[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 có đáp án (10 đề)


Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Với bộ 4 Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm học 2023 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Kết nối tri thức và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 10 của các trường THCS trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn 10.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

- Xác định phương thức biểu đạt.

- Chỉ ra tình cảm của người con dành cho người cha và công việc của ông.

- Trình bày suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

- Giải thích ý nghĩa phần được đánh dấu [...].

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề văn hóa, đời sống của người Ê-đê.

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 5

1

2

1

1

5

Tổng số điểm: 10

1.0đ

2.0đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

10%

20%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  “Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó [...].Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […]. Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

(Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU)

Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính và phương thức biểu đạt kết hợp trong văn bản.

Câu 2 (1 điểm): Phần được đánh dấu ngoặc vuông [...] được sử dụng trong đoạn văn có ý nghĩa gì?

Câu 3 (1 điểm): Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông?

Câu 4 (2 điểm): Từ văn bản trên, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  Anh/chị hãy viết một bản báo cáo nghiên cứu về vấn đề: “Văn hóa, đời sống của người Ê-đê từ sử thi Đăm Săn đến đời thực”.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học 2023

MÔN: NGỮ VĂN 10 (KẾT NỐI TRI THỨC)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu1

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

- Phương thức biểu đạt kết hợp: tự sự.

0,5điểm

0,5điểm

Câu2

- Phần đánh dấu ngoặc vuông [...] là phần trong lời trích dẫn nhưng được lược bỏ do nội dung ít quan trọng hơn hoặc không cần thiết trong đoạn đó.

1điểm

Câu3

- Tình cảm, thái độ của người con đối với người cha : kính yêu “con vô cùng kính yêu cha…”; với công việc đưa thư của ông: khâm phục, tự hào…“khâm phục biết bao nhiêu cái ông việc cha đã làm cho hàng vạn con người, lòng con tràn ngập niềm tự hào ..” kính trọng, tự hào.

1điểm

Câu4

- HS nêu được những suy nghĩ của mìnhvề tinh thần trách nhiệm sau khi đọc xong đoạn văn.

- Có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Hiểu và chỉ ra những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm (Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội)

+ Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống: là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động: nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị.

2điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Câu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Văn hóa, đời sống của người Ê-đê từ sử thi Đăm Săn đến đời thực.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Đặt vấn đề.

- Giải quyết vấn đề:

+ Đặc điểm đời sống của người Ê-đê (nơi ở, ẩm thực, trang phục, phương tiện vận chuyển)

+ Đặc điểm văn hóa của người Ê-đê (trang phục, nhà ở, chế độ gia đình, tôn giáo, các lễ hội, hoạt động văn hóa)

- Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

- Xác định phương thức biểu đạt chính

- Nêu cách hiểu về bản lĩnh.

- Giải thích câu văn của tác giả.

- Trình bày suy nghĩ về sự bản lĩnh của một con người

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 2

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

- Sự mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương của tác giả qua bài thơ.

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 6

1

3

1

1

6

Tổng số điểm: 10

0.5đ

2.5đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

5%

25%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  “Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.

  Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

  Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.”

(Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

Câu 3 (1 điểm): Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?

Câu 4 (1 điểm): Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh"?

Câu 5 (2 điểm): Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đọc bài thơ:

BÀI HỌC ĐẦU CỦA CON

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ...

(Đỗ Trung Quân)

Thực hiện yêu cầu: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023

Môn: NGỮ VĂN 10(KẾT NỐI TRI THỨC)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu1

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

0,5điểm

Câu2

- Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.

0,5điểm

Câu3

- Trong đoạn văn, từ ngữ “bản lĩnh”, “mục tiêu”, “phương pháp” được lặp lại nhiều lần.

- Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề.

0,5điểm

  

0,5điểm

Câu4

- Tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh" vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh...

1điểm

Câu5

- HS nêu được những suy nghĩ của mìnhvề cách rèn luyện bản lĩnh sống.

- Gợi ý:

+ Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng

+ Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

+ Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực

+ Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

2điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Tình yêu quê hương giản dị, mộc mạc, sâu lắng:

+ Quê hương là nơi gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ

+ Quê hương gắn liền với những tình cảm ruột rà

- Nghệ thuật: Điệp, câu hỏi tu từ, hình ảnh giàu sức gợi, nhịp điệu….

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2,5 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 2,0 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

Đánh giá:

+ Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, cao quý…

+ Vẻ đẹp nghệ thuật thơ Đỗ Trung Quân.

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

- Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

2,5điểm

  

  

  

  

  

  

0,5điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

- Xác định loại VB và phương thức biểu đạt

- Giải thích lí do về tài năng.

- Nêu 2 biểu hiện về phẩm chất trung thực cần có ở người tri thức.

- Thông điệp rút ra.

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 2

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

- Nhận xét khái quát về mạch lạc và liên kết đoạn văn.

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Viết bài văn thuyết minh thuyết phục mọi người từ bỏ việc lạm dụng thuốc kháng sinh.

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 6

1

2

2

1

6

Tổng số điểm: 10

1.0đ

2.0đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%1

10%

20%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

SỰ TRUNG THỰC CỦA TRI THỨC

  Theo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Có học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.

  Không phải lúc nào cũng có một Chu Văn An trước sự lộng hành của đám sủng thần, dám dâng thất trảm sớ và sau khi bị khước từ, kiên quyết từ quan về dạy học.

  Không phải lúc nào cũng có anh em thái sử Bá thời Xuân Thu. Thôi Trữ sau khi giết vua Tề, ra lệnh cho thái sử Bá phải ghi vào sử: “Tề Trang Công bị bạo bệnh mà chết”. Bá ghi: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ nổi giận, lôi Bá ra chém. Bá có ba người em. Hai người noi gương anh đều bị chém. Người em út vẫn điềm nhiên viết: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Trữ quát: “Ba anh ngươi đều đã bị chém, ngươi không sợ sao?” Người này nói: “Việc của quan thái sử là ghi lại sự thật, nếu xuyên tạc thà bị chết chém còn hơn”.

  Nhưng không hiểu sao tôi vẫn không thích từ “kẻ sĩ” lắm. Có lẽ do màu sắc hơi “hoài cổ” của nó chăng? Đạo thánh hiền quả là cao quý và đáng trân trọng nhưng nó là một cái gì đã có. Kẻ sĩ thời nay chính là những trí thức do tính rộng mở của từ này. Nhất là vào thời đại nền kinh tế tri thức phát triển với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt ngành tin học. Người trí thức không những tôn trọng thánh hiền mà còn là kẻ dám mày mò vào cõi không biết, đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.

  Một nước đang phát triển như nước ta cần nhanh chóng đào tạo một đội ngũ trí thức đông đảo để khỏi tụt hậu. Muốn vậy chúng ta phải lập cho được một môi trường lành mạnh trên nền tảng sự trung thực trí thức. Ít lâu nay báo chí nói nhiều đến nạn bằng giả. Đó là một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, cần phải loại bỏ. Nhưng theo tôi, nó không nghiêm trọng bằng hội chứng “bằng thật, người giả” vì hội chứng này có nguy cơ gây sự lẫn lộn trong hệ giá trị và làm ô nhiễm môi trường đạo đức một xã hội trung thực, trong đó thật/ giả phải được phân định rạch ròi và minh bạch. Chúng ta thường nói nhiều đến tài năng và trí thức. Nhưng tài năng và trí thức chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực.

(Trích từ Đối thoại với đời & thơ, Lê Đạt, NXB Trẻ, 2008, tr.14-15)

Câu 1 (1 điểm): Xác định loại văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (1 điểm): Nêu nhận xét khái quát về mạch lạc và liên kết trong văn bản.

Câu 3 (1 điểm): Vì sao tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực?

Câu 4 (1 điểm): Anh/chị nêu hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức.

Câu 5 (1 điểm): Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học 2023

MÔN: NGỮ VĂN 10 (KẾT NỐI TRI THỨC)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu1

- Loại văn bản: văn bản nghị luận.

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

0,5điểm

0,5điểm

Câu2

- Văn bản “Sự trung thực của tri thức” có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu thuyết phục. Mở đầu, tác giả đưa ra khái niệm về "người có học" khẳng định đó là một công việc đầy khó khăn, nguy hiểm. Tiếp nối các đoạn, tác giả đưa ra các dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm, giúp các đoạn văn có mối liên kết mạch lạc, chặt chẽ.

1điểm

Câu3

- Tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực, vì xã hội trung thực mới tôn trọng/ tôn vinh thực lực, những giá trị thực.

1điểm

Câu4

- Gợi ý hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức:

+ Nói đúng sự thật.

+ Sẵn sàng tố cáo cái sai để bảo vệ lẽ phải.

1điểm

Câu5

- Gợi ý thông điệp:

+ Mỗi người (đặc biệt là trí thức) biết sống trung thực thì góp phần xây dựng xã hội văn minh.

+ Sống trung thực sẽ tạo được niềm tin, sự ngưỡng mộ.

1điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Thuyết phục những người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết.

- Sắp xếp các ý theo trật tự:

+ Giải thích định nghĩa về thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh.

+ Trình bày hiện trạng lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay trong cộng đồng.

+ Nêu lí do để mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

+ Dự đoán lập luận của những người có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

+ Cách từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

- Khẳng định thông điệp đến mọi người.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu:3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

- Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính

- Nêu cách hiểu về câu thơ.

- Trình bày suy nghĩ về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh.

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

- Tìm và giải thích nghĩa từ Hán Việt.

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Viết bài văn nghị luận về quan điểm sống qua câu thơ của Tố Hữu.

Số câu: 1

Số điểm:5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 5

1

2

1

1

5

Tổng số điểm: 10

1.0đ

2.0đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

10%

20%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

LÁ ĐỎ

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy cười đôi mắt trong.

1974

(Trích từ Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước,

Nguyễn Đình Thi, NXB Hội nhà văn, 1999)

Câu 1 (1 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

Câu 2 (1 điểm): Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt trong bài thơ.

Câu 3 (1 điểm): Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gì của người con gái tiền phương?

Câu 4 (2 điểm): Hình ảnh “em gái tiền phương” gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đọc đoạn thơ:

Nếu là con chim, chiếc lá,

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

(Một khúc ca, Tố Hữu)

Thực hiện yêu cầu: Anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống của Tố Hữu trong đoạn thơ trên? Hãy trả lời câu hỏi bằng cách viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2023

MÔN: NGỮ VĂN 10 (KẾT NỐI TRI THỨC)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể thơ: thơ tự do.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

0,5điểm

0,5điểm

Câu 2

- Từ Hán Việt trong bài thơ:

+ Quê hương: quê của mình, là nơi có sự gắn bó tự nhiên về tình cảm.

+ Tiền phương: vùng đang diễn ra những trận chiến đấu trực tiếp với địch; đối lập với hậu phương.

0,5điểm

0,5điểm

Câu 3

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: gợi lên vẻ đẹp gần gũi, thân thương, vừa mộc mạc, tảo tần vừa kiên cường, rắn rỏi,… của người con gái tiền phương.

1điểm

Câu 4

- HS nêu được những suy nghĩ của mình về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau khi đọc xong bài thơ.

- Gợi ý:

+ Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thật đẹp và oai hùng.

+ Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần ” Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”…

2điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Quan niệm sống của Tố Hữu qua đoạn thơ.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Quan niệm sống của Tố Hữu qua đoạn thơ:

+ Sống không chỉ hưởng thụ, nhận về mà phải biết cho đi, cống hiến.

+ Quan niệm sống đẹp không chỉ có giá trị nhân văn trong thời đại tác giả đang sống mà còn mãi đến muôn đời sau.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2,5 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 2,0 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

Đánh giá:

- Quan niệm sống tích cực, mang tính nhân văn.

- Là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ hình thành cho mình lối sống đẹp, sống có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

- Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

2,5điểm

  

  

  

  

0,5điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5điểm