Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề) - Công nghệ Cơ khí
Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 3 đề thi Công nghệ 11 Giữa kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc bám sát chương trình sách mới từ đề thi Công nghệ 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Công nghệ 11.
Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề) - Công nghệ Cơ khí
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 11 Công nghệ Cơ khí Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023 - 2024
Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ Cơ khí
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Hệ thống cơ khí động lực gồm mấy bộ phận?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2. Đâu là nguồn động lực?
A. Động cơ tua bin .
B. Bánh xe.
C. Chân vịt.
D. Cánh quạt.
Câu 3. Đâu là máy cơ khí động lực hoạt động trên mặt đất?
A. Máy bay.
B. Xe chuyên dụng.
C. Tàu thủy.
D. Máy bay, xe chuyên dụng, tàu thủy.
Câu 4. Xe chuyên dụng là
A. Ô tô.
B. Xe nông nghiệp.
C. Máy bay.
D. Tàu thủy.
Câu 5. Người làm việc trong nhóm nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm cơ khí động lực cần:
A. Có trình độ cao, sự sáng tạo, cẩn thận, tỉ mỉ.
B. Có sức khỏe tốt, có trình độ phù hợp, kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, tuân thủ quy trình và nội quy lao động.
C. Có sức khỏe tốt, trình độ phù hợp, kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, kĩ năng giao tiếp tốt, tuân thủ quy trình và nội quy lao động cao.
D. Không yêu cầu gì.
Câu 6. Người làm việc trong nhóm sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực cần:
A. Có trình độ cao, sự sáng tạo, cẩn thận, tỉ mỉ.
B. Có sức khỏe tốt, có trình độ phù hợp, kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, tuân thủ quy trình và nội quy lao động.
C. Có sức khỏe tốt, trình độ phù hợp, kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, kĩ năng giao tiếp tốt, tuân thủ quy trình và nội quy lao động cao.
D. Không yêu cầu gì.
Câu 7. Động cơ đốt trong:
A. Là động cơ nhiệt.
B. Là động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu diễn ra trong xi lanh.
C. Là động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu và quá trình biến đổi nhiệt năng thành cơ năng diễn ra bên trong xilanh của động cơ.
D. Là động cơ nhiệt mà quá trình biến đổi nhiệt năng thành cơ năng diễn ra trong xi lanh.
Câu 8. Động cơ xăng phân loại theo:
A. Theo nhiên liệu.
B. Theo số hành trình của pit-tông.
C. Theo cách bố trí xilanh.
D. Theo phương pháp làm mát.
Câu 9. Có mấy tiêu chí phân loại động cơ đốt trong?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10. Động cơ đốt trong có cơ cấu là
A. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
B. Cơ cấu khởi động.
C. Cơ cấu bôi trơn.
D. Cơ cấu làm mát.
Câu 11. Động cơ đốt trong không có hệ thống nào sau đây?
A. Hệ thống phối khí.
B. Hệ thống khởi động.
C. Hệ thống bôi trơn.
D. Hệ thống làm mát.
Câu 12. Cấu tạo chung của động cơ xăng có 2 cơ cấu và mấy hệ thống:
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 13. Điểm chết trên:
A. Là điểm chết mà tại đó pit tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
B. Là điểm chết mà tại đó pit tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.
C. Là vị trí mà tại đó pit tông đổi chiều chuyển động.
D. Là vị trí mà tại đó pit tông dừng chuyển động.
Câu 14. Mối quan hệ giữa hành trình pit tông và bán kính trục khuỷu:
A. S = 2R.
B. R = 2S.
C. .
D. .
Câu 15. Thể tích công tác của xi lanh:
A. Là không gian được giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit tông khi pit tông ở ĐCT.
B. Là không gian được giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit tông khi pit tông ở ĐCD.
C. Là không gian được giới hạn bởi hai điểm chết.
D. Là tổng thể tích công tác của các xi lanh trong động cơ nhiều xi lanh.
Câu 16. Thể tích toàn phần:
A. Là không gian được giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit tông khi pit tông ở ĐCT.
B. Là không gian được giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit tông khi pit tông ở ĐCD.
C. Là không gian được giới hạn bởi hai điểm chết.
D. Là tổng thể tích công tác của các xi lanh trong động cơ nhiều xi lanh.
Câu 17. Khi động cơ xăng 4 kì làm việc, có kì nào sinh công?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18. Khi động cơ xăng 4 kì làm việc, ở kì thải, xupap đóng hay mở?
A. Xupap đóng.
B. Xupap mở.
C. Xupap nạp đóng, xupap thải mở.
D. Xupap nạp mở, xupap thải đóng.
Câu 19. Động cơ xăng 2 kì có mấy cửa khí?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 20. Thanh truyền có cấu tạo gồm mấy phần?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 21. Rãnh xéc măng được bố trí ở vị trí nào trên pit tông?
A. Đỉnh.
B. Đầu.
C. Thân.
D. Không bố trí trên pit tông.
Câu 22. Chi tiết nào là nơi lắp đầu to thanh truyền?
A. Cổ khuỷu .
B. Chốt khuỷu.
C. Má khuỷu.
D. Đối trọng.
Câu 23. Nhiệm vụ của hệ thống khởi động là
A. Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc của chi tiết để giảm ma sát và nhiệt độ giữa các chi tiết.
B. Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết của động cơ không vượt quá giới hạn cho phép để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ đốt trong.
C. Làm quay trục khủy của động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ có thể tự nổ máy được.
D. Tạo ra tia lửa điện năng lượng cao để đốt cháy hòa khí trong xi lanh động cơ xăng đúng thời điểm.
Câu 24. Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là
A. Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc của chi tiết để giảm ma sát và nhiệt độ giữa các chi tiết.
B. Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết của động cơ không vượt quá giới hạn cho phép để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ đốt trong.
C. Làm quay trục khủy của động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ có thể tự nổ máy được.
D. Tạo ra tia lửa điện năng lượng cao để đốt cháy hòa khí trong xi lanh động cơ xăng đúng thời điểm.
Câu 25. Kí hiệu của thể tích toàn phần là
A. Vc.
B. Vs.
C. Va.
D. Vh.
Câu 26. Kí hiệu của thể tích công tác của xi lanh là
A. Vc.
B. Vs.
C. Va.
D. Vh.
Câu 27. Đơn vị tính mô men có ích là
A. kW.
B. kJ/s.
C. Nm.
D. g/kW.h.
Câu 28. Đơn vị tính suất tiêu thụ nhiên liệu có ích là
A. kW.
B. kJ/s.
C. Nm.
D. g/kW.h.
II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Áo nước được bố trí ở vị trí nào trên động cơ? Giải thích?
Câu 2 (1 điểm). Tại sao không chế tạo pit tông vừa khít với xi lanh để không phải sử dụng xec măng?
…………………HẾT…………………
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
Câu 13 |
Câu 14 |
C |
A |
B |
B |
A |
B |
C |
A |
C |
A |
A |
B |
A |
A |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
Câu 25 |
Câu 26 |
Câu 27 |
Câu 28 |
C |
B |
C |
C |
C |
C |
B |
B |
C |
D |
C |
B |
C |
D |
II. Phần tự luận
Câu 1.
- Vị trí áo nước: ở thân xi lanh và nắp máy.
- Giải thích: thân xi lanh và nắp máy bao quanh buồng cháy. Khi quá trình cháy xảy ra, nhiệt độ ở buồng cháy là lớn nhất nên cần làm mát.
Câu 2 (1 điểm)
Không chế tạo pit tông vừa khít với xi lanh vì:
- Khi nhiệt độ tăng, pit tông dãn nở sẽ gây hiện tượng bó kẹt.
- Cấu tạo xec măng là vòng tròn hở, khi dãn nở, xéc măng sẽ đóng kín vòng tròn nên không gây ra hiện tượng bó kẹt.
- Giá thành xéc măng sẽ rẻ hơn nhiều so với giá pit tông nếu cần thay thế.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Công nghệ 11 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: