Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 10 Cánh diều có đáp án (2 đề) - Thiết kế và công nghệ
Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 10 Cánh diều có đáp án (2 đề) - Thiết kế và công nghệ
Với bộ 2 Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ lớp 10 năm học 2023 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Cánh diều và sưu tầm từ đề thi Công nghệ 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Công nghệ 10.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2023
Môn: Công nghệ lớp 10 - Thiết kế và công nghệ
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Khoa học là gì?
A. Là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
B. Là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình, hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
C. Là các giải pháp để ứng dụng những phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Kĩ thuật là gì?
A. Là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
B. Là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình, hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
C. Là các giải pháp để ứng dụng những phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Khoa học thường được chia làm mấy nhóm?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4. Khoa học xã hội nghiên cứu về:
A. Quy luật hình thành xã hội
B. Quy luật phát triển xã hội
C. Hoạt động của con người
D. Quy luật hình thành, hoạt động và phát triển của xã hội và con người.
Câu 5. Hệ thống kĩ thuật có mấy phần tử cơ bản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6. Trong hệ thống kĩ thuật, phần tử đầu ra là:
A. Là nơi tiếp nhận các thông tin của hệ thống kĩ thuật
B. Là nơi xử lí thông tin từ phần đầu vào và đưa ra tín hiệu điều khiển cho đầu ra.
C. Là các cơ cấu chấp hành, nhận tín hiệu điều khiển để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống kĩ thuật.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 7. Liên kết cơ khí:
A. Dùng để lắp ghép, truyền chuyển động và lực thông qua hệ thống trục, tay đòn, bánh răng.
B. Dùng để truyền lực qua chất lỏng hoặc chất khí.
C. Dùng để truyền năng lượng và thông tin.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Liên kết thủy lực, khí nén:
A. Dùng để lắp ghép, truyền chuyển động và lực thông qua hệ thống trục, tay đòn, bánh răng.
B. Dùng để truyền lực qua chất lỏng hoặc chất khí.
C. Dùng để truyền năng lượng và thông tin.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí có mấy công nghệ phổ biến?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 10. Lĩnh vực luyện kim, cơ khí có công nghệ:
A. Công nghệ luyện kim
B. Công nghệ đúc
C. Công nghệ gia công cắt gọt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Đâu không phải công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử:
A. Công nghệ gia công áp lực
B. Công nghệ điện – cơ
C. Công nghệ điều khiển và tự động hóa
D. Công nghệ truyền thông không dây
Câu 12. Công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử là:
A. Công nghệ sản xuất điện năng
B. Công nghệ hàn
C. Công nghệ luyện kim
D. Công nghệ đúc
Câu 13. Công nghệ luyện kim:
A. Tập trung vào công nghệ gang, thép
B. Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn.
C. Loại bỏ lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.
D. Dùng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.
Câu 14. Công nghệ đúc:
A. Tập trung vào công nghệ gang, thép
B. Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn.
C. Loại bỏ lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.
D. Dùng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.
Câu 15. Có công nghệ sản xuất điện năng chính nào?
A. Công nghệ nhiệt điện
B. Công nghệ thủy điện
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 16. Công nghệ truyền thông không dây:
A. Cho phép các thiết bị kĩ thuật kết nối và trao đổi thông tin với nhau mà không cần kết nối bằng dây dẫn.
B. Là tích hợp điều khiển tự động và hệ thống cơ – điện.
C. Là công nghệ biến đổi điện năng thành cơ năng
D. Sử dụng năng lượng điện để tạo thành quang năng.
Câu 17. Đối với vị trí kĩ sư, cần đáp ứng mấy yêu cầu cơ bản?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 6
Câu 18. Yêu cầu đầu tiên đối với vị trí kĩ sư là:
A. Có trình độ, kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kĩ thuật, công nghệ vững vàng.
B. Thông thạo ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp chuyên ngành kĩ thuật, công nghệ.
C. Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong thiết kế và sản xuất.
D. Làm việc tích cực, năng động, sáng tạo.
Câu 19. Yêu cầu thứ hai đối với vị trí kĩ sư là:
A. Có trình độ, kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kĩ thuật, công nghệ vững vàng.
B. Thông thạo ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp chuyên ngành kĩ thuật, công nghệ.
C. Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong thiết kế và sản xuất.
D. Làm việc tích cực, năng động, sáng tạo.
Câu 20. Yêu cầu đối với vị trí công nhân kĩ thuật là:
A. Có kĩ năng thực hành nghề vững vàng
B. Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 21. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra tại:
A. Anh
B. Pháp
C. Mỹ
D. Đức
Câu 22. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?
A. Nửa cuối thế kỉ XVIII
B. Nửa cuối thế kỉ XIX
C. Những năm 70 của thế kỉ XX
D. Những năm đầu thế kỉ XXI
Câu 23. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?
A. Nửa cuối thế kỉ XVIII
B. Nửa cuối thế kỉ XIX
C. Những năm 70 của thế kỉ XX
D. Những năm đầu thế kỉ XXI
Câu 24. Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Ứng dụng động cơ hơi nước
B. Dây chuyền sản xuất ô tô chạy bằng năng lượng điện
C. Dây chuyền lắp ráp ô tô bằng robot
D. Hệ thống sản xuất thông minh
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Em hãy cho biết, thép được sản xuất như thế nào?
Câu 2 (2 điểm). Theo em, robot công nghiệp và robot thông minh khác nhau ở điểm nào?
Đáp án Đề 1
I. Trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
A |
B |
B |
D |
C |
C |
A |
B |
C |
D |
A |
A |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
A |
B |
C |
A |
C |
A |
B |
C |
A |
A |
B |
A |
II. Tự luận
Câu 1.
Gang được tạo ra từ quặng sắt bằng lò cao luyện gang với hàm lượng carbon > 2,14%
Câu 2.
Robot công nghiệp |
Robot thông minh |
- Thường là tay máy nhiều khớp (nhiều bậc tự do) ứng dụng trực tiếp cho công nghiệp.
- Các robot công nghiệp chỉ có thể được lập trình để thực hiện một loạt các chuyển động lặp đi lặp lại - Là thiết bị máy luôn ứng dụng đầu tiên những kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ mới nhất để có thể tự điều khiển và hoàn thành rất nhiều công việc khác nhau |
- Là một hệ thống máy được cải thiện về khả năng nhận thức, ra quyết định và thực thi nhiệm vụ theo cách toàn diện hơn so với robot truyền thống. - Có thể mô phỏng ứng xử, cảm xúc và suy nghĩ giống người
- Có thể thực hiện theo chỉ dẫn của người vận hành, sau đó hoàn thành nhiều nhiệm vụ đã được lập trình trước, tự học và nâng cấp ứng xử của chúng trong lúc tương tác với con người. |
Ma trận đề giữa kì I, Công nghệ 10, thiết kế, Cánh diều
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tổng |
Khoa học, kĩ thuật và công nghệ |
Nêu được khái niệm về khoa học, kĩ thuật, công nghệ |
|
|
|
|
|
Số câu:4 Số điểm: 1 Tỉ lệ:10% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% |
Hệ thống kĩ thuật |
|
Trình bày được cấu trúc hệ thống kĩ thuật |
|
|
|
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu:4 Số điểm:1 Tỉ lệ:10% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% |
Một số công nghệ phổ biến |
Kể tên các công nghệ phổ biến |
Trình bày được nội dung cơ bản của công nghệ phổ biến |
Giải thích được nội dung cơ bản của công nghệ phổ biến |
|
|
|
Số câu:4 Số điểm:1 Tỉ lệ:10% |
Số câu:4 Số điểm:1 Tỉ lệ:10% |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: 9 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% |
Thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ |
|
Xác định được yêu cầu của thị trường lao động |
|
|
|
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu:4 Số điểm:1 Tỉ lệ:10% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% |
Các cuộc cách mạng công nghiệp |
|
Trình bày được nội dung, vai trò, đặc điểm các cuộc cách mạng |
|
Giải thích được thành tựu cuộc cách mạng |
|
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu:4 Số điểm:1 Tỉ lệ:10% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 5 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% |
Tổng |
Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 16 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 26 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2023
Môn: Công nghệ lớp 10 - Thiết kế và công nghệ
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Công nghệ là gì?
A. Là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
B. Là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình, hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
C. Là các giải pháp để ứng dụng những phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Khoa học có nhóm nào sau đây?
A. Khoa học tự nhiên
B. Khoa học xã hội
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 3. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về:
A. Các hiện tượng của thế giới tự nhiên
B. Các quy luật của thế giới tự nhiên
C. Các hiện tượng, quy luật của thế giới tự nhiên
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Theo lĩnh vực khoa học, có công nghệ:
A. Công nghệ hóa học
B. Công nghệ cơ khí
C. Công nghệ xây dựng
D. Công nghệ điện
Câu 5. Cấu trúc hệ thống kĩ thuật có phần tử nào sau đây?
A. Phần tử đầu vào
B. Phần tử xử kí và điều khiển
C. Phần tử đầu ra
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Trong hệ thống kĩ thuật, phần tử đầu vào là:
A. Là nơi tiếp nhận các thông tin của hệ thống kĩ thuật
B. Là nơi xử lí thông tin từ phần đầu vào và đưa ra tín hiệu điều khiển cho đầu ra.
C. Là các cơ cấu chấp hành, nhận tín hiệu điều khiển để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống kĩ thuật.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 7. Trong hệ thống kĩ thuật, phần tử xử lí và điều khiển là:
A. Là nơi tiếp nhận các thông tin của hệ thống kĩ thuật
B. Là nơi xử lí thông tin từ phần đầu vào và đưa ra tín hiệu điều khiển cho đầu ra.
C. Là các cơ cấu chấp hành, nhận tín hiệu điều khiển để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống kĩ thuật.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 8. Trong hệ thống kĩ thuật có mấy loại liên kết?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9. Trong lĩnh vực điện, điện tử có mấy công nghệ phổ biến?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 10. Lĩnh vực điện, điện tử có công nghệ phổ biến nào?
A. Công nghệ sản xuất điện năng
B. Công nghệ điện – quang
C. Công nghệ điện – cơ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí là:
A. Công nghệ gia công áp lực
B. Công nghệ điện – cơ
C. Công nghệ điều khiển và tự động hóa
D. Công nghệ truyền thông không dây
Câu 12. Đâu không phải công nghệ trong lĩnh luyện kim, cơ khí:
A. Công nghệ sản xuất điện năng
B. Công nghệ hàn
C. Công nghệ gia công cắt gọt
D. Công nghệ đúc
Câu 13. Công nghệ gia công cắt gọt:
A. Tập trung vào công nghệ gang, thép
B. Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn.
C. Loại bỏ lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.
D. Dùng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.
Câu 14. Công nghệ gia công áp lực:
A. Tập trung vào công nghệ gang, thép
B. Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn.
C. Loại bỏ lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.
D. Dùng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.
Cây 15. Có mấy công nghệ sản xuất điện phổ biến?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16. Công nghệ điều khiển và tự động hóa:
A. Cho phép các thiết bị kĩ thuật kết nối và trao đổi thông tin với nhau mà không cần kết nối bằng dây dẫn.
B. Là tích hợp điều khiển tự động và hệ thống cơ – điện.
C. Là công nghệ biến đổi điện năng thành cơ năng
D. Sử dụng năng lượng điện để tạo thành quang năng.
Câu 17. Yêu cầu thứ ba đối với vị trí kĩ sư là:
A. Có trình độ, kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kĩ thuật, công nghệ vững vàng.
B. Thông thạo ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp chuyên ngành kĩ thuật, công nghệ.
C. Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong thiết kế và sản xuất.
D. Làm việc tích cực, năng động, sáng tạo.
Câu 18. Yêu cầu thứ tư đối với vị trí kĩ sư là:
A. Có trình độ, kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kĩ thuật, công nghệ vững vàng.
B. Thông thạo ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp chuyên ngành kĩ thuật, công nghệ.
C. Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong thiết kế và sản xuất.
D. Làm việc tích cực, năng động, sáng tạo.
Câu 19. Đối với vị trí công nhân kĩ thuật cần đáp ứng mấy yêu cầu cơ bản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 20. Yêu cầu đối với vị trí công nhân kĩ thuật là:
A. Có kĩ năng thực hành nghề vững vàng
B. Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 21. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào thời gian nào?
A. Nửa cuối thế kỉ XVIII
B. Nửa cuối thế kỉ XIX
C. Những năm 70 của thế kỉ XX
D. Những năm đầu thế kỉ XXI
Câu 22. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra vào thời gian nào?
A. Nửa cuối thế kỉ XVIII
B. Nửa cuối thế kỉ XIX
C. Những năm 70 của thế kỉ XX
D. Những năm đầu thế kỉ XXI
Câu 23. Vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là:
A. Tăng năng suất lao động
B. Tăng sản lượng hàng hóa
C. Thức đẩy đô thị hóa
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 24. Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?
A. Ứng dụng động cơ hơi nước
B. Dây chuyền sản xuất ô tô chạy bằng năng lượng điện
C. Dây chuyền lắp ráp ô tô bằng robot
D. Hệ thống sản xuất thông minh
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Em hãy cho biết, gang được sản xuất như thế nào?
Câu 2 (2 điểm). Theo em, robot công nghiệp và robot thông minh khác nhau ở điểm nào?
Đáp án Đề 2
I. Trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
C |
C |
C |
A |
D |
A |
B |
D |
C |
D |
A |
A |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
C |
D |
B |
B |
C |
D |
B |
C |
C |
D |
D |
B |
II. Tự luận
Câu 1.
Thép được sản xuất từ gang bằng lò oxi hoặc lò hồ quang với hàm lượng carbon < hoặc = 2,14%
Câu 2.
Robot công nghiệp |
Robot thông minh |
- Thường là tay máy nhiều khớp (nhiều bậc tự do) ứng dụng trực tiếp cho công nghiệp.
- Các robot công nghiệp chỉ có thể được lập trình để thực hiện một loạt các chuyển động lặp đi lặp lại - Là thiết bị máy luôn ứng dụng đầu tiên những kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ mới nhất để có thể tự điều khiển và hoàn thành rất nhiều công việc khác nhau |
- Là một hệ thống máy được cải thiện về khả năng nhận thức, ra quyết định và thực thi nhiệm vụ theo cách toàn diện hơn so với robot truyền thống. - Có thể mô phỏng ứng xử, cảm xúc và suy nghĩ giống người
- Có thể thực hiện theo chỉ dẫn của người vận hành, sau đó hoàn thành nhiều nhiệm vụ đã được lập trình trước, tự học và nâng cấp ứng xử của chúng trong lúc tương tác với con người. |