó
Đạo đức lớp 5 trang 16, 17 Kiến tạo tri thức mới
Câu hỏi 1 (trang 16 SGK Đạo đức lớp 5): Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
- Nêu biểu hiện tôn trọng sự khác biệt được thể hiện trong các tranh trên.
- Nêu thêm các hành động, lời nói thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác.
Hướng dẫn:
- Các biểu hiện tôn trọng sự khác biệt được thể hiện trong các tranh:
+ Bức tranh 1: Bức tranh đã thể hiện được sự tôn trọng sự khác biệt. Vì bạn nam đã tôn trọng khác biệt về giới tính của bạn nữ, không phân biệt giới tính, cùng hòa đồng, tham gia một trò chơi tập thể.
+ Bức tranh 2: Bức tranh đã không thể hiện được sự tôn trọng sự khác biệt. Vì trên sân khấu có cả 2 bạn đang biểu diễn nhưng các bạn chỉ khen bạn nam. Như vậy là đã phân biệt sự khác nhau về giới.
+ Bức tranh 3: Bức tranh đã thể hiện được sự tôn trọng sự khác biệt. Vì khi có bạn mới chuyển vào lớp, các bạn trong lớp đã không phân biệt vùng miền, địa phương mà hòa đồng với bạn mới đến.
+ Bức tranh 4: Bức tranh đã thể hiện được sự tôn trọng sự khác biệt. Vì mọi người trong tranh đều đồng tình, hòa đồng thể hiện các nét văn hóa riêng của dân tộc mình và ai cũng vui vẻ, hào hứng khi tham gia ngày hội đó.
- Các hành động, lời nói thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác:
+ Nhìn nhận vẻ đẹp, điểm tích cực của sự khác biệt.
+ Cởi mở và tiếp nhận điểm khác biệt của người khác so với mình.
+ Lắng nghe và học hỏi từ tất cả mọi người.
+ …
Câu hỏi 2 (trang 17 SGK Đạo đức lớp 5): Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Vào ngày 16/11/1995, đại diện của 185 quốc gia đã kí vào bản tuyên bố đưa ra tại Hội nghị toàn thể lần thứ 28 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) lấy ngày 16/11 hằng năm làm ngày Quốc tế Khoan dung. Theo đó, 185 quốc gia này cam kết “tôn trọng, chấp nhận và hiểu đúng sự đa dạng, phong phú các nền văn hoá của thế giới, những hình thức tự biểu hiện và những khả năng thể hiện cá tính của con người". Các quốc gia cũng công nhận một thực tế là con người khác nhau về hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị, sống đều có quyền được sống trong hoà bình và duy trì cá tính của mình.
Trong một thế giới phát triển không đồng đều, bất công và bạo lực, tình trạng kì thị, phân biệt đối xử,... vẫn đang tồn tại thì lòng khoan dung của con người có ý nghĩa đặc biệt, có vị trí quan trọng để gắn kết và xây dựng một thế giới hoà bình, thịnh vượng. Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ, văn hoá và chủng tộc hiện tồn tại trên hành tinh không phải là lí do để dẫn đến xung đột, mà đó chính là một kho báu làm phong phú thêm cho cuộc sống của tất cả chúng ta.
(Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 16/11/2014)
- Ý nghĩa của ngày Quốc tế Khoan dung là gì?
- Theo em, vì sao phải tôn trọng sự khác biệt của người khác?
Hướng dẫn:
- Ngày Quốc tế Khoan dung là một ngày được Liên Hợp Quốc xác định để thúc đẩy và tôn vinh tinh thần khoan dung và sự hiểu biết giữa các quốc gia và các tôn giáo khác nhau trên khắp thế giới.
- Theo em, chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt của người khác vì tôn trọng sự khác biệt thể hiện tình thương và lòng nhân ái, góp phần gắn kết con người lạo với nhau. Lòng khoan dung có vị trí quan trọng để gắn kết và xây dựng một thế giới hoà bình, thịnh vượng.
Đạo đức lớp 5 trang 18 Luyện tập
Luyện tập 1 (trang 18 SGK Đạo đức lớp 5): Nhận xét các ý kiến sau:
Hướng dẫn:
- Ý kiến 1: Ý kiến này chưa đúng vì mỗi cá nhân sẽ có những sở thích khác nhau, chúng ta cần hòa đồng, tôn trọng những đặc điểm sở thích đó của mỗi người.
