Top 150 Đề thi Ngữ Văn lớp 10 năm học 2023 mới nhất | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
Top 150 Đề thi Ngữ Văn lớp 10 năm học 2023 mới nhất | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Top 150 Đề thi Ngữ Văn lớp 10 năm học 2023 mới nhất | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo, có đáp án với trên 100 đề thi môn Ngữ Văn được tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Ngữ Văn lớp 10.
- Top 10 Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 sách mới năm 2023 có đáp án
- Top 20 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 sách mới năm 2023 có đáp án
- Top 10 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 10 sách mới năm 2023 có đáp án
- Top 50 Đề thi Ngữ văn lớp 10 Học kì 2 sách mới năm 2023 có đáp án
Mục lục Đề thi Ngữ Văn 10 năm 2023 mới nhất
Xem thử Đề Văn 10 KNTT Xem thử Đề Văn 10 CTST Xem thử Đề Văn 10 Cánh diều
Chỉ 200k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bộ đề thi Ngữ Văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo
Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)
Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)
Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)
Bộ đề thi Ngữ Văn lớp 10 - Cánh diều
Bộ đề thi Ngữ Văn lớp 10 - Kết nối tri thức
Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)
Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)
Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)
Lưu trữ: Đề thi Ngữ văn 10 sách cũ
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Hà Nội năm 2023 (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Đà Nẵng năm 2023 (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Hồ Chí Minh năm 2023 (10 đề)
- Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn 10
- (mới) [Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 có đáp án (10 đề)
- (mới) Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn lớp 10 Học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất
- (mới) Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm 2023 có ma trận (20 đề)
- Bộ 20 Đề thi Ngữ văn lớp 10 Giữa học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất
- Đề thi Ngữ văn lớp 10 Giữa học kì 1 năm 2023 có ma trận (15 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
(Chân quê – Nguyễn Bính)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.
Câu 3 (1,5 điểm): Câu thơ: “Van em em hãy giữ nguyên quê mùa” có gì đặc sắc?
Câu 4 (2,0 điểm): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về những thay đổi của con người khi đứng trước những cám dỗ của cuộc sống.
II. LÀM VĂN (5,0 điểm):
Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm):
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.
Câu 2 (1,0 điểm):
- Biện pháp nghệ thuật: sử dụng nhiều câu hỏi tu từ, câu cảm thán, điệp cấu trúc “nào đâu… cái”.
- Tác dụng: bộc lộ cảm xúc của người con trai trước sự thay đổi của người yêu mình.
Câu 3 (1,5 điểm): Câu thơ: “Van em em hãy giữ nguyên quê mùa” có nét đặc sắc ở chỗ thành khẩn, không còn là lời cảm thán mà là lời van xin người yêu hãy giữ nguyên những nét chân chất của quê hương mình.
Câu 4 (2,0 điểm): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:
- Cám dỗ: là những hào quang, bóng bẩy, xa hoa của cuộc sống mà nhiều người hướng đến.
- Tại sao con người lại dễ rơi vào cám dỗ: vì chưa đủ bản lĩnh giữ vững bản thân; ham muốn thể hiện bản thân mình hơn người.
- Những thay đổi của con người trước cám dỗ: thay đổi tính nết, thích chạy theo những thứ vật chất bên ngoài, ưa xa hoa,…
- Hệ quả: mất dần đi những mối quan hệ, bị người khác xa lánh, dễ rơi vào những con đường sai trái,…
- Giải pháp: giữ vững bản lĩnh mình trong mọi trường hợp, không tham lam, chạy theo vật chất,…
- Khái quát lại vấn đề.
II. LÀM VĂN (5,0 điểm):
1. Mở bài
- Giới thiệu về hiện tượng nghiện Facebook ở giới trẻ.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Facebook giống như một xã hội ảo, ở đó con người có thể giao lưu, kết bạn, chia sẻ cuộc sống.
b. Thực trạng
- Đối tượng sử dụng Facebook chính: giới trẻ. Thời gian sử dụng trung bình vài tiếng một ngày.
- Số lượng tài khoản Facebook được lập mới mỗi ngày cao.
- Ở bất cứ đâu cũng thấy con người sử dụng Facebook.
c. Nguyên nhân
- Sự phát triển của internet và điện thoại thông minh.
- Sự hiếu thắng, muốn tìm tòi khám phá của các bạn trẻ.
d. Hậu quả
- Việc học tập giảm sút, thị lực giảm, lãng phí thời gian.
- Nhiều mâu thuẫn xảy ra.
- Dễ bị lấy cắp thông tin cá nhân.
e. Giải pháp
- Bản thân mỗi người tự hạn chế thời gian sử dụng Facebook của mình, tích cực tham gia vào các hoạt động bên ngoài.
- Nhà trường và gia đình cần tuyên tuyền, giáo dục các em về tác hại của Facebook và có giải pháp thiết thực để ngăn chặn tình trạng nghiện Facebook.
3. Kết bài
Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Chiếm hết chỗ
Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng:
- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy.
Người nhà giàu nói:
- Đã xuống địa ngục sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
Người ăn mày đáp:
- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!
(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.
Câu 2 (1,0 điểm): Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin?
Câu 3 (1,5 điểm): Bài học được rút qua câu chuyện là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề phân chia giàu nghèo trong xã hội.
Câu 2 (5,0 điểm): Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm):
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
Câu 2 (1,0 điểm): Thái độ của người nhà giàu: khinh bỉ, coi thường, xua đuổi người ăn xin và cho rằng họ chỉ thuộc về nơi địa ngục.
Câu 3 (1,5 điểm): Bài học được rút ra từ câu chuyện: không được coi thường người khác, sống có tấm lòng, biết chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Mở bài
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Vấn đề phân chia giàu nghèo trong xã hội.
b. Thân bài
* Thực trạng
- Xã hội có những người giàu coi thường kẻ nghèo, không những không giúp đỡ mà còn lăng mạ, xúc phạm, cho họ là dơ bẩn…
* Nguyên nhân
- Ý thức chủ quan, cái tôi của mỗi cá nhân.
- Do ảnh hưởng giáo dục từ người khác.
* Hậu quả
- Sự phân biệt giàu nghèo ngày càng lớn dần.
- Mất đoàn kết, mâu thuẫn xã hội.
* Biện pháp
- Mỗi người cần tự có nhận thức đúng đắn về cách sống, cách làm người.
- Gia đình, nhà trường cần dạy dỗ các em học sinh từ khi còn bé về tình người và tinh thần lá lành đùm lá rách.
c. Kết bài
- Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
Câu 2 (5,0 điểm):
a. Mở bài
Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của Cám.
b. Thân bài
* Trước khi Tấm làm vợ vua
- Ghen tị trước vẻ đẹp của Tấm và ghét bỏ vì cô ta được mọi người xung quanh yêu quý.
- Một hôm, mẹ tôi giao hẹn cho tôi và Tấm ai bắt được đầy giỏ thì được thưởng, tôi dạo chơi vì biết chị ta sẽ bắt được đầy giỏ, lúc đó chỉ việc lấy của chị ta rồi bảo của mình, vừa không tốn sức lại vừa được thưởng.
- Trong giỏ còn sót lại con cá bống, chị ta mang về thả vào giếng. Sau mỗi bữa cơm thấy chị ta giấu đi ít cơm, mẹ nghi ngờ và bảo tôi đi rình, quả nhiên chị ta cho con cá bống ăn. Hôm sau mẹ sai chị ta đi chăn trâu ở đồng xa, ở nhà tôi với mẹ bắt con cá bống của chị ta và có một bữa ăn đánh chén no nê.
- Sau đó, tôi thấy chị ta đi tìm xương cá bống và chôn xuống chân giường, thật là những việc làm nhảm nhí.
* Khi vua chọn vợ
- Một thời gian sau nhà vua mở hội, tôi và mẹ nô nước chuẩn bị quần áo thật đẹp để trẩy hội, chị ta cũng muốn được đi. Tôi không chấp nhận cảnh đi chơi chung với người bần hèn như thế, mẹ hiểu ý tôi nên đã lấy gạo trộn với thóc bắt chị ta nhặt hòng không cho chị ta đi.
- Lễ hội đang vui vẻ thì nhà vua có cầm một chiếc giày xinh đẹp trên tay và bảo ai thử vừa giày thì người sẽ lấy làm vợ. Tôi hồi hộp nối theo hàng người để thử giày với hi vọng có thể trở thành vợ vua để hưởng vinh hoa phú quý.
- Điều khiến tôi ngạc nhiên là Tấm cũng tham gia thử giày, hơn nữa trên người chị ta còn mặc bộ trang phục vô cùng lộng lẫy, xinh đẹp. Cơn ghen tức của tôi lên đến tột độ, sau hôm nay về nhà tôi sẽ dạy cho chị ta bài học.
- Một điều tôi không ngờ tới đó là chị ta xỏ vừa chiếc giày của vua và được chọn làm vợ.
* Khi Tấm làm vợ vua
- Hôm giỗ bố chị ta có về, tôi và mẹ bàn tính kĩ lưỡng và hôm đó nhân lúc chị ta trèo cây chặt buồng cau, mẹ tôi chặt gốc để chị ta ngã xuống ao chết. Sau đó tôi được đưa vào cung thay chị ta làm hoàng hậu và sống trong vinh hoa phú quý.
- Những tưởng đã được hạnh phúc nhưng chị ta năm lần bảy lượt biến thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi để ở cạnh vua và hăm dọa tôi, nhưng nhờ có mẹ ra tay giúp đỡ lần nào chị ta cũng bị thất bại thảm hại.
- Cuộc sống của tôi êm đềm một thời gian thì một hôm nhà vua đưa Tấm quay lại cung điện trong sự sửng sốt của tôi.
- Thấy chị ta ngày càng trẻ đẹp hơn, tôi lân la đến hỏi bí quyết và được chị ta chỉ cho rằng nhảy xuống hố và đổ nước sôi vào, tôi không ngờ đấy lại cái kết cho mình.
3. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Có nơi mô như ở quê mình
Mẹ đợi con, tóc hoá ngàn lau trắng
Lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng
Đứa tận miền Nam
Đứa ở Trường Sơn
Biền biệt không về…
(Quê mình, Tạ Nghi Lễ)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Người mẹ được tác giả miêu tả thế nào?
Câu 3 (1,5 điểm): Nêu ý nghĩa 2 câu thơ:
“Mẹ đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng
Lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng”
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về tinh thần tự học.
Câu 2 (5,0 điểm): Hóa thân thành cá bống kể lại chuyện Tấm Cám.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2 (1,0 điểm): Người mẹ được tác giả miêu tả: đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng, lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng.
Câu 3 (1,5 điểm): Ý nghĩa 2 câu thơ: khắc họa nỗi vất vả, cơ cực trong cuộc đời mẹ bao năm trời bôn ba với gió sương để kiếm kế sinh nhai nuôi sống những người con của mình đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương và sự biết ơn, trân trọng trước công lao ấy của những người con.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.
b. Thân bài
* Giải thích
Tự học là khả năng tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động mà không dựa dẫm vào ai.
* Phân tích
- Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai.
- Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
- Tự học giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì.
- Tự học giúp mỗi chúng ta trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.
* Chứng minh
Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.
* Phản biện
Có những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.
c. Kết bài
Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
Câu 2 (5,0 điểm):
a. Mở bài
Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của cá bống.
b. Thân bài
* Hoàn cảnh gặp gỡ Tấm Cám và chứng kiến câu chuyện
- Tôi sống ở một con sông nhỏ, ngày ngày thong thả vui chơi.
- Một hôm tôi vừa tỉnh giấc đã thấy mình nằm trong một thứ gì đó khá chật chội, tối om.
- Lát sau tôi được quay trở về với dòng nước mát nhưng ở một nơi khác có hình tròn và chật chội hơn dòng sông. Tôi sống ở đó nhiều ngày liên tiếp.
- Có cô gái tên là Tấm hằng ngày đến cho tôi ăn, làm bạn với tôi; tôi chứng kiến cuộc sống của cô gái bất hạnh này.
* Diễn biến câu chuyện
- Một hôm, nghe tiếng gọi cho tôi ăn, tôi ngoi mặt nước để ăn. Bỗng một hôm khi nghe thấy tiếng gọi tôi ngoi lên thì lại bị vớt lên.
- Hai người phụ nữ vẻ dữ dằn bắt tôi ăn thịt, xương bị vùi vào đống tro bếp. Tấm cho gà trống nắm thóc rồi nhờ tìm giúp xương tôi, lấy chôn vào bốn chân giường.
- Ít lâu sau, nhà vua mở hội tìm vợ. Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc nhà không cho đi. Cô được Bụt giúp nên có bộ trang phục đẹp đẽ để đi dự hội. Không may làm rơi chiếc giày nhưng chính chiếc giày đó đã giúp nàng trở thành vợ của vua.
- Thế nhưng, trong lần về nhà giỗ cha, Tấm bị dì ghẻ lừa leo lên cây cau rồi bị ngã chết do dì đứng dưới chặt gốc cây. Sau đó bà ta lại đem Cám vào cung thay thế Tấm.
- Tấm không chết mà hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi hóa thành cây thị. Kì lạ là cây chỉ có một quả, được một bà lão qua đường đem về để nơi góc giường.
- Một hôm, nhà vua đi qua quán nước của bà thấy miếng trầu têm cánh phượng, gặng hỏi cuối cùng tìm được Tấm và đưa nàng về cung. Mẹ con Cám về sau cũng bị trừng phạt. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.
c. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.
(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)
Câu 1: Nội dung chính của văn bản là gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được? (1,0 điểm)
Câu 4: Hãy đề xuất hai giải pháp giúp mỗi người quản lí thời gian một cách hiệu quả. (1,0 điểm)
Câu 5: Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời. (2,0 điểm)
II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Ở một bãi biển (tỉnh Thanh Hóa), người ta tìm thấy một phiến đá hình người cụt đầu. Nhân dân cho rằng đó là ngọc thạch do xác Mị Châu hóa thành nên đã “rước nàng” về đặt trong am thờ Mị Châu ở khu di tích Cổ Loa (Hà Nội ngày nay). Liên quan đến câu chuyện này, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
…Người dân nào xưa đưa em về đây
Như muốn nhắc một điều gì…
(Trước đá Mị Châu, Trần Đăng Khoa)
Theo anh/chị, qua kết cục bi thảm của Mị Châu trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, tác giả dân gian muốn nhắc một điều gì với hậu thế?
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm)
Câu 1: Nội dung chính của văn bản là khi bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống. (0,5 điểm)
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3:
- Thời gian là thứ tài sản mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người. (0,5 điểm)
- Không có thứ gì có thể khiến thời gian thay đổi. Một ngày không thể dài hơn 24 tiếng, một năm không thể nhiều hơn 365 ngày… (0,5 điểm)
Câu 4: Dự kiến một số tình huống trả lời:
- Xác định rõ mục tiêu cuộc sống (ngắn hạn và dài hạn).
- Lập kế hoạch cá nhân (thời gian biểu ngày, tuần, tháng…).
- Hình thành thói quen ghi chép công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên…
Học sinh có thể lựa chọn các phương án trả lời khác. Giám khảo chấm điểm dựa trên mức độ hợp lí của câu trả lời.
Câu 5:
* Yêu cầu về kĩ năng: (0,5 điểm)
- Biết cách viết đoạn văn; đoạn văn phải trích dẫn nguyên văn câu chủ đề; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.
* Yêu cầu về kiến thức: (1,5 điểm)
- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.
- Bàn luận:
+ Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.
+ Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…
+ Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.
- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.
Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải hợp lí, thuyết phục; Giáo viên linh hoạt trong đánh giá.
II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. (0,5 điểm)
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bài học nhân dân gửi gắm qua kết cục bi thảm của Mị Châu trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy. (0,5 điểm)
3. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. (3,0 điểm)
* Giới thiệu ý thơ, tác phẩm, nhân vật Mị Châu và kết cục của nhân vật.
* Bàn luận:
- Mị Châu đã phải nhận một kết cục bi thảm:
+ Đất nước rơi vào tay giặc.
+ Tình yêu trở thành mối nhục thù.
+ Bản thân bị coi là giặc, phải chịu tội chết.
- Qua kết cục bi thảm ấy, tác giả dân gian nhắn gửi hậu thế nhiều điều:
+ Bài học cảnh giác giữ nước.
+ Bài học về việc xử lí mối quan hệ riêng – chung.
+ Bài học về sự tỉnh táo, lí trí trong tình yêu.
* Đánh giá: Những bài học được rút ra qua sai lầm của Mị Châu có ý nghĩa cho muôn đời.
4. Sáng tạo (0,5 điểm)
- Có cách diễn đạt sáng tạo.
- Có suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:
“Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?”
(Ca dao)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và thể thơ của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu: “Bây giờ em đã có chồng/Như chim vào lồng như cá cắn câu.”? (1,0 điểm)
Câu 5: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 dòng thể hiện cảm nhận của anh/chị về nỗi niềm của nhân vật “em” trong 4 câu cuối của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 6: (1,0 điểm)
Trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy (SGK lớp 10 tập 1) có chi tiết Rùa vàng hiện lên rẽ nước đưa An Dương Vương xuống biển. Anh/chị hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết đó.
PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm)
Bằng hình thức nhập vai hóa thân vào nhân vật, anh/chị hãy kể lại quá trình đấu tranh của Tấm với mẹ con Cám sau khi được trở thành Hoàng Hậu.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và thể thơ lục bát. (0,5 điểm)
Câu 2: Văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, miêu tả. (0,5 điểm)
Câu 3: Nội dung chính của văn bản:
- Lời than vãn của chàng trai về việc cô gái đã đi lấy chồng. (0,25 điểm)
- Lời trách móc của cô gái vì chàng trai quá chậm trễ trong việc bày tỏ tình cảm với cô. (0,25 điểm)
Câu 4:
- Biện pháp tu từ so sánh (như chim, như cá) (0,25 điểm).
- Tác dụng: nhấn mạnh vào tình cảnh bị rang buộc bởi hôn nhân của cô gái. Gợi hình ảnh gò bó, tù túng (chim lồng, cá chậu). Gợi cảm xúc buồn bã, tiếc nuối của cô gái (0,25 điểm).
- Biện pháp tu từ ẩn dụ (chim vào lồng, cá cắn câu) (0,25 điểm).
- Tác dụng: nhấn mạnh vào tình cảnh bị rang buộc bởi hôn nhân của cô gái. Gợi hình ảnh gò bó, tù túng (chim lồng, cá chậu). Gợi cảm xúc buồn bã, tiếc nuối của cô gái (0,25 điểm).
Câu 5: Gợi ý
- Bày tỏ tình cảm buồn bã, xót xa, tiếc nuối ...
- Đúng kỹ năng viết đoạn văn, từ 5 đến 7 dòng.
Câu 6: Ý nghĩa của yếu tố thần kì:
- Giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, lôi cuốn. (0,5 điểm)
- Phản ánh thái độ của nhân dân với nhân vật lịch sử: kính trọng, biết ơn vị vua An Dương Vương nên nhân dân đã bất tử hóa. (0,5 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết vận dụng kĩ năng viết văn tự sự, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
- Đảm bảo một văn bản tự sự hòan chỉnh có kết cấu chặt chẽ, bố cục 3 phần
- Ngôn ngữ chọc lọc, trong sáng, diễn đạt lưu loát, các ý rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Bài viết được trình bày rõ ràng, cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Đề bài yêu cầu nhập vai nhân vật kể lại cuộc đời mình nên bài viết cần bám sát những sự việc, chi tiết tiêu biểu của văn bản. Đồng thời cần tái hiện nội dung câu chuyện từ góc nhìn của vai người kể chuyện và đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm để câu chuyện sinh động.
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý cơ bản sau:
Gợi ý:
I. MB
- Giới thiệu câu chuyện, nhân vật kể chuyện.
II. TB
Các sự việc chính:
- Tấm bị mẹ con Cám hại chết khi về giỗ bố
- Tấm hóa thành chim vàng anh bay về cung, báo hiệu sự hiên diện của mình. Mẹ con Cám giết chim vàng anh
- Tấm hóa thành cây xoan che bóng mát cho vua. Mẹ con Cám chặt cây xoan làm khung cửi
- Tấm hóa mình vào khung cửi, cảnh cáo Cám. Mẹ con Cám đốt khung cửi
- Tấm hóa thành quả thị, được một bà lão yêu thích mang về nhà và trở lại thành người chung sống hạnh phúc bên bà lão.
- Tấm gặp lại vua và được đón về cung.
- Tấm trừng trị Cám.
III. KB
Bài học từ câu chuyện đấu tranh của Tấm: chủ động, mạnh mẽ, kiên trì, cương quyết,...
(Học sinh có thể sáng tạo khi kể nhưng vẫn phải đảm bảo cốt truyện và ngôn ngữ văn học; biết vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, liên tưởng,..để làm bài)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong dòng đời vội vã, có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hoặc “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình,ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thực sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình.
[…] Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
(Theo Lời khuyên cuộc sống, NXB Trẻ, 2015)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2 (1,0 điểm): Theo tác giả, hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thực sự đến khi nào?
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: “Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ”
Câu 4 (2,0 điểm): Anh/Chị có đồng ý với tác giả rằng: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất” không? Vì sao?
Câu 5 (4,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống biết cho đi.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Câu 1 (1,0 điểm): Các phương thức biểu đạt: Nghị luận, biểu cảm.
Câu 2 (1,0 điểm): Theo tác giả, hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thực sự đến khi “bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình”.
Câu 3 (2,0 điểm):
- Liệt kê: cuộc sống giàu sang, gia đình hạnh phúc; đau thương, bất hạnh; sẻ chia, giúp đỡ.
- Điệp: “đâu phải”
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự muôn màu muôn vẻ của cuộc đời, sự khác biệt giữa số phận của con người với nhau.
+ Làm cho đoạn văn hấp dẫn, xây dựng hình ảnh đặc sắc và khơi gợi cảm xúc cho người đọc
Câu 4 (2,0 điểm): Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cần có cách lí giải hợp lí, lôgic, đúng chuẩn mực, không quá dài dòng.
Câu 5 (4,0 điểm):
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn (0,5 điểm): Có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): Bàn luận về ý nghĩa của việc sống biết cho đi.
c. Lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triền khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần làm rõ nội dung (2,0 điểm):
*Giải thích
- Cho: là sự san sẻ, giúp đỡ, quan tâm, yêu thương người khác xuất phát từ cái tâm, từ tấm lòng.
- Sống biết cho đi: là sống biết yêu thương, san sẻ, giúp đỡ những người xung quanh mình bằng cả tấm lòng mình.
*Bàn luận
- Con người cho đi nhiều sẽ nhận lại được nhiều điều tốt đẹp hơn.
- Cho đi một cách chân thành những gì tốt đẹp nhất mà không hề hi vọng nhận lại bạn đã đem đến niềm vui và hạnh phúc, giảm bớt sự khốn khó, bất hạnh cho người khác đồng thời đem đến sự thanh thản, hạnh phúc cho chính mình.
- Làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, con người yêu thương, gắn bó, đoàn kết hơn.
- Người biết sống cho đi sẽ nhận được sự yêu thương, kính trọng, cảm phục từ mọi người.
- …
- Phê phán những con người sống ích kỉ, cá nhân, vụ lợi, chỉ mong đợi nhận được của người khác mà không hề biết cho đi.
*Bài học:
- Đây là lời khuyên về lối sống đẹp, biết yêu thương, sẻ chia.
- Cần luôn cố gắng rèn luyện hoàn thiện bản thân mình giàu có về vật chất và tinh thần để có thể cho đi nhiều hơn.
HS có thể kết hợp lí giải, phê phán và rút ra bài học cho bản thân
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo (0,5 điểm): Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu:
- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
- Thế thì là sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!
- Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con đi tìm
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngau được mẹ
- Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhệ giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết […]
Tính mẹ cứ hay là nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó
- À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế!
(Con yêu mẹ, Xuân Quỳnh)
Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Đoạn thơ thể hiện những so sánh hồn nhiên của đứa trẻ. Chỉ ra những so sánh đó.
Câu 3: Anh/chị nhận thấy những vẻ đẹp gì ở người con trong đoạn văn bản?
Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) về giá trị của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người.
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Bằng sự tưởng tượng của mình, anh/chị hãy hóa thân vào nhân vật Rùa Vàng kể lại theo ngôi thứ nhất hai lần gặp An Dương Vương trên đất Âu Lạc. Từ đó, nhận xét về vai trò của những yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:Phương thức biểu đạt: phương thức biểu cảm.
Câu 2: Những so sánh hồn nhiên của đứa trẻ: Tình yêu mẹ bằng/(như) ông trời… Hà Nội… con dế.
Câu 3: Người con trong đoạn thơ đã thể hiện vẻ đẹp trong suy nghĩ và tình cảm:
- Suy nghĩ đặc biệt khi thể hiện tình cảm dành cho mẹ: chọn những điều to lớn nhất để so sánh vì những thứ nhỏ bé (trong suy nghĩ của con) không thể bao chứa hết tình cảm dành cho mẹ, song những điều đó lớn quá thì cũng khó đạt tới vì thế cậu bé chỉ muốn lúc nào cũng ở bên mẹ nên so sánh ngộ nghĩnh cuối bài “con yêu mẹ bằng con dế”.
- Tình cảm cao quý, trong sáng, hồn nhiên qua cái nhìn trẻ thơ, qua cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu mà đi sâu vào lòng người.
Câu 4: Học sinh có thể có những suy nghĩ riêng song cần kiến giải hợp lý. Có thể tham khảo các ý sau:
- Tình mẫu tử (cùng tình phụ tử) là tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người.
- Là tình cảm đầu tiên con người được tiếp xúc, đi cùng đến hết cuộc đời, giúp con người vượt qua những trở ngại cuộc sống, khơi dậy những giá trị cao cả, giúp con người trưởng thành.
- Biết và thấu hiểu tình mẫu tử giúp con người sống tốt, có ý nghĩa.
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
a. Bài viết đảm bảo đúng trọng tâm yêu cầu đề, xác định đúng ngôi tự sự (ngôi thứ nhất, nhân vật Rùa Vàng tự kể). Nhận xét ngắn gọn vai trò của những yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết, kết cấu 3 phần đúng theo yêu cầu về bài viết làm văn.
b. Mở bài, kết bài đúng yêu cầu đề, có sức tưởng tượng phong phú, tích cực, lời văn kể sinh động hấp dẫn.
c. Đảm bảo trần thuật đủ và đúng diễn biến hai lần gặp An Dương Vương trên đất Âu Lạc của Rùa Vàng. Cụ thế:
- Hình dung khung cảnh diễn ra sự việc, thời gian và không gian của cuộc gặp gỡ giữa Rùa Vàng và An Dương Vương.
- Tái hiện diễn biến các sự việc và các chi tiết tiêu biểu:
+ Rùa Vàng xuất hiện từ phương đông như lời báo của cụ già, được An Dương Vương đón vào thành, giúp nhà vua xây thành, cho vuốt làm lẫy nỏ thần.
+ Rùa Vàng hiện ra sau lời cầu cứu của An Dương Vương, chỉ Mị Châu là giặc, đưa nhà vua đi xuống biển.
- Chọn cách kể phù hợp nhất:
+ Nhập thân vào Rùa Vàng, kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” hoặc “ta”.
+ Tưởng tượng những yếu tố hư cấu phù hợp với câu chuyện và chủ đề của truyện.
+ Lời kể phải tự nhiên, có yếu tố biểu cảm, được thể hiện qua cách miêu tả nhân vật, cảnh vật… qua cách lồng cảm xúc, ý nghĩ của người kể (như suy nghĩ của Rùa Vàng khi thét lớn kết tội Mị Châu…
- Nhận xét vai trò của những yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết:
+ Thiêng hóa sự kiện và nhân vật lịch sử.
+ Khiến truyền thuyết sinh động, hấp dẫn.
+ Góp phần lí giải, tô đậm lịch sử theo mong muốn của nhân dân.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa tiếng Việt.
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật đoạn trích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc và trả lời những câu hỏi sau:
Dịu dàng là thế Tấm ơi
Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao?
Phận nghèo hôm sớm dãi dầu
Hoá bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan.
người ngoan ở với người gian
Dẫu hiền như Bụt cũng tan nát lòng
Tin em, em cướp mất chồng
Đành làm quả thị thơm cùng nước non…
(Trích Lời của Tấm, Ánh Tuyết)
Câu 1: Những chi tiết nào nói về “phận nghèo” “thiệt thòi” của nhân vật Tấm trong truyện Tấm cám?
Câu 2: Trong truyện Tấm Cám, Tấm đã “hoá bao nhiêu kiếp”? Đó là những kiếp nào?
Câu 3: Sự hoá kiếp của Tấm, sự xuất hiện của nhân vật ông Bụt cho thấy truyện Tấm Cám thuộc loại nào?
Câu 4:Liệt kê nhân vật “người ngoan” và “người gian” trong truyện Tấm Cám
Câu 5:Giá trị tư tưởng của truyện cổ tích Tấm Cám là gì? (Viết không quá 5 câu để cụ thể hoá tư tưởng ấy)
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã tìm gặp Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra? Hãy kể lại câu chuyện đó.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Những chi tiết nói về “phận nghèo” “thiệt thòi” của nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám:
- Bố mất sớm, phải ở với dì ghẻ và Cám.
- Làm lụng từ sáng đến tối không hết việc.
- Bị mẹ con cám áp bức.
Câu 2: Tấm hoá 4 kiếp: Vàng anh, xoan đào, tiếng chửi của khung cửi, quả thị.
Câu 3: Tấm Cám thuộc truyện cổ tích thần kì.
Câu 4:
- Người ngoan: Tấm
- Người gian: Dì ghẻ và Cám
Câu 5:
- Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân về sự chiến thắng tất yếu của cái thiện trước cái ác, về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về năng lực phẩm chất tuyệt vời của con người.
- Nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, gieo gió gặp bão
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
*Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn tự sự . Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Bài văn có đủ ba phần có hình thức và nội dung.
- Xây dựng luận điểm - luận cứ - luận chứng rõ ràng.
* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cần làm rõ được các ý chính sau:
1. Mở bài
- Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não.
- Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết.
2. Thân bài
- Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung.
+ Vì trong lòng luôn ôm nỗi nhớ Mị Châu nên sau khi chết, linh hồn Trọng Thuỷ tự tìm đến thuỷ cung.
+ Miêu tả cảnh cảnh ở dưới thuỷ cung (cung điện nguy nga lộng lẫy, người hầu đi lại rất dông…).
- Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu.
+ Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện.
+ Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là công chúa.
+ Sau một hồi lục vấn, Trọng Thuỷ kể rõ mọi sự tình. Lúc ấy Mị Châu cũng rưng rưng nước mắt.
- Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ.
+ Mị Châu chết, được vua Thuỷ Tề nhận làm con nuôi.
+ Mị châu cứng rắn nặng lời phê phán oán trách Trọng Thuỷ.
+ Trách chàng là người phản bội.
+ Trách chàng gieo bao đớn đau cho hai cha con nàng và đất nước.
- Mị Châu nhất quyết cự tuyệt Trọng Thuỷ rồi cả cung điện tự nhiên biến mất.
- Trọng Thuỷ còn lại một mình: Buồn rầu, khổ não, Trọng Thuỷ mong ước nước biển ngàn năm sẽ xoá sạch lầm lỗi của mình.
3. Kết bài
- Trọng Thuỷ hoá thành một bức tượng đá vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương.
* Lưu ý: Người viết có thể vẫn dựa vào dàn ý nêu trên nhưng có thể chọn nội dung câu chuyện khác, ví dụ:
- Trọng Thuỷ và Mị Châu gặp gỡ nhau. Hai người tỏ ra ân hận. Nhưng rồi họ quyết định từ bỏ mọi chuyện ở dương gian để sống cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nơi đáy nước.
- Mị Châu gặp Trọng Thuỷ. Nàng phân rõ lí tình về những chuyện lúc hai người còn sống. Hiểu lời vợ, Trọng Thuỷ tỏ ra ân hận, nhận tất cả lầm lỗi về mình. Hai người hứa hẹn sẽ làm những điều tốt đẹp để bù đắp những lầm lỗi trước đây.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Sáng nay tôi nhìn thấy em ở ngã tư. Đèn đỏ còn sáng và đồng hồ đang đếm ngược. Ba mươi chín giây. Em đang vội, chiếc xe đạp điện màu đỏ cứ nhích dần lên. Không chỉ mình em, nhiều người khác cũng vội. những chiếc xe máy cứ nhích dần, nhích dần lên
Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây.
Tôi nhớ có hôm nào đó, em đã nói với tôi rằng đấy là một triết lý hay, ta phải tranh thủ sống đến từng giây của cuộc đời.
Nhưng em biết không, đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi. Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời. Em sẽ bằng lòng đợi chứ, nếu em biết về điều sẽ xảy ra?
Đôi khi xếp hàng ở siêu thị, vì biết rồi sẽ đến lượt mình và rằng đó là sự công bằng. Đợi tín hiệu đèn xanh trước khi nhấn bàn đạp, vì biết đó là luật pháp và sự an toàn cho chính bản thân. Đợi một người trễ hẹn thêm dăm phút nữa, vì biết có bao nhiêu điều có thể bất ngờ xảy ra trên đường. Đợi một cơn mưa vì biết rằng dù dai dẳng mấy, nó cũng phải tạnh. Đợi một tình yêu đích thực vì biết rằng những thứ tình yêu “theo trào lưu” chỉ có thể đem đến những tổn thương cho tâm hồn nhạy cảm của em…
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 25)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3:Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của thành ngữ được gạch chân trong câu văn: Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời.
Câu 4: Anh/chị lựa chọn triết lí nào cho cuộc sống của bản thân: Sống là không chờ đợi hay là đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng được nhắc đến trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: tình yêu “theo trào lưu”.
Câu 2: (5,0 điểm)
Về chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, có ý kiến cho rằng: “Nỗi niềm chua xót đắng cay và tình cảm yêu thương chung thuỷ của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc”
(Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, 2014, tr 85)
Qua một số bài ca dao anh/chị biết, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên: phương thức tự sự, phương thức nghị luận.
Câu 2: Về nội dung: tác giả bác bỏ triết lí sống: sống là không chờ đợi, từ đó chứng minh rằng: trong cuộc sống, sự chờ đợi là cần thiết và có ý nghĩa.
Câu 3:Há miệng chờ sung trong câu văn này có nghĩa: chỉ sự thụ động, thiếu tinh thần chủ động trong công việc.
Câu 4: HS trình bày triết lí sống của bản thân, câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục có thể HS sẽ trình bày một trong các quan điểm sau:
- Sống là không chờ đợi: sống tích cực, biết chớp thời cơ, nắm bắt cơ hội - nhưng không đồng nghĩa với sống vội, sống gấp.
- Đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi: Biết chờ đợi bởi đó là biểu hiện của sự kiên trì, chín chắn, nắm được quy luật của cuộc sống, không nóng vội hay đốt cháy giai đoạn – nhưng không đồng nghĩa với sự thụ động, chậm chạp.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng: HS biết viết đoạn nghị luận xã hội, có dung lượng khoảng ½ trang giấy, biết triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc.
- Yêu cầu về nội dung: bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung chính sau:
+ Mở đoạn: giải thích hiện tượng: tình yêu “theo trào lưu”: tình yêu của nam nữ không xuất phát từ những rung cảm đích thực, chân thành; đó là những tình cảm hời hợt, yêu theo phong trào, đua đòi theo đám đông.
+ Thân đoạn: trình bày suy nghĩ về hiện tượng:
Biểu hiện tình yêu theo trào lưu: chủ yếu trong giới trẻ.
Tác hại của tình yêu theo trào lưu: lãng phí thời gian, tổn thương tâm hồn, (và thể xác).
Nguyên nhân: do tâm lí đám đông, do đặc thù lứa tuổi.
Giải pháp: bản thân giới trẻ, gia đình….
+ Kết đoạn: liên hệ bản thân
Câu 2: (5,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, cú pháp.
* Yêu cầu cụ thể: Bài làm có thể có nhiều cách diễn đạt, sau đây là một số ý cơ bản:
- Khái quát về ca dao
- Phân tích ý kiến
+ Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa bộc lộ nỗi niềm chua xót đắng cay và tình cảm yêu thương chung thuỷ của người bình dân.
+ Bộc lộ nỗi niềm chua xót đắng cay: HS chứng minh qua chùm ca dao thân em như
+ Bộc lộ tình cảm yêu thương chung thuỷ: HS chứng minh qua các bài ca dao khăn thương nhớ ai, ….
+ Nghệ thuật thể hiện nỗi niềm tình cảm của người bình dân: Thể thơ, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, mô típ..
- Đánh giá
+ Qua chùm ca dao than than thấy được số phận của người bình dân trong xã hội cũ, đồng thời thấy được vẻ đẹp tâm hồn người bình dân.
+ Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần người lao động, đặc biệt trong xã hội cũ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Hai kiểu áo
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:
- Xin quan lớn cho biết người may chiếc áo này để tiếp ai ạ?
Quan lớn ngạc nhiên:
- Nhà ngươi biết để làm gì?
Người thợ may đáp:
- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo:
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
(Theo Trương Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Câu 1 (1,0 điểm): Nhân vật trong câu chuyện trên là ai? Họ đối thoại với nhau về vấn đề gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Vị quan là người thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Qua câu chuyện, anh/chị hiểu thêm điều gì về con người trong xã hội bấy giờ?
Câu 4 (1,5 điểm): Bày tỏ thái độ của anh/chị về những thói xấu qua câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về tình yêu quê hương, đất nước.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm):
Câu 1 (1,0 điểm):
- Nhân vật trong câu chuyện trên: viên quan và người thợ may.
- Nội dung cuộc đối thoại: về vấn đề viên quan muốn may một cái áo thật sang để tiếp khách.
Câu 2 (0,5 điểm): Vị quan là người luồn cúi, xu nịnh quan trên và hách dịch với dân đen.
Câu 3 (1,0 điểm): Những điều nhận ra về con người trong xã hội bấy giờ qua câu chuyện: một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu cho mình và thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ.
Câu 4 (1,5 điểm): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:
- Những thói xấu trong câu chuyện là gì: vị quan luồn cúi, xu nịnh quan trên hòng nhận được nhiều quyền lợi; coi thường và vơ vét của cải của nhân dân.
- Thái độ của em trước thói xấu đó: phẫn nộ, căm ghét, muốn trừng trị thật thích đáng,…
- Liên hệ thực tế: trong cuộc sống có nhiều người quan to chức trọng nhưng cũng có thói hống hách,…
- Giải pháp: nhà nước cần thường xuyên thanh tẩy bộ máy để hạn chế tối đa những quan lại tham lam.
- Khái quát lại vấn đề.
II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
1. Mở bài
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: tình yêu quê hương, đất nước.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Quê hương: là nơi chúng ta sinh ra, có gia đình và những người thân yêu.
- Đất nước là quê hương, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, là nơi dòng tộc, gia đình sinh sống.
→ Tình yêu quê hương, đất nước là tình yêu thương mà con người dành cho nơi mình sinh ra lớn lên và phát triển.
b. Phân tích
- Tình yêu quê hương, đất nước góp phần hình thành và xây dựng tình cảm của mỗi con người, giúp chúng ta hiểu và trân trọng những thứ bình dị của cuộc sống quanh mình.
- Yêu quê hương, đất nước là động lực quan trọng để mỗi chúng ta vươn lên, có ý chí hơn để gây dựng một xã hội tốt đẹp.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình.
Lưu ý: dẫn chứng là những nhân vật có thật và tiêu biểu được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
- Có những người chưa thực sự biết ơn nơi mình sinh ra và lớn lên, chưa thực sự cố gắng xây dựng quê hương, đất nước tươi đẹp → đáng bị xã hội phê phán, chỉ trích thẳng thắn.
3. Kết bài
- Liên hệ bản thân và rút ra bài học.