Đề thi Học kì 1 Vật Lí 10 có đáp án (4 đề - Tự luận + Trắc nghiệm)
Đề thi Học kì 1 Vật Lí 10 có đáp án (4 đề - Tự luận + Trắc nghiệm)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Học kì 1 Vật Lí 10 có đáp án (4 đề - Tự luận + Trắc nghiệm) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Vật Lí 10 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Vật Lí lớp 10.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Môn: Vật Lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 1)
Phần trắc nghiệm
Câu 1: “Một vật chuyển động thẳng đều trên đường ngang là do hợp lực tác dụng lên vật bằng không”. Đó là chuyển động tuân theo:
A. Định luật I Niu Tơn.
B. Định luật II Niu Tơn.
C. Định luật III Niu Tơn.
D. Định luật vạn vật hấp dẫn.
Câu 2: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì điều nào dưới đây là SAI:
A. Vec tơ gia tốc luôn hướng thẳng đứng từ trên xuống.
B. Vec tơ trọng lực luôn hướng thẳng đứng xuống.
C. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều.
D. Độ lớn g luôn là một hằng số tại mọi nơi trên trái đất.
Câu 3: Cho 2 lực thành phần là gọi F→ là hợp lực của 2 lực ấy. Độ lớn của lực F thỏa mãn điều kiện nào dưới đây:
Câu 4: Trong các công thức dưới đây công thức nào KHÔNG PHẢI của chuyển động tròn đều:(r là bán kính quỹ đạo chuyển động tròn, s là độ dài cung tròn, φ là góc quay)
Câu 5: Một ô tô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều thì điều nào dưới đây không đúng:
A. Véc tơ gia tốc cùng chiều vec tơ hợp lực tác dụng vào ô tô.
B. Véc tơ gia tốc cùng chiều vec tơ vận tốc của ô tô.
C. Độ lớn gia tốc của ô tô tỉ lệ thuận với khối lượng của ô tô.
D. Hợp lực tác dụng vào ô tô luôn khác không.
Câu 6: Công thức ĐÚNG của định luật III NIU TƠN là:
Câu 7: Trong các công thức dưới đây, công thức nào mô tả đúng của chuyển động thẳng đều:
Câu 8: Khi viết về đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo thì điều nào dưới đây là SAI:
A. Lực đàn hồi có hướng luôn ngược chiều độ biến dạng.
B. Độ lớn lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng.
C. Lực đàn hồi của lò xo có phương dọc theo trục của lò xo.
D. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện chỉ khi lò xo dãn.
Câu 9: Trong bài thực hành đo hệ số ma sát μ, để xác định góc hợp bởi mặt phẳng nghiêng và mặt phẳng ngang người ta dùng thiết bị nào trong các thiết bị dưới đây:
A. Ê ke đo độ và quả rọi.
B. Nam châm điện và quả rọi.
C. Thước thẳng và đồng hồ hiện số có cổng quang điện.
D. Nam châm điện và ê ke đo độ.
Câu 10: Một chất điểm chuyển động tròn đều thì điều nào dưới đây là SAI:
A. Vectơ lực hướng tâm tác dụng vào vật là vec tơ tổng hợp lực.
B. Vectơ lực hướng tâm tác dụng vào vật vuông góc với vec tơ gia tốc của vật.
C. Vectơ lực hướng tâm tác dụng vào vật vuông góc với vec tơ vận tốc của vật.
D. Vectơ lực hướng tâm tác dụng vào vật cùng hướng với vec tơ gia tốc của vật.
Câu 11: Chọn câu viết SAI khi viết về lực hấp dẫn:
A. Lực hấp dẫn là lực hút giữa 2 vật bất kì.
B. Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng vào vật.
C. Độ lớn của lực hấp dẫn được tính theo công thức:
D. Lực hấp dẫn có phương thuộc đường thẳng nối tâm 2 vật.
Câu 12: Một gói hàng cứu trợ được ném theo phương ngang với vận tốc là 20m/s ở độ cao 80m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản của môi trường, lấy g = 10(m/s2). Thời gian gói hàng chuyển động cho đến khi chạm đất là:
A. 4s. B. 2s. C. √2 s D. 2√10 s
Phần tự luận
Câu 1: (4,0 điểm) Một vật nặng 500 g đặt trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của lực kéo F theo phương ngang, chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2, hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,1. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính vận tốc của vật sau khi tác dụng lực là 5s? Tính vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian ấy?
b. Tính lực ma sát tác dụng lên vật trong quá trình chuyển động? Tính lực F?
c. Sau 5 giây người ta đột ngột đổi chiều lực F ngược lại nhưng độ lớn không đổi. Nếu xét chuyển động của vật khi chưa đổi chiều thì quãng đường của vật đi được trong suốt quá trình chuyển động là bao nhiêu?
Câu 2: (3,0 điểm) Một lò xo có độ cứng k = 40 N/m, khối lượng không đáng kể được treo theo phương thẳng đứng tại nơi có g = 10 m/s2. Đầu dưới của lò xo treo vật m = 100g.
a. Xác định độ biến dạng của lò xo khi vật m cân bằng?
b. Nếu tác dụng vào vật m thêm một lực F theo phương thẳng đứng ta thấy, vật m cân bằng thì lò xo bị nén 2cm. Xác định vec tơ lực F?
c. Nếu người ta cho m quay đều trong mặt phẳng ngang xung quanh một trục thẳng đứng qua điểm treo lò xo thì thấy trục của lò xo luôn hợp với phương thẳng đứng một góc là 45º và chiều dài của lò xo là 40 cm. Tính thời gian để vật m quay được một vòng?
Đáp án và Thang điểm
Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | D | A | D | C | B |
Câu | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | D | A | B | C | A |
Phần tự luận
Câu 1: (4,0 điểm)
a) (1,25đ)
- Chọn hệ quy chiếu, trục tọa độ, mốc thời gian, vẽ hình biểu diễn trục toạ độ. (0,25 điểm)
- ADCT: (0,5 điểm)
- ADCT: (0,5 điểm)
b) (1,75đ)
- Vẽ hình biểu diễn các lực tác dụng vào vật. (0,25 điểm)
- Viết PT: (0,25 điểm)
- Chiếu PT vectơ lên phương của vec tơ Q→ (0,25 điểm)
- Theo ĐL 3 Niu Tơn: N = Q = m.g (0,5 điểm)
- ADCT:
- Chiếu PT vec tơ lên phương của vec tơ F→
- Tính:
(0,5 điểm)c) (1,0đ)
- ADCT: (0,5 điểm)
- ADCT: (0,5 điểm)
d) (1,0đ)
- Khi đổi chiều của lực F thì gia tốc chuyển động của vật sau đó là:
(0,25 điểm)- Quãng đường vật đi trong giai đoạn 1:
(0,25 điểm)- Quãng đường vật đi trong giai đoạn 2:
(0,25 điểm)
- Tổng quãng đường vật đi được là: s = s1 + s2 ≈ 2,73(m) (0,25 điểm)
Câu 2: 3,0 điểm)
a) (1 điểm)
- Phân tích lực cho m, vẽ hình biểu diễn các lực. (0,25 điểm)
- Viết PT: (0,25 điểm)
(0,5 điểm)
- Vậy khi m cân bằng thì lò xo dãn 2,5 cm.
b)
- Theo định luật 2 Niu Tơn ta có: (0,25 điểm)
- Chiếu PT vec tơ lên phương của trọng lực ta có:
(0,25 điểm)
- Vị trí cân bằng của vật trùng với vị trí lò xo không biến dạng nên Fdh = 0
⇒ F = -P = -mg = -0,1.10 = -1(N) (0,5 điểm)
- Vậy lực F tác dụng vào vật hướng thẳng đứng từ dưới lên, có độ lớn là 1 N.
c)
- Ta có:
Vì vật m chuyển động quay trong mặt phẳng ngang nên (0,25 điểm)
- Có:
Xét:
(0,25 điểm)- ADCT:
(0,25 điểm)
- ADCT: (0,25 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Môn: Vật Lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 2)
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được
B. Lực là nguyên nhân là biến đổi chuyển động của một vật
C. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được
D. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật
Câu 2: Hệ thức nào sau đây xác định độ lớn của lực hấp dẫn (định luật vạn vật hấp dẫn là)?
Câu 3: Một lò xo khi treo vật m = 200g sẽ dãn ra một đoạn Δl = 4cm. Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
A. 0,5N/m. B. 0,05N/m.
C. 500N/m. D. 50N/m.
Câu 4: Kết luận nào sau đây là SAI khi nói về chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A. Có vận tốc có độ lớn tăng theo hàm bậc nhất đối với thời gian.
B. Có vectơ gia tốc của vật có độ lớn là một hằng số
C. Có quãng đường đi được của vật luôn tỉ lệ thuận với thời gian vật đi.
D. Có quỹ đạo là đường thẳng.
Câu 5: Chất điểm chuyển động tròn đều trên đừơng tròn bán kính r = 0,1m với tốc độ dài v = 0,5m/s.Chu kỳ và tốc độ góc của chất điểm là:
A. T =5s; ω = 1,256 rad/s.
B. T = 125,6s; ω = 0,05 rad/s.
C. T = 12,56s; ω = 0,5 rad/s.
D. T = 1,256s; ω = 5 rad/s.
Câu 6: Một người gánh một thùng gạo nặng 300N và một thùng ngô nặng 200N bằng một đòn gánh dài 1m. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Để đòn gánh nằm cân bằng trên vai thì người đó phải điều chỉnh vai đặt vào đòn gánh ở vị trí nào?
A. Cách đầu gánh gạo 0,6m.
B. Cách đầu gánh ngô 0,5m.
C. Cách đầu gánh ngô 0,4m.
D. Cách đầu gánh gạo 0,4m.
Câu 7: Một vật chịu tác dụng của ba lực không song song sẽ cân bằng khi giá của ba lực đó:
A. đồng quy.
B. đồng phẳng.
C. đồng quy tại một điểm của vật.
D. đồng phẳng và đồng quy.
Câu 8: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất, vận tốc vật khi chạm đất là v. Thời gian rơi của vật xác định từ công thức nào sau đây?
Câu 9: Công thức tính độ lớn lực đàn hồi theo định luật Húc là:
Câu 10: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều:
Câu 11: Một thanh nhẹ nằm ngang, dài 7,0m có trục quay tại điểm cách đầu bên trái 2,0m. Một lực 50N hướng xuống tác dụng vào đầu bên trái và một lực 150N hướng xuống tác dụng vào đầu bên phải của thanh. Cần đặt lực 250N hướng lên tại điểm cách trục quay bao nhiêu để thanh cân bằng?
A. 5,0m. B. 3,4m. C. 4,5m. D. 2,5m.
Câu 12: Trong chuyển động thẳng đều:
A. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
B. Tọa độ x tỉ lệ thuận với vận tốc v.
C. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với vận tốc v.
D. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
Câu 13: Muốn tăng mức vững vàng của vật có mặt chân đế thì cần:
A. nâng cao trọng tâm và giảm diện tích mặt chân đế.
B. hạ thấp trọng tâm và giảm diện tích mặt chân đế.
C. hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế.
D. nâng cao trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế.
Câu 14: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 80 m với vận tốc đầu v0 = 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian và tầm bay xa của vật là:
A. 3s và 60m. B. 2s và 40m.
C. 1s và 20m. D. 4s và 80m.
Câu 15: Một ô tô đang chuyển động thì đột ngột hãm phanh, hành khách ngồi trên xe sẽ
A. Dừng lại ngay
B. Ngã người về phía sau
C. Dồn người về phía trước
D. Ngã người sang bên cạnh
Câu 16: Hai ôtô A và B chạy cùng chiều trên một đoạn đường với vận tốc lần lượt là 60km/h và 30 km/h. Độ lớn vận tốc tương đối của ôtô A so với B là:
A. 40km/h. B. 70 km/h. C. 90km/h. D. 30 km/h.
Phần tự luận
Câu 1: (2 điểm) Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h = 45m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí và lấy g = 10m/s2.
1. Tính thời gian kể từ vật bắt đầu rơi đến khi chạm đất.
2. Tính quãng đường vật rơi trong 2 giây cuối cùng trước khi chạm đất.
Câu 2: (2 điểm) Một hộp gỗ có m = 1,5kg trượt trên mặt sàn nằm ngang có hệ số ma sát trượt là 0,2 với một lực đẩy theo phương nằm ngang. Lấy g = 10m/s2. Tính lực đẩy trong các trường hợp sau:
1. Vật chuyển động thẳng đều.
2. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều và sau 1s vận tốc tăng từ 1,8 km/h đến 3,6 km/h.
3. So sánh lực đẩy của vật ở câu a với trọng lượng của vật.
Câu 3: (2 điểm) Thanh AB khối lượng m1 = 10kg, chiều dài l = 3m gắn vào tường bởi bản lề A. Đầu B của thanh treo vật nặng m2 = 5kg. Thanh được giữ cân bằng nằm ngang nhờ dây treo CD; góc α = 45º. Tìm lực căng và phản lực tác dụng lên thanh AB biết AC = 2m.
Đáp án và Thang điểm
Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | C | D | C | D | D | D | A |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | B | D | B | D | C | D | C | D |
Phần tự luận
Câu 1:
(0,5 điểm)
(0,25 điểm)
(0,5 điểm)
(0,25 điểm)
Câu 2:
Có 4 lực tác dụng lên vật:
vẽ hình
viết pt: (0,5 điểm)
chiếu (*) lên:
Oy: N = P = m.g = 1,5.10 = 15N (0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
1. Vật chuyển động thẳng đều nên a = 0
→ Fđ = 3 + 1,5.0= 3N (0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
Câu 3:
Vẽ hình và phân tích lực: (0,5 điểm)
Ta có P1 = m1.g = 100N; P2 = m2.g = 50N
Theo điều kiện cân bằng của một vật rắn quay quanh một trục cố định:
(0,5 điểm)
(0,25 điểm)
Theo điều kiện cân bằng lực của vật rắn:
Chọn hệ quy chiếu Oxy như hình vẽ.
Chiếu theo Ox ta có:
(0,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Môn: Vật Lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 3)
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Theo định luật II Niu -Tơn thì:
A. Gia tốc của vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
B. Khối lượng tỉ lệ nghịch với lực tác dụng lên vật.
C. Gia tốc của vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
D. Gia tốc của vật là một hằng số đối với mỗi vật.
Câu 2: Thả rơi một vật trong chân không vật sẽ chuyển động:
A. Thẳng đều. B. Nhanh dần đều.
C. Chậm dần đều D. Biến đổi
Câu 3: Hai lực cân bằng không thể có:
A. Cùng hướng B. Cùng phương
C. Cùng giá D. Cùng độ lớn
Câu 4: Đơn vị của mômen lực là:
A. N/m. B. N/m C. N.m D. N.
Câu 5: Biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức gia tốc hướng tâm?
Câu 6: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục.
A. Lực có giá song song với trục quay
B. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
C. Lực có giá cắt trục quay
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay
Câu 7: Có ba vật (1), (2) và (3). Áp dụng công thức cộng vận tốc có thể viết dưới dạng phương trình nào sau đây?
Câu 8: Phải treo vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để nó dãn ra 10cm.
A. 100 N. B. 10 N.
C. 150 N. D. 1000 N.
Câu 9: Hai con tàu có khối lượng 4 (tấn) và 2 (tấn) đặt cách nhau một khoảng r = 400 (m) (Tính từ hai trọng tâm của hai tàu) thì lực hút giữa chúng sẽ có giá trị là:
A. 13,34.10-8N B. 3335.10-12N
C. 13,34.10-13N D. 3,335.10-9N
Câu 10: Một tấm ván có chiều dài AB = 5 (dm), được bắc ngang qua một con mương. Biết trọng lượng của tấm ván đè lên hai đầu bờ mương A và B lần lượt là P1 = 30N và P2 = 20N. Vị trí của trọng tâm cách hai đầu bờ mương A và B lần lượt là:
A. d1 = 3(dm), d2 = 2(dm)
B. d1 = 2(dm), d2 = 3(dm)
C. d1 = 1,5(dm), d2 = 3,5(dm)
D. d1 = 2,5(dm), d2 = 2,5(dm).
Câu 11: Một ôtô con chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn là 0,023. Biết rằng khối lượng của ôtô là 1500 (Kg) và lấy g = 10 (m/s2). Lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường có thể nhận giá trị nào sau đây:
A. Fms = 435N B. Fms = 345N
C. Fms = 534N D. Fms = 453N
Câu 12: Có hai lực vuông góc với nhau với các độ lớn và . Hợp lực của chúng tại với lực này các góc (lấy tròn tới độ).
A. 30º và 60o B. 42º và 48º
C. 37º và 53o D. 35º và 45º
Câu 13: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 10 (m) xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g = 10 (m/s2). Vận tốc của vật khi chạm đất là bao nhiêu
A. 14 (m/s) B. 16 (m/s) C. 20 (m/s) D . 24 (m/s)
Câu 14: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 72 (km/h) thì gặp một vật cản trước mặt, người lái ôtô hãm phanh cho chuyển động chậm dần đều với gia tốc 1 (m/s2). Tính quãng đường ôtô đi được cho đến khi dừng lại:
A. 100 (m) B. 200 (m) C. 300 (m) D. 400 (m)
Câu 15: Người ta dùng hai lò xo có độ cứng lần lượt là k1 và k2. Lò xo thứ nhất treo vật có khối lượng m1 = 6kg thì độ dãn ∆l1 = 12cm, lò xo thứ hai khi treo vật có khối lượng m2 = 2kg thì có độ dãn ∆l2 = 4cm. So sánh độ cứng của hai lò xo
Phần tự luận
Câu 1. (1,5 điểm) Nêu định luật vạn vật hấp dẫn và viết biểu thức, giải thích các đại lượng?
Câu 2. (1,0 điểm) Dưới tác dụng của lực F = 2000N theo phương ngang. Một ô tô chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn giữa xe và mặt đường là 0,04. Lấy g = 10 (m/s2). Tính khối lượng của xe ?
Câu 3. (1,5 điểm) Đặt một quả cầu khối lượng m = 2kg tựa trên hai mặt phẳng tạo với mặt nằm ngang các góc α1 = 30º, α1 = 60º như hình vẽ. Hãy xác định áp lực của mặt cầu lên hai mặt phẳng đỡ Bỏ qua ma sát và lấy g = 10m/s2.
Đáp án và Thang điểm
Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | B | A | C | C | D | D | B |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | |
Đáp án | D | B | B | C | A | B | A |
Phần tự luận
Câu 1: (1,0 điểm)
1) Định luật. (0,75 điểm) Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
2) Hệ thức: (0,75 điểm)
Trong đó:
m1, m2 là khối lượng của hai chất điểm
r là khoảng cách giữa hai chất điểm (m)
G = 6,67.10-11 Nm2/kg2 gọi là hằng số hấp dẫn và không đổi đối với mọi vật.
Câu 2: (1,5 điểm)
(0,25 điểm) Cho biết: F = 2000 (N), μ = 0,04, lấy g = 10 (m/s2), a = 0 Tìm m = ?
(0,25 điểm) Giải: Áp dụng định luật II Niu Tơn:
Với
(0,25 điểm)
(0,25 điểm):
(0,25 điểm):
Lực ma sát: Fms = μN = μ.m.g (b)
(0,25 điểm) Thay (b) vào (a)
Câu 3: (1,0 điểm)
(0,25 điểm) Cho biết: m = 2(kg), α1 = 30º, α1 = 60º
Lấy g = 10 (m/s2) Tính: Nx = ?; Ny = ?
Chọn trục tọa độ Oxy như hình vẽ.
(0,25 điểm) Điều kiện cân bằng của vật
(0,25 điểm) Chiếu phương trình (*) lên trục :
(0,25 điểm) Chiếu phương trình (*) lên trục :
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Môn: Vật Lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 4)
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Chọn đáp án sai.
A. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: v = v0 + at.
B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức: s = v.t.
C. Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
D. Phương trình chuy ển động của chuyển động thẳng đều là: x = x0 + vt.
Câu 2: Hai tàu hoả cùng chạy trên một đoạn đường sắt thẳng. Tàu A chạy với tốc độ vA = 60 km/h, tàu B chạy với tốc độ vB = 80 km/h. Vận tốc tương đối của tàu A đối với tàu B khi hai tàu chạy ngược chiều nhau là
A. -80km/h
B. 140km/h
C. 70km/h
D. -20km/h
Câu 3: Một tấm ván AB nặng 1000 N, được bắc qua một con mương. Trọng tâm G của tấm ván cách điểm tựa A một đoạn là 0,6m và cách điểm tựa B là 0,4m. Lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A là:
A. 300N.
B. 260N.
C. 400 N.
D. 600 N.
Câu 4: Vật thứ nhất thả rơi tự do từ độ cao h1, vật chạm đất trong thờ gian t1, vật thứ hai thả rơi tự do từ độ cao h2, vật chạm đất trong thời gian t2 . Tỉ số t1 : t2 bằng
Câu 5: Biểu thức nào là biểu thức mômen của lực đối với một trục quay?
Câu 6: Một vật được ném ngang ở độ cao h sau 2 giây với vận tốc ban đầu là 25 m/s .Tầm ném xa của vật là Lấy g =10 m/s2
A. 25m
B. 40m
C. 50m
D. 30 m
Câu 7: Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải
A. Nằm ngoài mặt chân đế
B. Trùng với mặt chân đế.
C. Không xuyên qua mặt chân đế
D. Xuyên qua mặt chân đế
Câu 8: Ôtô chở hàng nhiều, chất đầy hàng nặng trên nóc xe dễ bị lật vì…
A. Xe chở quá nặng.
B. Giá của trọng lực tác dụng lên xe đi qua mặt chân đế.
C. Vị trí của trọng tâm của xe cao so với mặt chân đế.
D. Mặt chân đế của xe quá nhỏ.
Câu 9: Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là
A. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.
B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.
C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.
D. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.
Câu 10: Theo định luật Húc về lực đàn hồi của lò xo thì độ lớn lực đàn hồi của lò xo được xác định bằng biểu thức nào sau đây ?
Câu 11: Một vật đang chuyển động với vận tốc 5m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
B. vật đổi hướng chuyển động.
C. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 5m/s.
D. vật dừng lại ngay.
Câu 12: Câu nào đúng? Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn
A. là cặp lực cân bằng.
B. là cặp lực có cùng điểm đặt.
C. là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
D. là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.
Phần II: Tự luận
Bài 1: Từ đỉnh tháp cao 80 m so với mặt đất, ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0 = 30 m/s. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy g = 10 m/s2.
a, Tính thời gian chuyển động của vật đến khi chạm đất.
b, Xác định tầm bay xa của vật.
c, Vẽ quĩ đạo đường đi của vật.
Bài 2: Một hộp chứa cát ban đầu đứng yên, được kéo trên sàn nhà bằng một sợi dây với lực kéo F = 1200N. Hệ số ma sát giữa hộp với sàn là µ = 0,38. Lấy g = 9,8 m/s2.
Biểu diễn các lực tác dụng lên hộp cát trên hình vẽ. Từ đó, viết phương trình định luật II Niu-tơn đối với hộp cát. Góc giữa dây kéo và phương ngang là bao nhiêu để kéo được lượng cát lớn nhất? Tính khối lượng cát và hộp khi đó?
Đáp án & Hướng dẫn giải
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Đáp án A
Câu A sai vì vận tốc trong câu A có gia tốc
Câu 2: Đáp án B
Coi tàu A là (1), tàu B là (2), đường ray (trái đất) là (3)
chọn Ox gắn với 3, chiều dương hướng từ A sang B
vAB > 0 đã cho thấy cùng chiều với chiều + đã chọn, hướng từ A sang B
Câu 3: Đáp án C
Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực đặt lên hai đầu điểm tựa A và B.
F1, F2 lần lượt cách vai là d1 = 60 cm, d2 = 40 cm.
Ta có: F1 + F2 = 1000 (1)
Từ (1) và (2) → F1 = 400 N, F2 = 600 N
Câu 4: Đáp án C
Khi các vật chạm đất:
Câu 5: Đáp án D
Mômen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó: M = F.d
Câu 6: Đáp án C
Tầm ném xa của vật là
Câu 7: Đáp án D
Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế:
Giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay trọng tâm "rơi" trên mặt chân đế).
Câu 8: Đáp án C
Ôtô chở hàng nhiều, chất đầy hàng nặng trên nóc xe dễ bị lật vì vị trí của trọng tâm của xe cao so với mặt chân đế.
Câu 9: Đáp án A
Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ở trạng thái cân bằng thì:
- Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng qui.
- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba:
Câu 10: Đáp án B
Định luật Húc
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo:
Trong đó:
+ k là độ cứng (hệ số đàn hồi) của lò xo, phụ thuộc vào hình dạng, kích thước và chất liệu của lò xo. Đơn vị của độ cứng là N/m.
+ là độ biến dạng của lò xo; ℓ0, ℓ lần lượt là chiều dài tự nhiên và chiều dài khi biến dạng của lò xo.
Câu 11: Đáp án C
Một vật đang chuyển động với vận tốc 5m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì vật vẫn tiếp tục chuyển động đều theo hướng cũ với vận tốc 5 m/s.
Câu 12: Đáp án D
Định luật III Niu-tơn:
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
Lực và phản lực
Một trong hai lực tương tác gọi là lực tác dụng, lực kia gọi là phản lực.
- Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
- Lực và phản lực cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.
- Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Phần II: Tự luận
Bài 1:
a) Thời gian chuyển động của vật:
b) Tầm bay xa: s = v0.t = 30.4 = 120 m
Bài 2:
a) Vẽ hình , biểu diễn đúng các lực tác dụng lên vật
Phương trình định luật II Niu-tơn đối với vật là:
b) Chiếu (1) lên Oxy ta được:
Ox: F. cos a - F ms = m.a
Oy: F sina + N - P = 0.
Từ đó rút ra
Từ (2) : Đk để mMax
Theo bất đẳng thức Bunhiacopxki:
Dấu = xảy ra khi