- Ý kiến 2: Ý kiến này hoàn toàn đúng vì khi tôn trọng sự khác biệt, chúng ra có thể hiểu rõ hơn đặc điểm riêng (điểm mạnh và điểm yếu) của từng cá nhân, từ đó chúng ta biết cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
- Ý kiến 3: Ý kiến này hoàn toàn đúng vì nhờ tôn trọng sự khác biệt, chúng ta có thể nhận ra những điều mới, điều khác từ người khác để có thể học hỏi, phát triển bản thân.
- Ý kiến 4: Ý kiến này chưa đúng vì tôn trọng sự khác biệt giúp mỗi người bao dung hơn, hiểu rõ bạn hơn. Từ đó, hoạt động nhóm hiệu quả hơn.
Luyện tập 2 (trang 18 SGK Đạo đức lớp 5): Chọn cách ứng xử phù hợp với mỗi trường hợp và giải thích lí do
Hướng dẫn:
Cách ứng xử với mỗi trường hợp:
(a) - (5): vì khi bạn đã hiểu về giá trị của sự khác biệt, bạn sẽ trở nên tự tin về ngoại hình của mình với những sự khác biệt đó.
(b) - (4) vì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều có ngôn ngữ, trang phục riêng, chúng ta cần tôn trọng các đặc điểm riêng đó.
(c) - (1) vì người già sức yếu, mọi hoạt động khó khăn, chúng ta không nên chê bai, dè bỉu mà cần tôn trọng hỗ trợ người lớn khi cần thiết.
(d) - (2) vì khi tìm hiểu, em sẽ hiểu được các đặc điểm, quy định, phong tục của đất nước đó. Nhờ vậy, em có thể thực hiện, chấp hành đúng những phong tục của nơi đó.
(e) - (3) vì mỗi nơi đều có thói quen sinh hoạt khác nhau. Khi em về quê, em cần tôn trọng và học tập thói quen sinh hoạt ở nơi đó để hòa đồng với mọi người
Luyện tập 3 (trang 19 SGK Đạo đức lớp 5): Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào sau đây? Vì sao?
a. Mỗi lần có khách từ quê lên thăm gia đình là Cốm lại trốn trong phòng, không muốn trò chuyện với họ vì cách nói chuyện không hợp.
b. Khi thấy người khuyết tật đi qua, Bin nhại lại động tác để trêu chọc.
c. Trong các cuộc tranh luận ở lớp, Tin thường chê bai các ý kiến không giống mình.
d. Na chăm chú lắng nghe người bạn nước ngoài chia sẻ về văn hoá của đất nước họ.
e. Hương thường chỉ hoà đồng với các bạn có sở thích và hoàn cảnh giống mình.
Hướng dẫn:
a. Em không đồng tình với việc làm của Cốm vì Cốm đã không chịu lắng nghe, thấu hiểu cho cách nói chuyện của những người khác từ quê đến.
b. Em không đồng tình với việc làm của Bin vì Bin đã không tôn trọng những người khuyết tật, không giúp đỡ, hỗ trợ họ khi họ cần mà còn nhại lại để trêu chọc họ.
c. Em không đồng tình với việc làm của Tin vì Tin đã không biết cách lắng nghe, chia sẻ với các ý kiến khác với ý kiến của mình.
d. Em đồng tình với việc làm của Na vì Na đã biết lắng nghe, tôn trọng những điểm khác nhau, khác biệt trong văn hóa của đất nước họ.
e. Em không đồng tình với việc làm của Hương vì Hương đã không tôn trọng với các bạn có sở thích và hoàn cảnh khác mình.
Luyện tập 4 (trang 19 SGK Đạo đức lớp 5): Xử lí tình huống
- Tình huống 1:
Lớp 5B có bạn Y Hên là người dân tộc Xơ-đăng mới chuyển đến. Bạn chưa quen ai nên rất ít nói. Thấy bạn mặc trang phục hằng ngày của dân tộc mình, một nhóm bạn trong lớp trêu chọc Y Hên.
Nếu chứng kiến tình huống đó, em sẽ ứng xử như thế nào?
- Tình huống 2:
Vào dịp Tết, gia đình Bin đi thăm họ hàng và dẫn theo chú cún con. Nhưng khi đến nhà bác Hai, bác không muốn cho cún con vào nhà vì bác bị dị ứng với lông thú.
Nếu là Bin, em sẽ ứng xử như thế nào?
- Tình huống 3:
Nhóm của Na đang lên kế hoạch sưu tầm và giới thiệu các danh nhân văn hoá thế giới của Việt Nam. Cô giáo phân công thêm bạn Lê - một học sinh mới chuyển trường vào nhóm của Na. Lê vẽ khá đẹp nhưng nhút nhát. Các bạn lo ngại Lê sẽ làm chậm kế hoạch của nhóm.
Nếu là Na, em sẽ ứng xử như thế nào?
- Tình huống 4:
Cam bị ngã nên có một vết sẹo trên mặt. Kể từ ngày đó, Cam rất tự ti về ngoại hình của mình. Một hôm, đi học về, Cam chạy đến ôm chặt lấy chị Cốm, khóc nức nở và nói:“Bạn Ân không chơi với em và còn gọi em là vịt con xấu xí".
+ Em có đồng tình với việc làm của bạn Ân không? Vì sao?
+ Nếu là Cốm, em sẽ động viên Cam như thế nào?
Hướng dẫn:
- Tình huống 1: Nếu chứng kiến tình huống đó, em sẽ báo cô và khuyên các bạn nên tôn trọng đặc điểm dân tộc của bạn Y Hên, chúng ta đều có những đặc điểm riêng và không nên phân biệt đối xử hay trêu chọc bạn vì sự khác biệt đó.
- Tình huống 2: Nếu em là Bin em sẽ để chú cún đó ở ngoài vì gia đình bác Hai bị dị ứng lông thú. Đây là cách vừa giúp gia đình bác Hai bảo vệ sức khỏe của bản thân, vừa tôn trọng gia đình bác.
- Tình huống 3: Nếu là Na, em sẽ động viên bạn Lê để bạn có thể tự tin thể hiện hết khả năng của mình. Cùng với đó, em cũng sẽ khuyên các bạn còn lại trong nhóm cùng động viên, cổ vũ, hòa đồng với Lê để Lê bớt nhút nhát, tự tin về bản thân mình hơn.
- Tình huống 4: Em không đồng tình với việc làm của bạn Ân vì bạn Ân đã không tôn trọng đặc điểm ngoại hình của bạn Cam. Nếu là Cốm, em sẽ động viên Cam rằng: vết sẹo ở trên mặt Cam không phải là điều gì quá xấu, đôi khi nó chỉ là một vết đánh dấu để phân biệt bạn với người khác, vì vậy bạn không có điều gì cần phải tự ti cả.
Đạo đức lớp 5 trang 20 Vận dụng
Vận dụng 1 (trang 20 SGK Đạo đức lớp 5): Vẽ chân dung của em và chia sẻ những điểm khác biệt (về hình dáng, thói quen, sở thích, năng khiếu,…) mà em muốn mọi người tôn trọng.
Hướng dẫn:
Đạo đức lớp 5 trang 21 Vận dụng
Vận dụng 2 (trang 21 SGK Đạo đức lớp 5): Thực hiện cách ứng xử thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác và chia sẻ với các bạn về kết quả thực hiện được:
Cách ứng xử |
Hoàn cảnh thực hiện |
Kết quả thực hiện |
1. Đặt mình vào vị trí của người khác khi xảy ra bất hòa. |
Em bất đồng ý kiến khi thảo luận nhóm cùng bạn. |
… |
… |
… |
… |
Hướng dẫn:
Cách ứng xử |
Hoàn cảnh thực hiện |
Kết quả thực hiện |
1. Đặt mình vào vị trí của người khác khi xảy ra bất hòa. |
Em bất đồng ý kiến khi thảo luận nhóm cùng bạn. |
Mọi người đều lắng nghe, hiểu nhau hơn |
2. Cảm thông, chia sẻ với bạn có hoàn cảnh khó khăn. |
Khi bạn có hoàn cảnh đặc biệt. |
Bạn cảm thấy vui vẻ hơn, mình hiểu rõ bạn hơn. |
3. Luôn tìm thấy và khen ngợi điểm tốt ở người khác. |
Khi bạn sai lầm, mắc lỗi, người khác nói xấu bạn. |
Bạn tự tin hơn về điểm mạnh của mình, khắc phục được cái chưa tốt. |
4. Động viên khi bạn tự ti về ngoại hình của mình. |
Khi bạn có thân hình hơi béo hoặc có khiếm khuyết. |
Bạn tự tin hơn về bản thân mình. |
5. Luôn lắng nghe ý kiến của người khác khi giao tiếp. |
Khi nói chuyện, giao tiếp với người khác. |
Em hiểu người giao tiếp cùng hơn và học hỏi được nhiều điều mới hơn. |