Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 11 Cánh diều có đáp án (3 đề)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 3 Đề thi Sinh học 11 Giữa kì 1 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc bám sát chương trình sách mới từ đề thi Sinh học 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Sinh học 11.

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 11 Cánh diều có đáp án (3 đề)

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng tự dưỡng?

A. Tảo, san hô, bắp cải, cây phượng.

B. Tảo, nấm, san hô, bắp cải.

C. Con người, con thỏ, con cừu.

D. Cây phượng, vi khuẩn lam, cây dương xỉ.

Câu 2: Trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, thực vật thải ra môi trường những chất nào sau đây?

A. Chất khoáng và nước.

B. Chất khoáng và oxygen.

C. Nước và carbon dioxide.

D. Nước, carbon dioxide và oxygen.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với sinh vật hoá tự dưỡng? 

A. Chúng chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang tổng hợp.

B. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ có sẵn. 

C. Chúng chuyển hoá năng lượng hoá học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình hoa tổng hợp.

D. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

Câu 4: Dinh dưỡng ở thực vật là

A. quá trình hấp thụ nước từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.

B. quá trình hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.

C. quá trình hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường trong cơ thể và sử dụng cho trao đổi chất ở thực vật.

D. quá trình hấp thụ và thải ra môi trường các nguyên tố dinh dưỡng khoáng, sử dụng cho quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật.

Câu 5: Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng từ dung dịch đất qua 

A. bề mặt các tế bào biểu bì của cây.

B. bề mặt tế bào biểu bì rễ, chủ yếu qua các tế bào khí khổng.

C. bề mặt tế bào biểu bì rễ, chủ yếu qua các tế bào lông hút.

D. chủ yếu ở tế bào khí khổng trên bề mặt lá.

Câu 6: Con đường di chuyển của nước từ dung dịch đất đến khí quyển đi qua các tế bào của cây theo thứ tự nào sau đây?

A. Biểu bì → Vỏ → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.

B. Lông hút → Vỏ → Nội bì → Mạch gỗ → Gian bào ở lá → Khí khổng.

C. Biểu bì → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.

D. Lông hút → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.

Câu 7: Phát biểu nào sai khi nói về sự vận chuyển trong mạch rây?

A. Mạch rây vận chuyển chủ yếu là sucrose và một số chất như amino acid, hormone thực vật.

B. Sự vận chuyển trong mạch rây diễn ra theo một chiều từ rễ lên lá.

C. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan sử dụng.

D. Nước có thể được vận chuyển theo chiều ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.

Câu 8: Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của các nhân tố là

A. nhiệt độ và ánh sáng.

B. nước trong đất và độ thoáng khí của đất.

C. hệ vi sinh vật vùng rễ.

D. Tất cả các nhân tố trên.

Câu 9: Ở cây cà chua, nhiệt độ thấp có tác động

A. tăng hấp thụ K+.

B. tăng cường độ thoát hơi nước.

C. tăng sự hấp thụ nước ở rễ.

D. tăng hấp thụ tất cả các ion khoáng.

Câu 10: Phát biểu nào sai khi nói về ảnh hưởng của hàm lượng nước trong đất đến sự hấp thụ nước và khoáng ở thực vật?

A. Hàm lượng nước trong đất thấp làm giảm sự xâm nhập của nước vào rễ.

B. Độ ẩm đất thấp làm giảm độ hòa tan của các chất khoáng trong đất, làm giảm sự hút ion khoáng của rễ cây.

C. Hàm lượng nước trong đất thấp làm tăng quá trình thoát hơi nước ở lá, từ đó làm tăng sự hấp thụ, vận chuyển nước và ion khoáng trong cây.

D. Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ.

Câu 11: Cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt là

A. làm đất tơi xốp, giảm độ ẩm của đất, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

B. làm đất tơi xốp, bổ sung các vi sinh vật vào đất làm thúc đẩy hệ vi sinh vật vùng rễ phát triển.

C. làm đất tơi xốp, giảm độ thoáng khí, giảm sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

D. làm đất tơi xốp, tăng độ thoáng khí, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

Câu 12: Nên chiếu ánh sáng có bước sóng nào để tăng cường hiệu quả quang hợp ở thực vật?

A. Bước sóng 400 - 700 nm.

B. Bước sóng 280 – 760 nm. 

C. Bước sóng 200 – 500 nm. 

D. Bước sóng 700 - 900 nm. 

Câu 13: Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra

A. ở chất nền của lục lạp.

B. trên màng ti thể.

C. trên màng thylakoid.

D. ở chất nền của ti thể.

Câu 14: Những cây nào sau đây thuộc thực vật C4

A. Lúa, khoai tây, đậu.

B. Lúa, khoai, sắn.

C. Ngô, mía, cỏ gấu.

D. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

Câu 15: Diễn biến nào sau đây không có ở pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật? 

A. Sự kích thích và truyền electron của phân tử diệp lục ở trung tâm phản ứng. B. Chuyển hoá CO2 thành hợp chất hữu cơ.

C. Quang phân li nước giải phóng O2.

D. Chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng về chu trình Calvin?

A. Diễn ra ở cả thực vật C3, C4 và CAM.

B. Sử dụng sản phẩm ATP và NADPH của pha sáng. 

C. Diễn ra cả ban ngày và ban đêm.

D. Chuyển hoá CO2 thành hợp chất hữu cơ.

Câu 17: Bào quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật là

A. ti thể.

B. lục lạp.

C. ribosome.

D. nhân.

Câu 18: Kết thúc giai đoạn đường phân, từ một phân tử glucose sẽ thu được sản phẩm là

A. hai phân tử pyruvic acid, bốn phân tử ATP và hai phân tử NADH. 

B. hai phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và bốn phân tử NADH.

C. hai phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và hai phân tử NADH.

D. một phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và hai phân tử NADH.

Câu 19: Sản phẩm của chu trình Krebs khi phân giải hoàn toàn một phân tử acetyl-CoA là 

A. hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và bốn phân tử NADH.

B. bốn phân tử CO2, hai phân tử ATP, hai phân tử FADH2 và sáu phân tử NADH.

C. sáu phân tử CO2, hai phân tử ATP, hai phân tử FADH2 và sáu phân tử NADH.

D. hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và ba phân tử NADH.

Câu 20: Mục đích chính của việc ngâm hạt trước khi gieo là 

A. tăng cường lượng nước trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp. 

B. giảm nồng độ CO2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.

C. tăng nồng độ O2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp. 

D. giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với quá trình hô hấp. 

Câu 21: Sau giai đoạn tiêu hóa và hấp thụ, chất dinh dưỡng được vận chuyển đến từng tế bào nhờ

A. hệ bài tiết. 

B. hệ tuần hoàn.

C. hệ hô hấp.

D. hệ nội tiết.

Câu 22: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của cơ thể phụ thuộc vào

A. hoàn cảnh, môi trường sống của mỗi người.

B. độ tuổi và khả năng lao động của mỗi người.

C. độ tuổi, giới tính, sở thích và tình trạng hôn nhân.

D. độ tuổi, giới tính, cường độ lao động, sức khỏe tinh thần và tình trạng bệnh tật.

Câu 23: Phát biểu nào không đúng khi nói về tiêu hóa ở động vật?

A. Ở đa số các loài động vật, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức tiêu hóa nội bào.

B. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và nội bào.

C. Ống tiêu hóa có ở hầu hết các động vật không xương sống và có xương sống.

D. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học.

Câu 24: Nhận định nào dưới đây về quá trình dinh dưỡng và tiêu hoá là đúng? 

A. Tiêu hoá là một phần của quá trình dinh dưỡng.

B. Dinh dưỡng và tiêu hoá là hai quá trình kế tiếp nhau.

C. Dinh dưỡng là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

D. Tiêu hoá là quá trình tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đã được hấp thụ để tổng hợp, biến đổi thành những chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.

Câu 25: Ở động vật, quá trình trao đổi khí với môi trường được thực hiện qua

A. ống trao đổi khí.

B. bề mặt trao đổi khí.

C. áp suất trao đổi khí. 

D. thể tích trao đổi khí.

Câu 26: Hình thức trao đổi khí qua ống khí có ở các động vật nào sau đây?

A. Bọt biển, giun tròn, giun dẹp.

B. Châu chấu, ong, dế mèn.

C. Con trai, ốc, tôm.

D. Chim bồ câu, thỏ, thằn lằn.

Câu 27: Phát biểu nào sai khi nói về hình thức trao đổi khí qua mang? 

A. Tôm, cua là các động vật có hình thức trao đổi khí qua mang.

B. Mang cá xương được cấu tạo từ các cung mang, sợi mang và phiến mang.

C. Trao đổi khí qua mang là hình thức trao đổi khí mà CO2 hòa tan trong nước được khuếch tán vào máu, O2 từ máu khuếch tán vào nước.

D. Hệ thống mao mạch trên phiến mang là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với dòng nước chảy qua phiến mang.

Câu 28: Phát biểu nào không đúng khi nói về các biện pháp phòng bệnh về hô hấp?

A. Phòng các bệnh về hô hấp bằng cách hạn chế khả năng xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể.

B. Giữ vệ sinh môi trường là một biện pháp giúp hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.

C. Thường xuyên luyện tập thể thao giúp các cơ hô hấp khỏe hơn, giảm thể tích khí lưu thông và tăng nhịp thở.

D. Đeo khẩu trang là một biện pháp giảm sự lây lan của nguồn lây bệnh.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Nếu cây không được tưới nước trong nhiều ngày. Khả năng hấp thụ nước ở rễ cây thay đổi như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.

Câu 2 (1 điểm): Nêu ý nghĩa của việc xác định điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa ánh sáng đối với cây trồng.

Câu 3 (1 điểm): Vào những ngày nắng nóng, thường xuất hiện hiện tượng cá nổi đầu ở các ao nuôi. Hãy giải thích hiện tượng này.

Đáp án

A. Phần trắc nghiệm

1. D

2. D

3. A

4. B

5. C

6. B

7. B

8. D

9. A

10. C

11. D

12. A

13. C

14. C

15. B

16. C

17. A

18. C

19. D

20. A

21. B

22. D

23. A

24. A

25. B

26. B

27. C

28. C

B. Phần tự luận

Câu 1:

- Nếu cây không được tưới nước trong nhiều ngày thì khả năng hấp thụ nước ở rễ cây sẽ giảm.

- Giải thích: Cây không được tưới nước nhiều ngày dẫn tới hàm lượng nước trong đất giảm thấp, làm giảm sự xâm nhập của nước vào rễ, thậm chí rễ cây không hút được nước khi đất quá khô.

Câu 2:

Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình quang hợp ở cây trồng, từ đó, ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây trồng → Việc xác định điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa ánh sáng đối với cây trồng sẽ giúp con người có thể điều khiển được cường độ ánh sáng thuận lợi nhất cho quá trình quang hợp (đặc biệt có ý nghĩa trong kĩ thuật trồng cây trong nhà kính), từ đó, giúp nâng cao năng suất của cây trồng.

Câu 3:

- Hiện tượng cá nổi đầu thường xuất hiện vào những ngày nắng nóng vì: Trời nắng nóng làm tăng tốc độ phân giải chất hữu cơ trong nước ao của các vi sinh vật hiếu khí, hoạt động này tiêu thụ một lượng lớn oxygen hoà tan trong nước ao khiến cá bị thiếu oxygen và phải nổi đầu để đớp khí. 

- Hiện tượng này thường xảy ra ở các ao nuôi vì: Trong ao nuôi thường có lượng chất hữu cơ hoà tan lớn là thức ăn thừa còn tồn dư cũng như chất thải từ cá. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các vi sinh vật hiếu khí phát triển và hoạt động khiến lượng oxygen trong ao bị suy giảm.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Đề thi Sinh học 11 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn

Xem thử

Tham khảo đề thi Sinh học 11 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác: