Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (5 đề)
Với bộ 5 Đề thi Cuối Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 năm học 2023 có đáp án, chọn lọc sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Tiếng Việt 2.
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (5 đề)
Chỉ 100k mua trọn bộ đề thi Cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. Đọc
I. Đọc hiểu
Nhà bác học và bà con nông dân
Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.
Thấy bà con nông dân đang cấy lúa trên những thửa ruộng ven đường, bác Của bảo dừng xe, lội xuống ruộng trò chuyện với mọi người. Bác khuyên bà con nên cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, cây lúa dễ phát triển. Lúc cấy cần chăng dây cho thẳng hàng để sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn….
Rồi bác cười vui và nói với mọi người:
- Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời cấy thi với tôi xem kĩ thuật cũ và kĩ thuật mới đằng nào thắng, nghe!
Thế là cuộc thi bắt đầu. Chỉ ít phút sau, bác đã bỏ xa cô gái cấy giỏi nhất vài mét. Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng. Thấy vậy, ai nấy đều trầm trồ, thán phục nhà bác học nói và làm đều giỏi.
(Theo Nguyễn Hoài Giang)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Bác Của khuyên bà con nông dân nên cấy lúa thế nào?
a- Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, lúa dễ phát triển
b- Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn sâu, lúa dễ phát triển
c- Cấy úp tay để rễ mạ ăn nông, lúa mau phát triển
2. Bác Của khuyên bà con khi cấy cần chăng dây để làm gì?
a- Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ lội ruộng đi lại làm cỏ sục bùn
b-Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn
c- Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng máy gặt lúa ngay tại ruộng
3. Kết quả thi cấy giữa bác Của và cô gái cấy giỏi nhất ra sao?
a- Bác Của cấy đều, nhanh, bỏ xa cô gái hơn chục mét
b- Bác Của cấy đều, thẳng hàng, bỏ xa cô gái vài mét
c- Bác Của cấy nhanh, thẳng hàng, vượt lên trước cô gái.
4. Bà con nông dân trầm trồ, thán phục bác Của về điều gì?
a- Nhà bác học nói về cấy lúa rất giỏi
b- Nhà bác học cấy lúa nhanh và giỏi
c- Nhà bác học nói và làm đều giỏi
II. Tiếng việt
1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng:
a) l hoặc n
- nỗi …iềm/…….. -…..ương rẫy/……… |
- cái……iềm/………. -……..ương thực/…….. |
b) v hoặc d
-….ỗ tay/………. - sách……ở/…….. |
-….ỗ dành/…… -…..ở dang/…… |
c) it hoặc ich
- t……tắc/…….. - vở k……./………. |
- xa t……./……. - đen k…../……. |
2. Xếp các từ sau thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa):
nhỏ, tối, chìm, cuối cùng, ít, to, sáng, đầu tiên, nổi, nhiều.
M: to/ nhỏ
-………./……….. |
-………../………. |
-………./………. |
-………../………. |
3. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm rồi chép lại đoạn sau:
Xóm làng tưng bừng mở hội mừng xuân….Nhiều hình thức hội hè vui chơi diễn ra sôi nổi, như: đấu võ dân tộc…đua thuyền…đấu cờ tướng…thi hát xướng… ngâm thơ.
B. Viết:
I. Chính tả
Cái trống trường em
Thanh Hào
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ
Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve
Cái trống lặng yên
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!
Kìa trống đang gọi
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng
II. Viết đoạn văn kể về một buổi đi chơi.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
SÓC VÀ THỎ ĐI TẮM NẮNG
Một ngày nắng đẹp, chú Sóc đi dạo trên bờ sông và thấy bên kia sông có một chú Thỏ cũng đang đi dạo chơi. Sóc tinh nghịch, nhặt một viên sỏi ném về phía Thỏ. Viên sỏi rơi xuống nước gần nơi Thỏ đứng làm nước bắn lên tung tóe vào mặt và người Thỏ.
Chú Thỏ giận quá, cúi đầu nhặt viên đá ném trả lại bên Sóc. Đá cũng rơi xuống nước và sóc cũng bị ướt như Thỏ.
Lần này đến lượt Sóc tức giận. Sóc lượm một viên sỏi lớn hơn và ném qua bên Thỏ. Cứ thế, chú Sóc và chú Thỏ ném qua ném lại tới khi cả hai cùng mệt nhoài. Sau cùng, Sóc nói với Thỏ:
- Thôi chúng ta đừng ném nhau nữa nhé? Nếu cứ ném như vậy lỡ mà ném vào đầu hoặc vào trán thì đau lắm đấy !
Thỏ chạy qua cầu và chìa tay ra nói:
- Vậy thì mình làm bạn với nhau nhé! Chúng ta cùng nhau đi tắm nắng và xem hoa thì vui lắm bạn nhỉ?
Chú Sóc và chú Thỏ cầm tay nhau vừa đi, vừa hát thật là vui ghê!
Câu 1 (0,5 điểm): Sóc và Thỏ đi chơi ở đâu?
A. Nhà của Sóc
B. Bên bờ sông
C. Bên ngọn đồi phía sau nhà Thỏ
Câu 2 (0,5 điểm): Khi nhìn thấy Thỏ, Sóc đã làm gì?
A. Sóc nấp vào bụi cây và trêu chọc bạn
B. Sóc đã ném viên sỏi xuống nước
C. Sóc chạy ra và rủ Thỏ cùng đi chơi
Câu 3 (0,5 điểm): Khi bị ướt, Thỏ đã làm gì?
A. Thỏ tức giận, ném một viên sỏi lại về phía Sóc
B. Thỏ tức giận, chạy về nhà mách bác Gấu
C. Thỏ khuyên nhủ Sóc nên dừng hành động đó lại
Câu 4 (0,5 điểm): Sau đó, bạn Sóc đã làm gì?
A. Sóc tức giận, lại lượm hai viên sỏi lớn nhất ném qua bên Thỏ
B. Sóc nhặt từng viên sỏi to lớn rồi ném trả về phía bên Thỏ
C. Sóc tức giận, lại lượm một viên sỏi lớn hơn ném qua bên Thỏ
Câu 5 (1,0 điểm): Theo em, hành động của hai bạn Sóc và Thỏ là đúng hay sai? Vì sao?
................................................................................................
................................................................................................
Câu 6 (0,5 điểm): Cuối cùng, Sóc và Thỏ đã nhận ra điều gì?
................................................................................................
................................................................................................
Câu 7 (1,5 điểm):
a) Điền ch hoặc tr vào chỗ trống:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu …ời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ …e đỉnh …ường Sơn sớm …iều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã …ịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái …ai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
(Theo Nguyễn Đình Thi)
b) Viết 4 từ chỉ đặc điểm được sử dụng trong bài thơ phần a.
................................................................................................
Câu 8 (1,0 điểm): Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống sau:
Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Tay bé
Bàn tay bé uốn uốn
Là dải lụa bay ngang
Bàn tay bé nghiêng sang
Là chiếc dù che nắng.
Bàn tay bé dang thẳng
Là cánh con ngỗng trời
Bàn tay bé bơi bơi
Là mái chèo nho nhỏ.
Bàn tay bé xòe nở
Là năm cánh hoa tươi
Là mọc dậy mặ trời
Bé dâng lên tăng mẹ.
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết 4 – 5 câu giới thiệu về một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ ở trong nhà em.
Gợi ý:
- Giới thiệu tên đồ vật
- Điểm nổi bật về hình dạng, màu sắc,…của đồ vật đó
- Công dụng của đồ vật đó
- Nhận xét của em về đồ vật đó
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. Đọc hiểu
Mây trắng và mây đen
Trên bầu trời cao rộng, mây đen và mây trắng đơng rong ruổi theo gió. Mây trắng xốp, nhẹ, bồng bềnh như một chiếc gối bông xinh xắn. Mây đen vóc dóng nặng nề, đang sà xuống thấp.
Thấy mây đen bay thấp, mây trắng rủ:
- Chúng mình bay lên cao đi! Bay cao thú vị lắm!
- Anh bay lên đi! - Mây đen nói - Tôi còn phải mưa xuống, ruộng đồng đang khô cạn vì hạn hán, muôn loài đang mong chờ tôi.
Mây trắng ngạc nhiên hỏi:
- Làm mưa ư? Anh không sợ tan biến hết hình hài à?
Nói rồi mây trắng bay vút lên. Nó bị gió cuốn tan biến vào không trung.
Mây đen sà xuống thấp rồi hóa thành mưa rơi xuống ruộng đồng, cây cỏ,... Con người và vạn vật reo hò đón mưa. Mưa tạnh, nắng lên rực rỡ. Nước ở ruộng đồng bốc hơi, bay lên, rồi lại kết lại thành những đám mây đen. Những đóm mây đen hoá thành mưa rơi xuống... Cứ như thế, mây đen tồn tại mãi mãi.
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
a. Trong câu chuyện, những sự vật nào được coi như con người:
A. mây đen và mây trắng
B. nắng và gió
C. bầu trời và ruộng đồng
b. Mây trắng rủ mây đen đi đâu
A. rong ruổi theo gió
B. bay lên cao
C. sà xuống thấp
c. Vì sao mây đen không theo mây trắng?
A. vì mây đen thích ngắm cảnh ruộng đồng cây cỏ
B. vì hạn hán, mây đen muốn làm mưa giúp người
C. vì mây đen sợ gió thổi làm tan biến mất hình hài
d. Câu nào cho thấy mây đen đem lại niềm vui cho con người và vạn vật?
e. Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây:
Đám mây xốp, nhẹ trông như một chiếc gối bông xinh xắn.
B. Viết
1. Chính tả: Nghe – viết
Từ chú bồ câu đến in-tơ-nét
Con người có nhiều cách để trao đổi với nhau. Từ xa xưa, người ta đã biết huấn luyện bồ câu đưa thư. Những bức thư được buộc vào chân bồ câu. Bồ câu nhớ đường rất tốt. Nó có thể bay qua một chặng đường dài hàng nghìn cây số để mang thư đến đúng nơi nhận.
2. Viết đoạn văn tả một đồ dùng trong gia đình
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
CHUYỆN CỦA THƯỚC KẺ
Trong cặp sách, thước kẻ làm bạn với bút mực và bút chì. Chúng sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba.
Nhưng ít lâu sau, thước kẻ nghĩ bút mực và bút chì phải nhờ đến mình mới làm được việc. Nó thấy mình giỏi quá, ngực cứ ưỡn mãi lên. Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì:
- Hình như thước kẻ hơi cong thì phải?
Nghe vậy, thước kẻ thản nhiên đáp:
- Tôi vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai bạn đấy!
Bút mực bèn cầm một cái gương đến bên thước kẻ và nói:
- Bạn soi thử xem nhé!
Thước kẻ cao giọng:
- Đó không phải là tôi!
Nói xong, nó bỏ đi và lạc vào bụi cỏ ven đường.
Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền nhặt về uốn lại cho thẳng. Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc rồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì. Từ đó, chúng lại hòa thuận, chăm chỉ như xưa.
(Theo Nguyễn Kiên)
Câu 1 (0,5 điểm): Trong cặp sách có những đồ dùng học tập nào?
A. Cặp sách, thước kẻ, bút chì
B. Thước kẻ, bút chì, bút mực
C. Bút bi, thước kẻ, bút chì
Câu 2 (0,5 điểm): Ban đầu thước kẻ chung sống với các bạn như thế nào?
A. Vui vẻ
B. Mâu thuẫn
C. Đố kị
Câu 3 (0,5 điểm): Dòng nào dưới đây không nêu đúng về niềm vui chung của ba bạn?
A. Mỗi quyển truyện xếp ngăn nắp
B. Mỗi hình vẽ đẹp,
C. Mỗi đường kẻ thẳng tắp
Câu 4 (0,5 điểm): Vì sao thước kẻ bị cong?
A. Vì thước kẻ bị bạn nhỏ bẻ cong
B. Vì thước kẻ thấy mình giỏi quá, ngực ưỡn mãi lên
C. Vì thước kẻ ở trong cặp sách chật chội
Câu 5 (0,5 điểm): Sau khi được bác thợ mộc uốn thẳng, thước kẻ làm gì?
