Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất


Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Ngữ Văn 11 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn lớp 11.

Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Ma trận đề thi kì 1 môn Văn 11

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Đọc - hiểu

Phát hiện các chi tiết nghệ thuật của văn bản.

Hiểu được nội dung cảm hứng, cách xây dựng nhân vật và những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản.

Liên hệ thực tế đời sống, rút ra bài học cho bản thân.


Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %


1

10


1

10


1

10

1

3

30

Làm văn

Nhân vật, chi tiết, sự kiện liên quan đến nhân vật

Lí giải, cắt nghĩa vẻ đẹp của hình tượng nhân vật, chi tiết nghệ thuật trong văn bản


Liên hệ với thực tế đời sống. Trình bày quan điểm, ý kiến riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản. Bài học rút ra sau khi đọc – hiểu văn bản


Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %


1

10


3

30


3

30

1

7

70

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %


2

20


4

40


4

40

2

10

100


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :

Sự lười biếng là thứ dễ nhận ra nhất. Bởi vì nó dị ứng kịch liệt với tất cả. Một công trình kiến trúc xấu xí, bắt chước một cách kệch cỡm, một bức tranh cổ động nhợt nhạt, một tác phẩm văn học dễ dãi, một chương trình truyền hình dung tục, một bài diễn văn sáo mòn, một bản báo cáo nhặt từ những khẩu hiệu có sẵn, những bài phát biểu giống nhau, nghĩa là người nói chỉ cần nhắc lại mà không cần phải động não suy nghĩ… Lười biếng thuộc loại gây nhiều hậu quả nhất. Nó triệt tiêu sáng tạo, không chấp nhận sáng tạo (bởi vì đặt cạnh sự sáng tạo thì lười biếng bị lật tẩy), nó dung túng tội ác, gây lãng phí không sao tính đếm được, nó luôn muốn kéo cuộc sống xuống ngang bằng với những chuẩn mực vừa cỡ với nó, nó gieo rắc lòng nghi kị, đố kị giữa con người với nhau. Nhưng tồi tệ hơn tất cả những thứ tồi tệ đó cộng lại là nó, sự lười biếng mà Ph. Ăng-ghen từng mỉa mai gọi là “bệnh lười chảy thây” cứ từ từ hạ nhân cách con người, nhân cách xã hội xuống cấp bầy đàn. Không chỉ cái đẹp mất chỗ đứng tại đó (thật kinh khủng nếu điều này xảy ra) mà ngay cả thứ dễ kiếm nhất là tình yêu đồng loại cũng biến mất.

(Theo Tạ Duy Anh, In trong Nâng cao và phát triển Ngữ văn 11,

NXB Giáo dục, năm 2011, trang 225)

Câu 1. Xác định thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích. (0.5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, lười biếng gây ra những hậu quả nào? (0.5 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung của đoạn trích. (1.0 điểm)

Câu 4. Anh/Chị rút ra bài học gì từ nội dung đoạn trích trên? (Trình bày khoảng 5-7 dòng). (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

------------Hết-----------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…

Trích “Chí Phèo” (Nam Cao)


Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào?

Câu 3. Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?

Câu 4. Đặt nhan đề cho đoạn trích trên?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân có tái hiện “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Đó là cảnh nào? Hãy phân tích.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau

“Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang…”
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
Có người em may túi đúng ba gang.

Quê hương tôi có ca dao tục ngữ,
Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.
Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,
Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất
“Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng
Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc.
Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.

Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng …

(Trích Bài thơ Quê Hương – Nguyễn Bính)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Kể tên ít nhất 2 truyện cổ hoặc 2 câu ca dao được gợi nhớ trong khổ thơ 1 và 2.

Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 4: Anh/chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc?

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ với những di sản tinh thần của dân tộc?

Câu 2 (5 điểm) Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới.

“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay

Ta vẫn gọi đó là nghề cao quý nhất

Có một nghề không trồng cây vào đất

Mà cho đời những đóa hoa thơm

Có một nghề lặng thầm những đêm thâu

Bên đèn khuya miệt mài trong giáo án

Giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy

Đó là nghề, nghề giáo tôi yêu”

(Giáo sư - Viện sĩ, Nhà giáo ưu tú Đinh Văn Nhã)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ. (0,5)

Câu 2. Chỉ ra ít nhất hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ (0,5)

Câu 3. Nhận xét chung về tâm trạng của nhân vật “tôi” khi nói về nghề nghiệp của mình? (1,0)

Câu 4. Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai câu thơ:

“Có một nghề không trồng cây vào đất

Mà cho đời những đóa hoa thơm”

II. LÀM VĂN

Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

''... Con ơi

trước khi nhắm mắt

Cha con dặn con suốt đời

Phải làm một người chân thật.

- Mẹ ơi, chân thật là gì?

Mẹ tôi hôn lên đôi mắt

Con ơi một người chân thật

Thấy vui muốn cười cứ cười

Thấy buồn muốn khóc là khóc.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét.

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu

Từ đấy người lớn hỏi tôi:

- Bé ơi, Bé yêu ai nhất?

Nhớ lời mẹ tôi trả lời:

- Bé yêu những người chân thật.

Người lớn nhìn tôi không tin

Cho tôi là con vẹt nhỏ...''

(Trích Lời mẹ dặn - Phùng Quán)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ. (0,5đ)

Câu 2: Kẻ tên những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? (1,0đ)

Câu 3: Tác giả nhắn nhủ điều gì qua đoạn thơ trên? (0,5đ)

Câu 4: Ý nghĩa của lời nhắn nhủ ấy đối với anh/chị? (1,0đ)

II. LÀM VĂN

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ . Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ . Các em được quyền chọn đề cho mình .

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn .

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra . Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó , bất kể làm đúng hay sai . Lớp trưởng hỏi thầy :

- Thưa thầy tại sao lại như thế a.?

Thầy cười nghiêm nghị trả lời :

- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách ...

( Trích “ Hạt giống tâm hồn” )

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản .

Câu 2: Tại sao cả lớp lại ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra ?

Câu 3: Hãy viết tiếp câu nói của thầy với cả lớp sao cho phù hợp với mạch nội dung của câu chuyện trên ( tối đa 4 dòng )

Câu 4: Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì ? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ( 7 - 10 dòng )

II. LÀM VĂN

Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Chi Phèo từ khi gặp thị Nở đến lúc kết thúc cuộc đời trong tác phẩm cùng tên để làm rõ tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn Nam Cao.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lửa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ – đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản

Câu 2: Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai “ngày đêm mong được ông chủ gieo xuống đất”

Câu 3: Hình ảnh 2 hạt lúa có ý nghĩa tượng trưng cho những kiểu người nào trong xã hội?

Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất mà anh chị rút ra từ văn bản trên?

II. Làm văn

Anh/ chị hãy làm rõ vẻ đẹp của người nghĩa sĩ trong đoạn văn bản sau:

“Nhớ linh xưa:

Cui cút làm ăn; Toan lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;

Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;

Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa;

Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;

Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;

Hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó.

Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;

Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Khá thương thay:

Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh;

Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.

Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn;

Chín chục trận binh thư, không chờ bày bố.

Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi;

Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ.

Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;

Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;

Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh;

Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.”

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Phần 1: Đọc - Hiểu (4.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

Câu 2: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”

Câu 3: Tác giả thể hiện những tâm tư, tình cảm gì khi đứng trước dòng sông Thạch Hãn?

Câu 4: Từ bài thơ, anh/chị hãy viết đoạn văn (8-12 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của học sinh hiện nay với đất nước.

Phần 2: Làm văn (6,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp bức tranh mùa thu trong đoạn thơ sau:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

(Trích Câu cá mùa thu, Nguyễn Khuyến, Ngữ văn 11, tập 1,

NXB Giáo dục Việc Nam, 2010, tr.22)

Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau

[...]“Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn.

Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui.

Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại.

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao.

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp.

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.


Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ.

Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay.

May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may.

Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều - những điều có nghĩa của trái tim.


Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.”[…]

(Trích “Gửi con”, Bùi Nguyễn Trường Kiên, Ru cho một thuở,

NXB Văn hoá – Văn nghệ, 2015)

Và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2. Anh/chị hãy tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

“Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ.

Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay.”

Câu 3. Theo anh/chị, thông điệp người cha muốn nhắn gửi đến con mình trong hai câu thơ sau là gì?

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp.

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1. Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về lời dạy của cha. “Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.”

Câu 2. Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo khi bị cự tuyệt quyền làm người trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao.

Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

Phần 1: Đọc - Hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Điều gì là quan trọng? Chuyện xảy ra tại một trường học:

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh.

- Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

- Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhất của người khác nhà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch và ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống - Dẫn theo http://gasach.com)

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen" tượng trưng cho điều gì?

Câu 4. Theo anh/chị, việc chú chủ tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?

Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)

Diễn biến tâm tâm lí của Chí Phèo (trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao) từ khi gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời. Sự thay đổi của Chí Phèo cho ta thấy được điều gì từ sức mạnh của tình người?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

Chuyện kể rằng

Có quả trứng đại bàng

Rơi vào ổ gà đang ấp

Khi nở ra cùng với bầy gà

Đại bàng con ngượng ngùng chiêm chiếp

Nhảy bay loạng choạng sân nhà.


Không ai nói với đại bàng về những chân trời xa

Về những đại ngàn bí mật

Nên nó vẫn hồn nhiên bởi đất

Chỉ có khát vọng mơ hồ

Lâu lâu lại cồn cào trong ngực.

Làm sao mà ai biết

Mình đã bắt đầu từ quả trứng nào đây

Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?.

(Khát vọng, Đặng Hồng Thiệp, Thơ Sông Lam, trang 247,

Nxb Hội nhà văn, 2017)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh bầy gà trong văn bản?

Câu 3. Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...

Câu 4. Đọc văn bản trên, anh/chị thấy thông điệp nào có ý nghĩa nhất? Vì sao?

Phần II. Làm văn (6 điểm)

Tương quan ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) và “Chữ người tử tù" (Nguyễn Tuân)?

Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ . Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ . Các em được quyền chọn đề cho mình .

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn .

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra . Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó , bất kể làm đúng hay sai . Lớp trưởng hỏi thầy :

- Thưa thầy tại sao lại như thế a.?

Thầy cười nghiêm nghị trả lời :

- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách ...

( Trích “ Hạt giống tâm hồn” )

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản .

Câu 2: Tại sao cả lớp lại ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra ?

Câu 3: Hãy viết tiếp câu nói của thầy với cả lớp sao cho phù hợp với mạch nội dung của câu chuyện trên (tối đa 4 dòng)

Câu 4: Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì ? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn (7 - 10 dòng)

II. Làm văn (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Ngữ Văn 11, tập 1

I. Đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

" Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời. Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?"

(Trích Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm)


Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên? (1,0 điểm)

Câu 2: Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên có tên gọi chung là gì? Nó thể hiện đặc điểm nào về mặt nghệ thuật của văn học trung đại? (1,0 điểm)

Câu 3: Tư thế " Ghé chiếu" của vua Quang Trung có hiệu quả thuyết phục như thế nào với sĩ phu Bắc Hà? (1,0 điểm)

II. Làm văn

Câu 1. (2,0 điểm) Trong văn bản Đọc hiểu, nhà thơ Đặng Hồng Thiệp đề cao Khát vọng, còn người xưa (Lão Tử) lại khuyên người đời nên sống Biết đủ, biết dừng (Tri túc, tri chỉ). Anh chị chọn cách sống nào? Hãy trình bày quan điểm cá nhân trong một đoạn văn (khoảng 200 chữ).

Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay?

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

Phần 1: Đọc - Hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 3:


Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng Đế trên Thiên Đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.

(Trích Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Collen M. Cullough,

NXB Văn học, 2011, tr.8 )

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, con chim phải đổi điều gì để có được “bài ca duy nhất có một không hai”?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại”?


Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô khi ông có mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy với lợi ích của người dân trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của tác giả Nguyễn Huy Tưởng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

“Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho”và “nhận” trong cuộc đời này)

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói?Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.

(Trích ― “Lời khuyên cuộc sống” theo nguồn: radiovietnam.vn.)

Thực hiện những yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? 

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên? 

Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’?

Câu 4: Quan điểm của anh / chị về sự CHO và NHẬN trong cuộc sống. ( Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 dòng) 

Phần II: Làm văn (7.0 điểm)

Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

..............................Hết........................

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

“Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho”và “nhận” trong cuộc đời này)

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói?Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.

(Trích ― “Lời khuyên cuộc sống” theo nguồn: radiovietnam.vn.)


Thực hiện những yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’?

Câu 4: Quan điểm của anh / chị về sự CHO và NHẬN trong cuộc sống. ( Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 dòng)

Phần II: Làm văn (7.0 điểm)

Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

..............................Hết........................

Xem thêm các đề thi Ngữ Văn lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: