Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Hóa học 12 Chân trời sáng tạo với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Hóa 12 Giữa kì 1.
Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Hóa học 12 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề cương ôn tập Hóa học 12 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo có 3 Chương (8 bài) trong đó gồm ba hình thức trắc nghiệm:
- Ester – lipid: 19 câu hỏi trắc nghiệm;
- Xà phòng và chất giặt rửa: 14 câu hỏi trắc nghiệm;
- Glucose và fructose: 20 câu hỏi trắc nghiệm;
- Saccharose và maltose: 15 câu hỏi trắc nghiệm;
- Tinh bột và cellulose: 19 câu hỏi trắc nghiệm;
- Amine: 29 câu hỏi trắc nghiệm;
- Amino acid và peptide: 33 câu hỏi trắc nghiệm;
- Protein và enzyme: 24 câu hỏi trắc nghiệm;
I. Nội dung kiểm tra
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1 gồm toàn bộ chương 1, 2, 3 (bao gồm các bài từ 1 – 8).
- Thời gian làm bài: 50 phút.
- Hình thức kiểm tra: Gồm 3 hình thức: Trắc nghiệm một lựa chọn đúng; Trắc nghiệm đúng sai; Trắc nghiệm trả lời ngắn.
- Cấu trúc:
+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 30% Vận dụng.
+ Phần trắc một lựa chọn đúng sai: 4,5 điểm, (Gồm 18 câu hỏi; mỗi câu 0,25 điểm)
+ Phần trắc nghiệm đúng – sai: 4,0 điểm (Gồm 4 câu tương ứng với 16 ý; đúng 1 ý được 0,1 điểm; đúng 2 ý được 0,25 điểm; đúng 3 ý được 0,5 điểm; đúng cả 4 ý được 1 điểm)
+ Phần trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn: 1,5 điểm (Gồm 6 câu; mỗi câu 0,25 điểm)
II. Nội dung ôn tập
BÀI 1. ESTER – LIPID
Phần I. Trắc nghiệm một lựa chọn đúng sai
Câu 1. Methyl acrylate là một chất kích thích mạnh, có thể gây chóng mặt, đau đầu, hoa mắt và khó thở khi tiếp xúc với da hoặc hít phải. Ester này có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH3COOC2H5.
B. CH3COOCH3.
C. C2H5COOCH3.
D. CH2=CHCOOCH3
Câu 2. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol.
(2) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của acid béo ra khỏi hỗn hợp.
(3) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(4) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(5) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 3. Công thức của ester tạo bởi acid no, đơn chức mạch hở và alcohol no đơn chức mạch hở là
A. CnH2nO2 (n ≥ 2).
B. CnH2n – 2O2, (n ≥ 3).
C. CnHnO2 (n ≥ 2).
D. CnH2n + 2O2 (n ≥ 3).
Câu 4. Chất béo là triester của acid béo với
A. methyl alcohol.
B. ethylene glycol.
C. ethyl alcohol.
D. glycerol.
Câu 5. Chất nào dưới đây không phải là chất béo?
A. (CH3COO)3C3H5.
B. (C15H31COO)3C3H5.
C. (C17H35COO)3C3H5.
D. (C15H33COO)3C3H5.
Câu 6. Đun nóng hỗn hợp các chất trong bình cầu chứa 12 mL acetic acid (D = 1,05 g/mL), 11 mL pentyl alcohol (D = 0,81 g/mL) và 4 mL dung dịch H2SO4 đặc cùng một ít đá bọt trong 20 phút. Khối lượng ester thu được sau khi tách khỏi hỗn hợp và làm sạch là 8 gam. Hiệu suất phản ứng ester hoá đạt
Α. 29,30%.
B. 60,78%.
C. 66,67%.
D. 72,27%.
Câu 7. [CTST – SBT] Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ đơn chức khác nhau có công thức C3H6O2?
A. 2.
B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 8. [CTST – SBT] Có bao nhiêu ester có công thức phân tử C4H8O2?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 9. Ester nào sau đây là sản phẩm của phản ứng ester hoá giữa benzoic acid và methyl alcohol?
Câu 10. Trong công nghiệp, để chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, người ta dùng phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng ester hoá.
B. Phản ứng hydrogen hoá.
C. Phản ứng oxi hoá.
D. Phản ứng xà phòng hoá.
................................
................................
................................
BÀI 2. XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA
Phần I. Trắc nghiệm một lựa chọn đúng sai
Câu 1. Chất giặt rửa tổng hợp chủ yếu được sản xuất từ
A. dầu mỏ.
B. dầu thực vật.
C. quả bồ kết, bồ hòn.
D. mỡ động vật.
Câu 2. Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì
A. gây ô nhiễm môi trường.
B. cần dùng nhiều nước hơn.
C. xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa của xà phòng.
D. ion Ca2+, Mg2+ làm giảm độ bền của sợi vải.
Câu 3. Chất nào sau đây được sử dụng làm thành phần chính của xà phòng là
A. CH3CH2COOK.
B. CH3CH(CH3)-COOH.
C. CH3[CH2]10COONa.
D. CH3[CH2]10COOH.
Câu 4. [CTST – SBT] Phát biểu nào sau đây về xà phòng là đúng?
A. Xà phòng có thành phần chính là muối sodium hoặc potassium của carboxylic acid.
B. Các phân tử xà phòng đều có đầu kị nước gắn với đuôi dài ưa nước.
C. Xà phòng mất tính giặt rửa khi sử dụng với nước cứng.
D. Nhược điểm của xà phòng là khó bị phân huỷ hoặc phân huỷ chậm, do đó gây hại cho hệ sinh thái.
Câu 5. Trong các chất sau đây, chất nào là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp?
A. .
B. .
C. .
D.
Câu 6. Theo nguồn gốc, chất giặt rửa được chia thành hai loại: chất giặt rửa tự nhiên và chất giặt rửa tổng hợp. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Phân tử chất giặt rửa có cấu tạo gồm hai phần, một phần ưa nước và một phần kị nước.
B. Phân tử chất giặt rửa tổng hợp có phần kị nước là gốc hydrocarbon mạch dài tương tự như xà phòng.
C. Chất giặt rửa tổng hợp dễ bị phân huỷ sinh học bởi các vi sinh vật hơn xà phòng.
D. Từ nguồn nguyên liệu dầu mỏ, có thể sản xuất được cả xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
Phần II. Trắc nghiệm đúng – sai
Câu 1. Cho 5 gam hợp chất hữu cơ X có cấu trúc phân tử (như hình bên) vào một bát sứ và thêm 15 mL dung dịch KOH30% (dùng dư), sau đó đun nóng một thời gian để phản ứng xảy ra.
a. Thí nghiệm trên là phản ứng xà phòng hoá triolein bằng NaOH.
b. Khi chưa đun nóng, trong bát sứ có sự tách lớp giữa các chất.
c. Sau thí nghiệm, trong chén sứ chỉ chứa một dung dịch đồng nhất.
d. Chất rắn màu trắng thu được sau thí nghiệm có thành phần là muối sodium stearate.
Câu 2. Cho công thức cấu tạo của hai chất sau:
Sodium palmitate Sodium laurylsulfate
a. Sodium palmitate và sodium laurylsulfate đều là thành phần chính của xà phòng.
b. Sodium palmitate và sodium laurylsulfate đều có tính năng giặt rửa.
c. Sodium palmitate và sodium laurylsulfate đều tạo muối khó tan trong nước cứng.
d. Sodium palmitate và sodium laurylsulfate đều có đầu ưa nước gắn với đuôi kị nước.
Câu 3. Trong quả bồ kết có saponin. Chất này có tính chất giặt rửa. Cho 20 quả bồ kết vào nồi và thêm 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút tới khi được dung dịch có màu nâu sẫm.
a. Dung dịch thu được có tính chất giặt rửa và được gọi là chất giặt rửa tự nhiên.
b. Tính chất của chất giặt rửa tự nhiên là do saponin có khả năng tạo bọt như xà phòng.
c. Thành phần chính của chất giặt rửa tự nhiên tương tự với chất giặt rửa tổng hợp.
d. Đặc điểm chung của phân tử các chất giặt rửa là luôn có một phần không phân cực và một phần phân cực.
................................
................................
................................
BÀI 3. GLUCOSE VÀ FRUCTOSE
Phần I. Trắc nghiệm một lựa chọn đúng sai
Câu 1. [CTST – SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng về glucose và fructose?
A. Chúng đều có công thức phân tử C6H12O6.
B. Chúng đều là các hợp chất carbohydrate.
C. Chúng đều là các monosaccharide.
D. Chúng có tính chất hoá học tương tự nhau.
Câu 2. [CTST – SBT] Cho các phát biểu sau về glucose và fructose:
(1) Glucose và fructose là hai đồng phân lập thể.
(2) Fructose còn được gọi là đường trái cây và là carbohydrate tự nhiên có vị ngọt nhất.
(3) Glucose là carbohydrate mà cơ thể sử dụng làm nhiên liệu.
(4) Người mắc bệnh đái tháo đường có lượng glucose trong máu cao hơn mức bình thường.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 3. Carbohydrate có thành nguyên tố gồm
A. C, H, O, N.
B. C, H, O, S.
C. C, H, O.
D. C, H, O, P.
Câu 4. [CTST – SBT] Chất nào sau đây không thuộc nhóm hợp chất carbohydrate?
A. Tinh bột.
B. Glucosamine.
C. Fructose.
D. Glucose.
Câu 5. Công thức phân tử chung của glucose và fructose là
A. C6H10O5.
B. C6H12O6.
C. C5H10O5.
B. C12H22O11.
Câu 6. Nhóm chức nào sau đây không có trong cấu tạo của glucose?
A. Hydroxy.
B. Ketone.
C. Hemiacetal.
D. Aldehyde.
Câu 7. Công thức cấu tạo nào sau đây ứng với fructose ở dạng mạch hở?
Câu 8. Ở trạng thái rắn, glucose chủ yếu tồn tại ở dạng mạch vòng ß-glucose. Công thức cấu trúc nào dưới đây là của ß-glucose?
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Glucose được pha làm dịch truyền cho bệnh nhân.
B. Glucose là nguyên liệu chính để sản xuất chất kháng sinh.
C. Fructose được dùng để chế biến bánh, kẹo, nước giải khát,...
D. Fructose được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Câu 10. Trong điều kiện thích hợp, glucose được lên men tạo thành khí CO2 và chất nào dưới đây?
A. C2H5OH.
B.H2O.
C. HCOOH.
D. CH3CHO.
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập Hóa học 12 Chân trời sáng tạo có lời giải hay khác: