Đề thi Học kì 1 Sinh học 11 Cánh diều có đáp án (3 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 3 Đề thi Sinh học 11 Học kì 1 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc bám sát chương trình sách mới từ đề thi Sinh học 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 2 Sinh học 11.
Đề thi Học kì 1 Sinh học 11 Cánh diều có đáp án (3 đề)
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023 - 2024
Môn: Sinh học 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Cho hình ảnh sau:
Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí số
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 3: Yếu tố nào sau đây không thuộc yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Ánh sáng.
B. Dinh dưỡng khoáng.
C. Quan hệ cùng loài.
D. Nhiệt độ.
Câu 4: Ở động vật, giai đoạn phôi diễn ra
A. từ khi trứng nở hoặc con non được sinh ra.
B. từ khi trứng nở cho đến khi trưởng thành.
C. từ khi trứng được thụ tinh đến khi trứng nở hoặc con non được sinh ra.
D. từ khi trứng được thụ tinh đến khi hình thành hợp tử.
Câu 5: Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển ở người?
A. Sự phát triển của thai phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ của người mẹ.
B. Hợp tử được hình thành ở giai đoạn sơ sinh.
C. Giai đoạn phôi thai kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày sau khi thụ tinh.
D. Ở giai đoạn sau sinh, sự phát triển của người thuộc kiểu phát triển qua biến thái.
Câu 6: Sự sinh trưởng và phát triển ở côn trùng được điều hoà bởi hormone nào?
A. Thyroxine và GH.
B. Ecdysteroid và juvenile.
C. Testosterone và estrogen.
D. Allata và cardiaca.
Câu 7: Đâu là dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật?
A. Vật chất di truyền và truyền đạt vật chất di truyền
B. Hình thành cơ thể mới.
C. Điều hòa sinh sản.
D. Tất cả các dấu hiệu trên.
Câu 8: Phát biểu nào không đúng khi nói về sinh sản vô tính?
A. Cơ sở tế bào của sinh sản vô tính là nguyên phân..
B. Sinh sản vô tính có lợi khi môi trường sống thay đổi.
C. Các cá thể mới sinh ra có đặc điểm di truyền giống nhau và giống cá thể mẹ.
D. Sinh sản vô tính không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
Câu 9: Yếu tố nào sau đây không tham gia điều hoà sinh sản ở sinh vật ở cấp độ tế bào và cơ thể?
A. Hệ gene của sinh vật.
B. Hormone.
C. Nhiệt độ môi trường.
D. Dinh dưỡng.
Câu 10: Sinh sản bằng bào tử gặp ở nhóm thực vật nào sau đây?
A. Rêu và hạt kín.
B. Rêu và dương xỉ.
C. Hạt trần và hạt kín.
D. Hạt kín và dương xỉ.
Câu 11: Trong quá trình hình thành túi phôi, từ một tế bào mẹ (2n) của noãn, qua giảm phân hình thành
A. bốn bào tử đơn bội (n).
B. bốn bào tử đa bội (2n).
C. hai bào tử đơn bội (n).
D. hai bào tử đa bội (2n).
Câu 12: Túi phôi chứa
A. tế bào trứng và tinh tử.
B. tế bào trứng, 3 tế bào kèm, nhân lưỡng cực và 1 tế bào đối cực.
C. tế bào trứng, 2 tế bào kèm, nhân lưỡng cực và 3 tế bào đối cực.
D. tế bào trứng, 1 tế bào kèm, nhân lưỡng cực và 1 tế bào đối cực.
Câu 13: Túi phôi được hình thành từ tế bào trung tâm trong noãn thông qua:
A. một lần giảm phân, một lần nguyên phân.
B. một lần giảm phân, hai lần nguyên phân.
C. một lần giảm phân, ba lần nguyên phân.
D. ba lần giảm phân, một lần nguyên phân.
Câu 14: Khẳng định nào sau đây về sinh sản sinh dưỡng ở thực vật có hoa là đúng?
A. Cây con được hình thành từ quả của cây mẹ.
B. Cây con được hình thành từ lá, hạt của cây mẹ.
C. Cây con được hình thành từ bào tử của cây mẹ.
D. Cây con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ.
Câu 15: Hình dưới đây thể hiện sơ đồ cấu trúc hoa. Quá trình thụ phấn xảy ra ở đâu?
A. (3).
B. (4).
C. (2).
D. (1).
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng về thụ tinh kép ở thực vật có hoa?
A. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của chỉ một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
B. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử cùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
C. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nội nhũ.
D. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nhân tam bội.
Câu 17: Thủy tức có hình thức sinh sản vô tính là
A. phân đôi.
B. nảy chồi.
C. phân mảnh
D. trinh sinh.
Câu 18: Thụ tinh ngoài là
A. hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau ở bên ngoài cơ thể con cái.
B. hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của con cái.
C. hình thức thụ tinh xảy ra trong cơ thể động vật, ở môi trường nước.
D. hình thức thụ tinh nhờ cơ quan sinh dục phụ, xảy ra ở môi trường nước.
Câu 19: Chức năng chính của thể vàng là gì?
A. Kích thích sự phát triển và nuôi dưỡng nang trứng.
B. Duy trì tổng hợp progesterone và estrogen sau khi rụng trứng.
C. Kích thích quá trình rụng trứng.
D. Kích thích bong lớp niêm mạc tử cung, gây hiện tượng chảy máu (kinh nguyệt).
Câu 20: Cơ chế tác động của biện pháp tránh thai sử dụng bao cao su là
A. ức chế trứng chín và rụng.
B. ngăn cản sự làm tổ của phôi thai ở tử cung.
C. ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
D. ức chế ngay lập tức không cho trứng rụng.
Câu 21: Khi nói về sinh sản hữu tính ở động vật, nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Tạo ra thế hệ con có khả năng thích nghi với môi trường nhiều biến động.
B. Làm tăng biến dị di truyền trong loài.
C. Có sự kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
D. Thế hệ con giữ nguyên những tính trạng tốt về mặt di truyền của bố mẹ.
Câu 22: Khi phân biệt sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Sinh sản hữu tính sinh ra nhiều con và thời gian cho mỗi lứa đẻ ngắn hơn so với sinh sản vô tính.
B. Sinh sản hữu tính truyền tất cả các đột biến cho con cái của chúng, trong khi sinh sản vô tính thì không.
C. Thế hệ con ở các sinh vật sinh sản hữu tính có khả năng thích nghi cao hơn khi môi trường có nhiều biến động.
D. Các sinh vật sinh sản hữu tính có ít biến dị hơn so với ở các sinh vật sinh sản vô tính.
Câu 23: Khi nói về cơ chế điều hoà sinh trứng, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. FSH do thuỳ trước tuyến yên tiết ra kích thích hình thành và phát triển thể vàng.
B. Estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung dày lên.
C. GnRH ức chế thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH.
D. Progesterone ở nồng độ cao kích thích vùng dưới đồi tiết GnRH, thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH.
Câu 24: Hệ thống có khả năng duy trì sự cân bằng các chỉ số của hệ thống gọi là
A. hệ thống mở.
B. hệ thống kín.
C. hệ thống tự do.
D. hệ thống tự điều chỉnh.
Câu 25: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ của quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật?
A. Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoặc không hoạt động thì sự hoạt động của các cơ quan khác vẫn diễn ra bình thường.
B. Ở thực vật, các quá trình sinh lí trong cơ thể được điều tiết thông qua tín hiệu hormone.
C. Các cơ quan, quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật cũng có mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại mật thiết với nhau.
D. Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoạt động sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ quan khác, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống của toàn bộ cơ thể sinh vật.
Câu 26: Cho các hệ cơ quan sau:
(1) Hệ vận động (2) Hệ tuần hoàn |
(3) Hệ hô hấp (4) Hệ bài tiết (5) Hệ thần kinh |
Khi cơ thể nhảy dâ, có bao nhiêu hệ cơ quan tham gia?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 27: Nghiên cứu, sản xuất thuốc chữa bệnh; kiểm định chất lượng thuốc; bán thuốc là hoạt động nghề nghiệp của
A. bác sĩ thú y.
B. dược sĩ sản xuất thuốc.
C. kĩ sư chế biến thực phẩm.
D. giảng viên.
Câu 28: Đâu không phải thành tựu nổi bật của lĩnh vực sinh học cơ thể?
A. Công nghệ nuôi cấy mô.
B. Tạo ra các loài virus mới.
C. Các phương pháp khám chữa bệnh ở người.
D. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép tạo ra các hệ thống canh tác an toàn, hiệu quả.
B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Tại sao trong chăn nuôi, người ta thường thu hoạch vật nuôi sau một thời gian nhất định chứ không nuôi đến khi cá thể đạt tới khối lượng tối đa?
Câu 2 (1 điểm): Bạn A cho rằng: “Trong thực tiễn sản xuất, biện pháp giâm cành thường được sử dụng để nhân giống vô tính một số cây ăn quả thân gỗ như bưởi, nhãn”. Theo em ý kiến của bạn đúng hay sai? Giải thích.
Câu 3 (1 điểm): Rối loạn sản xuất hormone FSH, LH, estrogen và progesterone có ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng hay không ? Tại sao?
Đáp án
A. Phần trắc nghiệm
1. A |
2. B |
3. C |
4. C |
5. A |
6. B |
7. D |
8. B |
9. A |
10. B |
11. A |
12. C |
13. C |
14. D |
15. D |
16. D |
17. B |
18. A |
19. B |
20. C |
21. D |
22. C |
23. B |
24. D |
25. A |
26. D |
27. B |
28. B |
B. Phần tự luận
Câu 1:
Trong chăn nuôi, người ta thường thu hoạch vật nuôi sau một thời gian nhất định chứ không nuôi đến khi cá thể đạt tới khối lượng tối đa vì:
- Tốc độ sinh trưởng ở quãng thời gian sắp đạt tới khối lượng tối đa thường chậm hơn so với giai đoạn trước đó. Nếu kéo dài thời gian nuôi thì sẽ gây lãng phí về lượng thức ăn và các chi phí khác cho vật nuôi.
- Ngoài ra, người ta còn tính toán đến giá trị dinh dưỡng ở từng giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi để quyết định thời điểm thu hoạch.
Câu 2:
Theo em ý kiến của bạn A là sai. Vì với một số cây ăn quả thân gỗ như bưởi, nhãn, việc thực hiện giâm cành ít đạt hiệu quả do tỉ lệ ra rễ thấp, cây con nếu được tạo thành có kích thước nhỏ, lâu ra quả.
Câu 3:
FSH và LH là hai hormone của tuyến yên có vai trò kích thích nang trứng phát triển, làm cho trứng chín và rụng ; nồng độ progesterone và estrogen trong máu lại có tác dụng điều hoà ngược lên sự sản xuất FSH, LH của tuyến yên. Do đó, sự rối loạn trong hoạt động sản xuất của cả 4 hormone này đều ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Sinh học 11 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: