Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 10 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề) - Thiết kế và công nghệ
Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 10 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề) - Thiết kế và công nghệ
Với bộ 2 Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ lớp 10 năm học 2023 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Kết nối tri thức và sưu tầm từ đề thi Công nghệ 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Công nghệ 10.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Môn: Công nghệ lớp 10 - Thiết kế và công nghệ
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Khoa học là gì?
A. Là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy.
B. Là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành máy móc, thiết bị, công trình, quy mô và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
C. Là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ.
D. Đáp án khác
Câu 2. Kĩ thuật là gì?
A. Là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy.
B. Là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành máy móc, thiết bị, công trình, quy mô và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
C. Là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ.
D. Đáp án khác
Câu 3. Công nghệ là gì?
A. Là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy.
B. Là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành máy móc, thiết bị, công trình, quy mô và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
C. Là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ.
D. Đáp án khác
Câu 4. Trong chương trình Công nghệ 10, thiết kế công nghệ, Kết nối tri thức, người ta chia công nghệ thành mấy lĩnh vực?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5. Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật có thành phần nào sau đây?
A. Đầu vào
B. Đầu ra
C. Bộ phận xử lí
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 6. Phần tử nào sau đây thuộc đầu vào của hệ thống kĩ thuật?
A. Thông tin cần xử lí
B. Thông tin đã xử lí
C. Vận chuyển
D. Biến đổi
Câu 7. Phần tử nào sau đây thuộc bộ phận xử lí của hệ thống kĩ thuật?
A. Thông tin cần xử lí
B. Thông tin đã xử lí
C. Biến đổi
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Hệ thống kĩ thuật được chia làm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9. Trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí có mấy loại công nghệ?
A. 1
B. 2
C. 5
D. 4
Câu 10. Công nghệ nào sau đây thuộc lĩnh vực luyện kim, cơ khí?
A. Công nghệ luyện kim
B. Công nghệ đúc
C. Công nghệ gia công cắt gọt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Công nghệ nào sau đây thuộc lĩnh vực điện – điện tử?
A. Công nghệ gia công áp lực
B. Công nghệ hàn
C. Công nghệ sản xuất điện năng
D. Đáp án khác
Câu 12. Công nghệ nào sau đây không thuộc lĩnh vực điện – điện tử?
A. Công nghệ điện – quang
B. Công nghệ điện – cơ
C. Công nghệ truyền thông không dây
D. Công nghệ hàn
Câu 13. Công nghệ luyện kim là?
A. Điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.
B. Chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.
C. Thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
D. Dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu.
Câu 14. Công nghệ đúc là?
A. Điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.
B. Chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.
C. Thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
D. Dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu.
Câu 15. Công nghệ sản xuất điện năng.
A. biến đổi các năng lượng khác thành điện năng.
B. biến đổi điện năng thành quang năng
C. biến đổi năng lượng điện sang cơ năng.
D. thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống điều khiển nhằm mục đích tự động các quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp.
Câu 16. Công nghệ điều khiển và tự động hóa
A. biến đổi các năng lượng khác thành điện năng.
B. biến đổi điện năng thành quang năng
C. biến đổi năng lượng điện sang cơ năng.
D. thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống điều khiển nhằm mục đích tự động các quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp.
Câu 17. Hình ảnh nào sau đây thể hiện năng lượng gió?
A.
B.
C.
D.
Câu 18. Hình ảnh nào sau đây thể hiện năng lượng nước?
A.
B.
C.
D.
Câu 19. Công nghệ nano
A. phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano.
B. sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết sau đó sử dụng máy điều khiển số CNC để gia công chi tiết.
C. phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếm chồng lên nhau.
D. sản xuất năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường.
Câu 20. Công nghệ in 3D
A. phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano.
B. sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết sau đó sử dụng máy điều khiển số CNC để gia công chi tiết.
C. phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếm chồng lên nhau.
D. sản xuất năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường.
Câu 21. Công nghệ trí tuệ nhân tạo
A. mô phỏng các hoạt động trí tuệ của con người bằng máy móc, đặc biệt là các hệ thống hệ máy tính.
B. kết nối, thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau giữa các máy tính, máy móc, thiết bị kĩ thuật số và cả con người thông qua môi trường internet.
C. Robot có “bộ não” sử dụng trí tuệ nhân tạo được cải thiện về khả năng “nhận thức”, ra quyết định và thực thi nhiệm vụ theo cách toàn diện hơn so với robot truyền thống.
D. Đáp án khác
Câu 22. Công nghệ Robot thông minh
A. mô phỏng các hoạt động trí tuệ của con người bằng máy móc, đặc biệt là các hệ thống hệ máy tính.
B. kết nối, thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau giữa các máy tính, máy móc, thiết bị kĩ thuật số và cả con người thông qua môi trường internet.
C. Robot có “bộ não” sử dụng trí tuệ nhân tạo được cải thiện về khả năng “nhận thức”, ra quyết định và thực thi nhiệm vụ theo cách toàn diện hơn so với robot truyền thống.
D. Đáp án khác
Câu 23. Công nghệ trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong lĩnh vực nào?
A. Y tế
B. Giáo dục
C. Sản xuất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 24. Hình ảnh nào sau đây thuộc công nghệ in 3D?
A.
B.
C.
D.
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Xác định đầu vào, đầu ra của máy tăng âm?
Câu 2 (2 điểm). Nêu ưu điểm của phương pháp hàn Mag?
Đáp án Đề 1
I. Trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
A |
B |
C |
C |
D |
A |
C |
B |
C |
D |
C |
D |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
A |
B |
A |
D |
A |
C |
A |
C |
A |
C |
D |
A |
II. Tự luận
Câu 1. Hệ thống kĩ thuật ở máy tăng âm:
- Đầu vào: Tín hiệu âm. (1đ)
- Đầu ra: Âm lượng của loa (1đ)
Câu 2. Ưu điểm của phương pháp hàn Mag: (2đ)
- Năng suất cao
- Giá thành thấp – Năng lượng hàn thấp, ít biến dạng nhiệt.
- Hàn được hầu hết các kim loại.
- Dễ tự động hóa.
- Mối hàn dài có thể được thực hiện mà không bị ngắt quãng.
- Yêu cầu kỹ năng hàn thấp.
Ma trận đề giữa kì I, Công nghệ 10, thiết kế, Kết nối
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tổng |
Công nghệ và đời sống |
Nêu được khái niệm về khoa học, kĩ thuật, công nghệ |
|
|
|
|
|
Số câu:4 Số điểm: 1 Tỉ lệ:10% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% |
Hệ thống kĩ thuật |
|
Cấu trúc hệ thống kĩ thuật |
Xác định đầu vào, đầu ra của thiết bị. |
|
|
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu:4 Số điểm:1 Tỉ lệ:10% |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: 5 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% |
Công nghệ phổ biến |
Nắm được tên các công nghệ phổ biến |
Hiểu được nội dung cơ bản của công nghệ phổ biến |
|
Trình bày hiểu biết về 1 loại máy hàn |
|
|
Số câu:4 Số điểm:1 Tỉ lệ:10% |
Số câu:4 Số điểm:1 Tỉ lệ:10% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ:20% |
Số câu: 9 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% |
Một số công nghệ mới |
|
Xác định được bản chất của các công nghệ mới |
|
|
|
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu:8 Số điểm:2 Tỉ lệ:20% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Tổng |
Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 16 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 26 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Môn: Công nghệ lớp 10 - Thiết kế và công nghệ
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây thuộc khoa học tự nhiên?
A. Vật lí
B. Hóa học
C. Sinh học
D. Vật lí, Hóa học, Sinh học
Câu 2. Lĩnh vực nào sau đây thuộc về kĩ thuật?
A. Kĩ thuật cơ khí
B. Kĩ thuật điện
C. Kĩ thuật xây dựng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Công nghệ nào sau đây được phân loại theo lĩnh vực khoa học?
A. Công nghệ hóa học
B. Công nghệ cơ khí
C. Công nghệ điện
D. Công nghệ xây dựng
Câu 4. Công nghệ nào sau đây được phân loại theo lĩnh vực kĩ thuật?
A. Công nghệ sinh học
B. Công nghệ thông tin
C. Công nghệ vận tải
D. Công nghệ hóa học
Câu 5. Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật có mấy thành phần?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6. Phần tử nào sau đây thuộc đầu ra của hệ thống kĩ thuật?
A. Thông tin cần xử lí
B. Thông tin đã xử lí
C. Vận chuyển
D. Biến đổi
Câu 7. Phần tử nào sau đây thuộc cả 3 thành phần của hệ thống kĩ thuật?
A. Thông tin cần xử lí
B. Thông tin đã xử lí
C. Năng lượng
D. Vận chuyển
Câu 8. Hệ thống kĩ thuật có loại nào sau đây?
A. Hệ thống kĩ thuật mạch hở
B. Hệ thống kĩ thuật mạch kín
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 9. Trong lĩnh vực điện – điện tử có mấy loại công nghệ?
A. 1
B. 2
C. 5
D. 4
Câu 10. Công nghệ nào sau đây thuộc lĩnh vực điện – điện tử?
A. Công nghệ sản xuất điện năng
B. Công nghệ điện – quang
C. Công nghệ điện – cơ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Công nghệ nào sau đây thuộc lĩnh vực luyện kim, cơ khí?
A. Công nghệ điều khiển và tự động hóa
B. Công nghệ truyền thông không dây
C. Công nghệ luyện kim
D. Đáp án khác
Câu 12. Công nghệ nào sau đây không thuộc lĩnh vực luyện kim, cơ khí?
A. Công nghệ đúc
B. Công nghệ gia công cắt gọt
C. Công nghệ hàn
D. Công nghệ điều khiển và tự động hóa
Câu 13. Công nghệ gia công cắt gọt là?
A. Điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.
B. Chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.
C. Thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
D. Dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu.
Câu 14. Công nghệ gia công áp lực là?
A. Điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.
B. Chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.
C. Thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
D. Dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu.
Câu 15. Công nghệ điện – quang
A. biến đổi các năng lượng khác thành điện năng.
B. biến đổi điện năng thành quang năng
C. biến đổi năng lượng điện sang cơ năng.
D. thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống điều khiển nhằm mục đích tự động các quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp.
Câu 16. Công nghệ điện – cơ
A. biến đổi các năng lượng khác thành điện năng.
B. biến đổi điện năng thành quang năng
C. biến đổi năng lượng điện sang cơ năng.
D. thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống điều khiển nhằm mục đích tự động các quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp.
Câu 17. Hình ảnh nào sau đây thể hiện năng lượng mặt trời?
A.
B.
C.
D.
Câu 18. Hình ảnh nào sau đây thể hiện năng lượng thủy điện?
A.
B.
C.
D.
Câu 19. Công nghệ CAD/ CAM/ CNC
A. phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano.
B. sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết sau đó sử dụng máy điều khiển số CNC để gia công chi tiết.
C. phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếm chồng lên nhau.
D. sản xuất năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường.
Câu 20. Công nghệ năng lượng tái tạo
A. phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano.
B. sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết sau đó sử dụng máy điều khiển số CNC để gia công chi tiết.
C. phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếm chồng lên nhau.
D. sản xuất năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường.
Câu 21. Công nghệ Internet vạn vật
A. mô phỏng các hoạt động trí tuệ của con người bằng máy móc, đặc biệt là các hệ thống hệ máy tính.
B. kết nối, thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau giữa các máy tính, máy móc, thiết bị kĩ thuật số và cả con người thông qua môi trường internet.
C. Robot có “bộ não” sử dụng trí tuệ nhân tạo được cải thiện về khả năng “nhận thức”, ra quyết định và thực thi nhiệm vụ theo cách toàn diện hơn so với robot truyền thống.
D. Đáp án khác
Câu 22. Công nghệ Robot thông minh ứng dụng trong lĩnh vực nào?
A. Y tế
B. Giáo dục
C. Quân sự
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23. Năng lượng nào sau đây ít tác động tiêu cực đến môi trường?
A. Năng lượng gió
B. Năng lượng mặt trời
C. Năng lượng nước
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 24. Hình ảnh nào sau đây không thuộc công nghệ năng lượng tái tạo?
A.
B.
C.
D.
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Xác định đầu vào, đầu ra của bàn là?
Câu 2 (2 điểm). Nêu ưu điểm của phương pháp hàn Mag?
Đáp án Đề 2
I. Trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
D |
D |
A |
C |
C |
B |
C |
C |
C |
D |
C |
D |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
C |
D |
B |
C |
B |
D |
B |
D |
C |
D |
D |
A |
II. Tự luận
Câu 1. Hệ thống kĩ thuật ở bàn là:
- Đầu vào: Điện năng, mức điều chỉnh nhiệt độ. (1đ)
- Đầu ra: Nhiệt (1đ)
Câu 2. Ưu điểm của phương pháp hàn Mag: (2đ)
- Năng suất cao
- Giá thành thấp – Năng lượng hàn thấp, ít biến dạng nhiệt.
- Hàn được hầu hết các kim loại.
- Dễ tự động hóa.
- Mối hàn dài có thể được thực hiện mà không bị ngắt quãng.
- Yêu cầu kỹ năng hàn thấp.