Đề thi Ngữ Văn lớp 10 Học kì 1 năm 2023 có đáp án (20 đề) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo


Đề thi Ngữ Văn lớp 10 Học kì 1 năm 2023 có đáp án (20 đề) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Ngữ Văn lớp 10 Học kì 1 năm 2023 có đáp án (20 đề) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Ngữ Văn 10 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn lớp 10.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề số 1)

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 )

Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngô ngữ nào ?

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?

Câu 3: Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông ?

Câu 4: Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 1/2 trang giấy thi ) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Bà lão hàng nước đã có cuộc gặp gỡ kì lạ với qua thị-nơi nương thân của Tấm. Bà đã giúp Tấm trở lại lốt người và Tấm đã được đoàn tụ với nhà vua trong hạnh phúc. Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời của bà hàng nước từ ngôi thứ nhất.

Đáp án và thang điểm

Phần 1: Đọc hiểu:

Câu 1 : Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2 : Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm

Câu 3 : Tình cảm, thái độ của người con đối với người cha : kính yêu “ con vô cùng kính yêu cha…”; với công việc đưa thư của ông : khâm phục, tự hào…“khâm phục biết bao nhiêu cái ông việc cha đã làm cho hàng vạn con người, lòng con tràn ngập niềm tự hào ..” Kính trọng, tự hào.

Câu 4 :

- Ở câu này, giam khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lí, thuyết phục. Có thể theo định hướng sau :

+ Hiểu và chỉ sau được những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm ( Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội..)

+ Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống : là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội...; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động : nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị...

Phần II: Làm văn

- Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đạt những nội dung chính sau:

+ Bà lão giới thiệu về mình.

+ Bà lão đã gặp và có được quả thị - nơi nương thân của Tấm.

+ Bà lão thấy sự khác lạ từ khi mang quả thị về nhà. Bà đã theo dõi và thấy một cô gái xinh đẹp bước ra từ quả thị rồi làm việc nhà giúp mình.

+ Bà lão đã xé nát vỏ thị và từ đó bà sống cùng cô Tấm.

+ Một lần nhà vua đi chơi, vào quán nước của bà. Nhờ miếng trầu têm cánh phượng mà nhà vua gặp lại vợ mình là Tấm.

+ Tấm đoàn tụ với nhà vua trong hạnh phúc.

+ Suy nghĩ của bà lão về cuộc gặp gỡ kì lạ của mình với Tấm.

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề số 2)

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

      (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

Câu 1: Nội dung chính của văn bản là gì?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được?

Câu 4: Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Hãy kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy bằng lời của anh/chị với một cách kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian.

Đáp án và thang điểm

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Khi bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 3: - Thời gian là thứ tài sản mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người.

- Không có thứ gì có thể khiến thời gian thay đổi. Một ngày không thể dài hơn 24 tiếng, một năm không thể nhiều hơn 365 ngày…

Câu 4:

- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.

- Bàn luận:

   + Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.

   + Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…

   + Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.

- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.

Phần II: Làm văn

* MB: Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

An Dương vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay)

* TB: Kể lại diễn biến câu chuyện.

+ An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.

+ Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành được xây xong.

+ Rùa vàng cho An Dương vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.

+ Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương Vương nhờ có nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, rút quân về nước.

+ Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu.

+ Trọng Thủy lấy cắp lẫy thần (Tráo đổi lẫy nỏ làm từ móng thần Kim Quy thành lẫy giả).

+ Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam

* KB: Kết thúc câu chuyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề số 3)

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

"Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.

Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn."

       (Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh"?

Câu 4: Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn khoảng ( 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

Câu 2: Sáng tác một truyện ngắn (đề tài tự chọn mang ý nghĩa xã hội) có tác dụng thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay.

Đáp án và thang điểm

Phần I: Đọc hiểu:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2: Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh"?

Bởi vì: khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh...

Câu 4: Theo anh/chị, cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống?

- Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng

- Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

- Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực

- Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

Phần II: Làm văn

Câu 1:

Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận.

Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

* Phân tích vấn đề:

- Giải thích:

Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

- Bàn luận ý nghĩa của việc sống bản lĩnh

   + Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.

   + Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay.

   + Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.

- Bình luận, mở rộng

+ Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai.

- Bài học nhận thức và hành động

- Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã, ... mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường.

* Kết luận:

Cuộc đời sẽ đẹp và giàu ý nghĩa khi tuổi trẻ biết sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

Câu 2:

Dàn ý:

1. Mở bài: Tôi là Nam - một đứa trẻ lớn lên trong cô nhi viện.

- Cuộc sống ở cô nhi viện ?

2. Thân bài: - Ở đây, những đứa trẻ như chúng tôi – những đứa trẻ không có cha mẹ, bị bỏ rơi rất nhiều.

- Dù được các cô các mẹ chăm sóc nhưng tôi luôn mong mình được có cha mẹ và anh chị em của riêng mình

- Mẹ tôi xuất hiện.

    + Một người phụ nữ không có con đã nhận nuôi tôi

    + Mẹ chăm sóc và cho tôi rất nhiều tình yêu thương

- Tôi được đi học vè trở thành một bác sĩ giỏi

- Tôi đã tài trợ cho các cô nhi viện, cùng gây quỹ hỗ trợ các trẻ em nghèo

- Tôi gặp An, một cậu bé đang bị người ta đánh vì ăn cắp một chiếc bánh bao

- An là một cậu bé ngoan, nhưng gia cảnh quá nghèo, cha mẹ mất sớm, An và em gái phải sống dưới gầm cầu

- Tôi đưa An đến cô nhi viện, cho em đi học, giúp cậu bé ấy có một cuộc sống tốt hơn

3. Kết bài: Mọi đứa trẻ đều có quyền được sinh ra, được lớn lên trong vòng tay của bố mẹ.

- Mỗi chúng ta cần giúp những đứa trẻ trở thành những người có ích cho xã hội

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề số 4)

Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc bài ca dao sau và trả lời các yêu cầu nêu bên dưới:

      “Thân em như tấm lụa đào

   Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”

      (Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - Ngữ văn 10, tập 1, trang 83, Nxb GD 2006)

Câu 1: Anh (chị) hãy xác định nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên?

Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết nội dung giao tiếp của bài ca dao trên là gì?

Câu 3: Anh (chị) hãy xác định hai phép tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên và cho biết hiệu quả biểu đạt của chúng.

Câu 4: Anh (chị) hãy ghi hai bài ca dao có mô-típ mở đầu bằng từ “Thân em” (khác bài ca dao đã cho ở trên).

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.

Đáp án và thang điểm

Phần I: Đọc hiểu (4đ)

Câu 1: Nhân vật giao tiếp: Lời người phụ nữ người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu 2: Nội dung giao tiếp: Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ .

Câu 3: Phép tu từ:

+ Phép so sánh “Thân em như tấm lụa đào”,

+ Câu hỏi tu từ “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

+ Từ láy “phất phơ”,

+ Ẩn dụ “tấm lụa đào”

+ Phép so sánh làm cho lời nói giàu hình ảnh, góp phần miêu tả một cách hình tượng vẻ đẹp của người phụ nữ.

+ Câu hỏi tu từ: Góp phần làm tăng sắc thái biểu cảm cho lời than thân .

+ Từ láy: thể hiện sự bấp bênh trong thân phận của người phụ nữ góp phân làm cho lời nói giàu hình ảnh .

+ Ẩn dụ: có tác dụng làm cho lời than giàu hình ảnh và hàm súc góp phần khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

Câu 4:

Học sinh lấy ví dụ có mô -típ: “Thân em như”

   “Thân em như củ ấu gai

Ruôt trong thì trắng vỏ ngoài thì đen .”

   “Thân em như quế giữa rừng

Ngát hương ai biết thơm lừng ai hay”.

Phần II: Làm văn (6đ)

Dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).

- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ...).

2. Thân bài

(1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm…).

(2) Kể về kỉ niệm.

- Câu chuyện diễn ra vào khi nào ?

- Kể lại nội dung sự việc.

    + Sự việc xảy ra thế nào ?

    + Cách ứng xử của mọi người ra sao ?

Ví dụ: Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật. Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm…). Nhưng không ngờ hôm trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, cô mời tôi cuối giờ ở lại để "hỏi thăm" sức khoẻ của mẹ tôi…

- Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).

3. Kết bài

- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.

- Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô …) như thế.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 

          Diễn giả Leo Buscaglia lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé 4 tuổi. 

          Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé đến sân nhà ông, lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông và chỉ ngồi lâu như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông khóc!”. 

                   (Theo Phép nhiệm màu của đời - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2003, tr.141)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Trong văn bản, khi nhìn thấy ông lão khóc cậu bé đã hành động như thế nào? 

Câu 3. Giải thích vì sao cậu bé là người chiến thắng trong cuộc thi?

Câu 4. Đặt nhan đề cho văn bản. 

 II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm)  Từ nội dung của văn bản trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự quan tâm trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)   Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh ngày hè trong bài thơ sau:

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. 

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương. 

(Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10

Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) 

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: 

Có hai loại phản ứng tiêu cực tiêu biểu từ người ít đọc khi được khuyên đọc sách nhiều hơn: 

"Đọc sách đâu bảo đảm thành công." - Một câu ngụy biện kinh điển của những người lười đọc. 

"Sách chỉ khiến người ta mơ mộng hão huyền phi thực tế." - Phát biểu từ một người thiếu hiểu biết về sách. Đối với họ chắc sách chỉ có mỗi thể loại tiểu thuyết diễm tình huyễn hoặc. Tôi không biết lần cuối cùng họ cầm một quyển sách tử tế trong tay là khi nào. 

Rõ ràng là không phải ai đọc sách cũng thành công. Nhưng lại có một sự thực rõ ràng khác là những người thành công đọc rất nhiều sách. Một nghiên cứu được tiến hành trên 1.200 người giàu có nhất thế giới cho thấy: Điểm chung giữa những người này là họ tự giáo dục bản thân thông qua việc đọc sách. Bill Gates, Steve Jobs, Warren Buffet đều là những người đọc sách rất chuyên cần. Đọc sách không chắc sẽ giúp ta thành đạt trên đường đời, nhưng không có nó hầu như ta không thể thành người. 

…Nhà văn J.K Rowling từng có lời khuyên cho người viết trẻ rằng nếu muốn viết tốt, hãy đọc càng nhiều càng tốt. Đọc mọi loại sách có thể. Đọc nhiều thì bạn sẽ phát hiện ra phong cách mà mình yêu thích, và tránh được các thể loại sách mà bạn cho là rác rưởi… 

(Trích Đọc sách như thế nào, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2017, tr 29-30) 

Câu 1: Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính là gì? (1.0 điểm) 

Câu 2: Việc tác giả kể đến những cái tên như Bill Gates, Steve Jobs, Warren Buffet, J.K Rowling có tác dụng gì với đoạn trích? (1.0 điểm) 

Câu 3: Đoạn trích trên gửi gắm thông điệp gì? (1.0 điểm) 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1: (2.0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 – 20 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của thầy giáo trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.”

Câu 2: (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của người tráng sĩ đời Trần qua bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoàicủa Phạm Ngũ Lão.

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Phiên âm)

Múa giáo giang sơn trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

(Dịch thơ) 

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“...Một lần, Khổng Tử cùng học trò đi đến biên giới giữa nước Trần và nước Thái thì lương thực vừa cạn hết. Mấy thầy trò còn phải ăn cháo loãng. Những ngày sau, ngay cả cháo cũng không còn, phải ăn rau dại cầm hơi. Khổng Tử ngày một gầy đi. Tử Lộ và Nhan Hồi, hai học trò yêu của Khổng Tử thì trong lòng như lửa đốt.

Một hôm, Nhan Hồi đang ôm bụng đói mà rẽ đường, băng lối, vượt đồng không mông quạnh tìm thức ăn thì may thay thấy được một mái nhà tranh. Ông lão chủ nhà nghe chuyện mấy thầy trò khổ cực làm vậy, mới vội vàng vào nhà xúc gạo đưa cho Nhan Hồi.

Về nhà, thấy Khổng Tử đang ngủ, Nhan Hồi chẳng dám kinh động thầy, lặng lẽ xuống bếp nhóm lửa, nấu cơm. Mùi cơm chín bay khắp nhà. Khổng Tử tỉnh giấc nhìn quanh, bất giác bắt gặp Nhan Hồi đang nhón tay bốc một nắm cơm trong nồi ăn. Ông thở dài rồi than thở: “Trò yêu của ta lẽ nào lại ăn vụng thầy, vụng bạn thế sao? Còn đâu lễ nghĩa, đạo lý? Bao kỳ vọng đặt vào nó thế là đổ sông, đổ biển cả rồi!”.

Rồi Khổng Tử vờ như không thấy, quay mặt vào tường ngủ tiếp. Một lát sau, Nhan Hồi kính cẩn bước vào nhà trong, nhẹ nhàng lay thầy dậy: “Thưa Phu tử, cơm đã dọn xong, mời Phu tử xuống dùng bữa!”. Khổng Tử ngồi dậy, nói với học trò: “Các trò ạ, ta vừa mơ thấy cha mẹ mình. Chi bằng ta xới một bát cơm để dâng tế họ trước là hơn”. Đoạn, Khổng Tử bê bát cơm chuẩn bị mang đi cúng.

Nhưng Nhan Hồi vội vàng ngăn thầy lại rồi thưa: “Thưa Phu tử, nồi cơm này đã không còn sạch sẽ. Lúc nãy, khi nấu cơm, con sơ ý để bụi bẩn rơi vào nồi. Con định xới chỗ cơm bẩn ấy bỏ đi. Nhưng nghĩ bụng chút gạo này phải nhọc nhằn lắm mới kiếm được, thật quý giá biết bao, bỏ phí thì đúng là tội lớn. Con xới riêng phần cơm bẩn ấy ra rồi tự mình ăn trước, đã đắc tội với thầy và các sư huynh đệ. Bây giờ, con chỉ xin ăn rau. Còn nồi cơm đã không còn sạch sẽ, quyết không thể mang dâng tế được!”.

Nhan Hồi kể lại sự tình, Khổng Tử nghe mà ứa nước mắt, rồi thuật lại chuyện mình đã hiểu lầm người học trò yêu ra sao với mọi người. Khổng Tử cũng gật gù tâm đắc khi có được một học trò đức độ, lễ nghĩa như Nhan Hồi.”

Nhưng sau này, Nhan Hồi yểu mệnh, qua đời khi mới vừa 40 tuổi. Cái chết của Nhan Hồi khiến Khổng Tử đau xót, thống khổ. Ông không cầm nổi đau thương, ngửa mặt khóc to lên rằng: “Trời đã diệt ta rồi! Trời đã diệt ta rồi!”.

(https://www.dkn.tv/van-hoa/hoc-tro-hanh-xu-vo-le-khong-tu-da-xu-tri-ra-sao.html)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

b. Vì sao Khổng Tử lại kể với học trò giấc mơ thấy cha mẹ mình và bê bát cơm chuẩn bị mang đi cúng? Lời thưa của Nhan Hồi khi ngăn thầy bê bát cơm đi cúng cho thấy vẻ đẹp gì ở người học trò này?

c. Thái độ của Khổng Tử thay đổi như thế nào sau khi nghe lời thưa của Nhan Hồi?

d. Anh/chị rút ra được bài học gì từ văn bản trên? Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu nêu suy nghĩ của anh/chị về bài học đó?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1: (2.0 điểm) Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói lên suy nghĩ của mình về vai trò của tình mẫu tử trong cuộc sống.

Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ Nhàncủa Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Nhàntrang 129, Ngữ văn 10, Tập 1, NXB GD 2006)

--------------HẾT-------------

Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn lớp 10 Học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

Cây nến thứ nhất than vãn:“Ta là biểu tượng của Thái Bình, Hòa Thuận. Thế nhưng đời nay những cái đó thật chênh vênh. Thế giới hiếm khi im tiếng gươm súng, người với người – thậm chí vợ chồng, anh em trong một nhà cũng chẳng mấy khi không cãi cọ”.Thế rồi ngọn nến leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn.

Ngọn nến thứ hai vừa lắc vừa kể lể:“Ta là Niềm Tin. Thế nhưng trong thế giới này hình như ta trở nên thừa thãi, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống theo thời không cần tới niềm tin”. Nói rồi ngọn nến từ từ tắt tỏa ra một làn khói trắng luyến tiếc.

“Ta là Tình Yêu – Ngọn nến thứ ba nói – Nhưng ta không còn đủ sức để tỏa sáng. Người ta gạt ta ra một bên và không thèm hiểu giá trị của ta. Cứ nhìn thế giới mà xem, không thiếu kẻ quên luôn cả tình yêu đối với những người ruột thịt của mình”. Dứt lời phẫn nộ, ngọn nến vụt tắt.

Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một gọn nến nằm ở góc xa vẫn tiếp tục phát ra ánh sáng, như ngôi sao đơn độc giữa bầu trời đêm âm u. Bất chợt một cô bé bước vào trong phòng. Thấy ba ngọn nến bị tắt, cô bé thốt lên: “Tại sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn, Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu phải luôn tỏa sáng chứ!”. Cây nến thứ tư nãy giờ vẫn lặng lẽ cháy trong góc phòng: đáp lời cô gái: “Đừng lo, Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu.”

Mắt cô bé sáng lên. Cô bé dùng cây nến thứ tư – Hy Vọng – thắp sáng trở lại các cây nến khác.

(Quà tặng cuộc sống, Nguồn Internet)

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Anh/chị hãy chỉ ra phương thức biểu đạt và cho biết vì sao chọn phương thức biểu đạt ấy?

Câu 2: Nêu nội dung của văn bản và đặt một nhan đề thích hiợp.

Câu 3: Theo anh/chị vì sao các ngọn nến thứ nhất, thứ hai và thứ ba lại vụt tắt?

Câu 4: Anh/chị rút ra bài học gì từ lời khẳng định của cây nến thứ tư: “Đừng lo. Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu”?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Phân tích bài thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

(Tỏ lòngPhạm Ngũ Lão, SGK Ngữ văn lớp 10)

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra tại một trường trung học:

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

- Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

- Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

- Có người thường chú tâm đén những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên? (0.5 điểm)

Câu 2: Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vệt đen” tượng trưng cho điều gì? (0.5 điểm)

Câu 3: Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? (0.5 điểm). Dựa vào nội dung đó hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác?

Câu 4: Theo anh/chị việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ.” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào? (1.0 điểm).

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Em hãy tưởng tượng mình là An Dương Vương trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất.

--------------HẾT-------------

Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn lớp 10 Học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

.....Những người hôi của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa tắm. Gương mặt bất lực ứa nước mát của người đàn ông phong trần. Và gương mặt bẽn lẽn khi xóm làng vận động người hôi của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên.

               Những tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rêu rác trên bề mặt của một con sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng bung hãn lấp kín cả mặt sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó trong veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm cho vẫy vùng.

            Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc này này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực sự là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người.

(Hoàng Xuân, Tri thức trẻ, 5.11.2016)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0.5 điểm)

Câu 2: Đặt nhan đề phù hợp cho văn bản trên? (0.5 điểm)

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng và tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu: “Những tàn ác, tham lam, ti tiện.... cũng giống như rêu rác trên bề mặt một con sống đang cuộn trào” (1.0 điểm)

Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị được rút ra từ văn bản? Vì sao? (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của câu văn hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt”.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần trong bài thơ Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

                          Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

                         Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

                         Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

                                                    ( Trích : Chiều xuân – Anh Thơ )

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên?

Câu 2: Bức tranh chiều xuân hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm gì?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ hai và thứ ba của đoạn thơ?

Câu 4: Cảm nhận của anh ( chị ) về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả qua đoạn thơ trên?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Từ chi tiết “ Tấm bước lêm kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám”, bằng trí tưởng tượng, anh (chị ) hãy kể tiếp câu chuyện với một kết thúc khác.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“Thật vậy, Nguyễn Du đại thi hào của dân tộc từng viết “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách dường như đã dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoạt Smart và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách dấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát..... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”

(Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1: Đặt nhan đề cho văn bản trên? (0.5 điểm)

Câu 2: Nội dung của văn bản là gì? (0.5 điểm)

Câu 3: Phát hiện và sửa lỗi sai trong câu:“Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách dấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc than thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus...” (1.0 điểm)

Câu 4: Theo anh/chị đọc sách có những tác dụng như thế nào trong cuộc sống con người? (Nêu ít nhất hai tác dụng của việc đọc sách) (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.

Câu 2: (5.0 điểm)

Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ tính hấp dẫn của truyện cổ tích “chính ở chỗ đã chiếu rọi ánh sáng lạc quan tin tưởng vào cuộc sống” (Ngữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, 2000, trg 38) 

--------------HẾT-------------

Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn lớp 10 Học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

 "Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

          Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”

       (Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, thứ hai ngày 13.4.2015) 

Câu 1. Đoạn trích trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Nội dung của đoạn trích là gì? Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề đoạn trích. (1.0 điểm) 

Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? (0,5 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, đọc sách có những tác dụng như thế nào trong cuộc sống con người? (Nêu ít nhất hai tác dụng của việc đọc sách). (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

      Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 100 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến:Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.

Câu 2. (5,0 điểm)

      Hãy kể lạiTruyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủybằng lời của anh/chị với một cách kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: 

BỨC TRANH TUYỆT VỜI

Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”.

Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than; làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.

Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp. Và họa sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể cùng lúc về niềm tin, hòa bình và tình yêu?”.

... Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt của các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông dâng tràn hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”.

(Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh)

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra một phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Người họa sĩ trong câu chuyện trên đã hỏi chuyện những ai?

Câu 3 (1,0 điểm): Tại sao khi hoàn thành tác phẩm của mình, họa sĩ lại đặt tên cho bức tranh là “Gia đình”

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Anh (chị) hãy hóa thân thành cá bống và kể lại chuyện Tấm Cám.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

        (Nguyễn Trãi, Cảnh ngày hè, Sgk Ngữ văn 10, Tập một, Nxb Giáo dục, 2006)

Câu 1. Trình bày xuất xứ, từ đó xác định văn tự của bài thơ (1 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong câu thơ sau (2 điểm):             

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

 II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, nhưng trên hết vẫn là tấm lòng của ông thiết tha với con người, với dân, với nước.” (Lã Nhâm Thìn, Thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo dục, 1997, tr. 374)

Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Cảnh ngày hè để làm sáng tỏ nhận định trên.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 17)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 

Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York ở Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hoà, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn. Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại. Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.

(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn? 

Theo http://mvw. dantri.com.vn, ngày 12/08/2015)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên (0.5 điểm)

Câu 2: Theo kết quả nghiên cứu của các giáo sư của trường Đại học York ở Toronto (Canada), người lớn thường xuyên đọc sách văn học sẽ có những khả năng gì? (0.5 điểm)

Câu 3: Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả bài viết: "Đọc một "nội dung sâu sắc" khác với cách đọc "mì ăn liền" của chúng ta khi lướt qua các trang mạng"? (1.0 điểm)

Câu 4:  Từ đoạn trích, anh/ chị hãy rút ra 02 bài học cho bản thân. (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Về hình ảnh ngọc trai – giếng nước trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, có ý kiến cho rằng: Đó là biểu tượng của tình yêu chung thủy giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là sự hóa giải một nỗi oan tình. Từ việc cảm nhận về hình ảnh ngọc trai – giếng nước, anh (chị) hãy bình luận các ý kiến trên.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu?

Trước hết, cần tìm ngay ở môn Ngữ văn, một môn học rất hay. Văn chính là môn học chứa đựng và truyền tải đi những thông điệp của tình cảm, cảm xúc đẹp ở con người. Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh.

(2) Môn Văn ở bất cứ nước nào cũng được coi là môn học làm người. Tôi nhớ khi còn đi học, vào ngày tựu trường, mẹ tôi cũng dắt tay tôi đến trường, lúc đó tôi không biết gọi cảm xúc lòng mình đang có là gì, chỉ đến khi cô giáo của tôi đọc một đoạn trong bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, tôi mới hiểu được cái hơi thu se lạnh, cái siết tay nắm chặt của mẹ và cảm giác vừa hân hoan vừa lo sợ của tôi,… Nếu không có áng văn đó chắc phải lâu lắm tôi mới hiểu được những tình cảm và cảm xúc tốt đẹp ngây thơ khi còn nhỏ dại.

(3) Cùng những tình cảm đẹp mà các em học được từ những áng văn hay, kết hợp với suy nghĩ trong sáng, học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành. Chính sự lớn lên và trưởng thành đó sẽ tặng các em hứng thú học Văn.

(Trích Tìm hứng thú học Văn, Phong Thu, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, Số 2, Nxb GD, 2015)

Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn.

Câu 3: Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh, […] học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành.

Anh (chị) hãy cho biết quan điểm trên của tác giả là nhằm khẳng định điều gì?

Câu 4: Khi có hứng thú học Văn, anh (chị) sẽ rút ra được điều bổ ích nào cho bản thân? (Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng).

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Về hình ảnh ngọc trai – giếng nước trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, có ý kiến cho rằng: Đó là biểu tượng của tình yêu chung thủy giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là sự hóa giải một nỗi oan tình. Từ việc cảm nhận về hình ảnh ngọc trai – giếng nước, anh (chị) hãy bình luận các ý kiến trên.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 19)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc bài ca dao dưới dây và thực hiện các yêu cầu:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

(SGK Ngữ văn 10, tập một, trang 83, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên?

Câu 2. Chỉ ra các phép tu từ được sử dụng trong bài ca dao và nêu tác dụng của các phép tu từ đó?

Câu 3. Cho biết nghĩa của từ “thân” trong bài ca dao trên? Tìm thêm hai bài ca dao có mô-típ mở đầu bằng từ “thân em”?

Câu 4. Nội dung của bài ca dao trên là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Phân tích bài thơ Nhàn để làm rõ vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 20)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: 

“Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện.Cải sợ kém thế lót trước cho thầy lí năm đồng. Khi xử kiện thầy lí nói :

-Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

Cải vội xòe tay năm ngón, ngảng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm:

-Xin xét lại , lẽ phải về con mà!

Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt nói :

-Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày”

                                                              (Theo tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Hành động xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt có ý nghĩa gì?

Câu 3 (1,5 điểm): Từ “ phải” trong văn bản có  ý nghĩa gì? Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật nào qua từ “phải”? 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám.

Xem thêm các đề thi Ngữ Văn lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: