Top 150 Đề thi Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án


Bộ 100 Đề thi Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo năm học 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn 10.

Mục lục Đề thi Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất

Xem thử

Chỉ 200k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:

- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Xem thêm Đề thi Ngữ văn 10 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.

[...] Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng mua dưới thấp, vang lên tiếng dĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng dĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung.

(Trích Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn.

Câu 3 (1điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn trên.

Câu 4 (1 điểm): Anh/chị có nhận xét gì về cách người kể miêu tả hai lần múa khiên.

Câu 5 (2 điểm): Trình bày cảm nhận của anh/ chị về cảnh Đăm Săn múa khiên thông qua đoạn văn.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá: chủ đề và nghệ thuật của truyện Đi san mặt đất (Truyện của người Lô Lô, trích Mẹ Trời, Mẹ Đất).

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023

MÔN: NGỮ VĂN 10 (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Phương thức biểu đạt chính: miêu tả.

0,5điểm

Câu 2

- Nội dung chính: miêu tả 2 lần múa khiên của Đăn Săn trong cuộc đấu với Mtao Mxay.

0,5điểm

Câu 3

- Biện pháp tu từ so sánh: gió như bão; gió như lốc.

- Phép điệp: điệp từ múa, vun vút; điệp cú pháp: Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô…;

- Phép đối: cao-thấp

- Phóng đại: quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ…

- Nói quá: vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô,...

=> Tác dụng: Ca ngợi sức mạnh và tài năng của Đăm Săn trong cuộc đấu với kẻ thù để đem lại hạnh phúc gia đình và dân làng.

1điểm

Câu 4

- Nhận xét:

+Đặc điểm thường thấy ở sử thi, các anh hùng tỏ rõ tài năng, phẩm chất trước đối thủ thông qua một động tác giống nhau;

+Biện pháp để thực hiện sự trì hoãn sử thi bằng cách lặp lại việc mô tả múa khiên hai lần.

0,5điểm

0,5điểm

Câu 5

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: ta thấy được sức vóc và sức mạnh to lớn của người anh hùng sử thi. Hình ảnh Đăm Săn múa khiên thể hiện được tầm vóc trước thiên nhiên và sức mạnh của người anh hùng sử thi. => Hành động, cử chỉ múa khiên của Đăm Săn thể hiện được sự uy lực khủng khiếp và sức mạnh của Đăm Săn.

2điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Chủ đề và nghê thuật của truyện Đi san mặt đất.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu truyện kể và nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

- Xác định chủ đề truyện.

- Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề truyện (thời gian, không gian, nội dung)

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện.

- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện.

- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

ĐƯỜNG ĐI HỌC

Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó

Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình

Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ

Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh…

Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược

Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe

Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót

Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe

Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củ

Lén nhìn con cạo rá mẹ thở dài

Bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt

Túc tắc rồi con cũng lớn như ai.

Thêm một tuổi là con thêm một lớp

Bước dài hơn, đi đứng chững chạc hơn

Con đường cũ mở ra nhiều lối mới

Cánh bướm xưa vẫn bay lượn chập chờn.

Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc

Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn

Đường đi học vẫn là đường đẹp nhất

Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con!

18.02.2003

(Trích Từ khi có phượng, Nguyễn Ngọc Hưng,

NXB Hội nhà văn, 2005, tr.7-8)

Câu 1 (1 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (1 điểm): Giải nghĩa các từ ngữ sau: khúc khuỷu, chững chạc, túc tắc và heo hút.

Câu 3 (1 điểm): Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ.

Câu 4 (2 điểm): Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về con đường đi học của mình.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề” “Thói vô trách nhiệm trước cuộc sống”.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023

MÔN: NGỮ VĂN 10 (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu1

- Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuât.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu2

- Khúc khuỷu: có nhiều đoạn gấp khúc nối tiếp nhau.

- Chững chạc: đứng đắn, đàng hoàng.

- Túc tắc: thong thả, không nhanh, nhưng đều đặn

- Heo hút: vắng và khuất, thiếu bóng người, gây cảm giác buồn, cô đơn

Mỗi ý đúng 0,25 điểm

Câu3

- Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ:

+ Tình cảm gắn bó, yêu thương

+ Thái độ trân trọng và tự hào.

1 điểm

Câu4

- HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau, cần có suy nghĩ tích cực, hợp lí, thuyết phục.

- Gợi ý:

+ Con đường đi học xa xôi, gian khó nhưng nó là con đường đẹp, gắn liền với tuổi thơ.

+ Con đường gần gũi, thân thuộc ngay trên chính quê hương mình....

2 điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Thói vô trách nhiệm trước cuộc sống.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- Giải thích và nêu biểu hiện về thói vô trách nhiệm.

- Tác hại, hậu quả của thói vô trách nhiệm.

- Bài học nhận thức và hành động.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

-Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5điểm

Xem thử