A. Thước kẻ đã cảm ơn bác thợ mộc, và nhờ bác tìm chp chủ nhân mới
B. Thước kẻ đã cảm ơn bác thợ mộc, và quay về xin lỗi bút mực, bút chì
C. Thước kẻ đã xin lỗi bác thợ mộc, và quay về cảm ơn bút mực, bút chì
Câu 6 (1,0 điểm): Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
A. Khuyên chúng ta nên giúp đỡ bạn bè
B. Khuyên chúng ta không được kiêu căng
C. Khuyên chúng ta nên chăm sóc bản thân
Câu 7 (1,0 điểm): Gạch chân dưới những từ chỉ hoạt động:
cặp sách, vui vẻ, ưỡn, cong, soi, gương, nói, uốn, hòa thuận, chăm chỉ
Câu 8 (0,5 điểm): Câu “Bút mực bèn cầm một cái gương đến bên thước kẻ” được viết theo mẫu câu nào?
................................................................................................
Câu 9 (1,0 điểm): Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về thước kẻ.
................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng. Mấy chú cá rô cứ lội quanh ở đó chẳng muốn đi đâu. Cứ thế hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra.
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết 4 – 5 câu giới thiệu về cuốn sách Tiếng Việt 2 mà em đang sử dụng.
Gợi ý:
- Hình dáng, màu sắc
- Tranh ảnh, thông tin bên trong sách
- Công dụng
- Điểm em thích nhất của sách
- Cách bảo quản, giữ gìn sách
GỢI Ý ĐÁP ÁN
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
B. Thước kẻ, bút chì, bút mực
Câu 2: (0,5 điểm)
A. Vui vẻ
Câu 3: (0,5 điểm)
A. Mỗi quyển truyện xếp ngăn nắp
Câu 4: (0,5 điểm)
B. Vì thước kẻ thấy mình giỏi quá, ngực ưỡn mãi lên
Câu 5: (0,5 điểm)
B. Thước kẻ đã cảm ơn bác thợ mộc, và quay về xin lỗi bút mực, bút chì
Câu 6: (1 điểm)
B. Khuyên chúng ta không được kiêu căng
Câu 7: (1 điểm)
ưỡn, cong, soi, nói, uốn.
Câu 8: (0.5 điểm)
Ai làm gì?
Câu 9: (1 điểm)
HS đặt câu với mẫu câu Ai thế nào? Ví dụ: Thước kẻ thật kiêu căng.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
• 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
• 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
• Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
• 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
• Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
• 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
• 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 4 đến 5 câu, giới thiệu về sách Tiếng Việt 2 của em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
A. Đọc hiểu
THƯ GỬI BỐ NGOÀI ĐẢO
(Trích)
Bây giờ sắp tết rồi
Con viết thư gửi bố (…)
Tết con muốn gửi bố
Cái bánh chưng cho vui
Nhưng bánh thì to quá
Mà hòm thư nhỏ thôi
Gửi hoa lại sợ héo
Đường ra đảo xa xôi
Con viết thư gửi vậy
Hẳn bố bằng lòng thôi.
Ngoài ấy chắc nhiều gió
Đảo không có gì che
Ngoài ấy chắc nhiều sóng
Bố lúc nào cũng nghe.
Bố bảo: hàng rào biển
Là bố đấy, bố ơi
Cùng các chú bạn bố
Giữ đảo và giữ trời.
(Xuân Quỳnh)
1. Bạn nhỏ viết thư cho bố vào dịp nào?
2. Bố bạn nhỏ đang làm công việc gì ở đảo?
3. Bạn nhỏ đã gửi gì cho bố?
a. bánh chưng
b. hoa
c. thư
B. Viết
1. Chính tả: Nghe – viết: Thư gửi bố ngoài đảo (trích)
2. Viết đoạn văn kể về một buổi đi chơi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
A. Đọc hiểu
Thăm bạn ốm
Hôm nay đến lớp
Thấy vắng thỏ nâu
Các bạn hỏi nhau
“Thỏ đi đâu thế?"
Gấu liền nói khẽ:
“Thỏ bị ốm rồi
Này các bạn ơi
Đến thăm thỏ nhé!”
“Gấu tôi mua khế
Khế ngọt lại thanh.”
“Mèo tôi mua chanh
Đánh đường mát ngọt."
Hươu mua sữa bột
Nai sữa đậu nành
Chúc bạn khoẻ nhanh
Cùng nhau đến lớp.
.
a. Vì sao thỏ nâu nghỉ học?
b. Các bạn bàn nhau chuyện gì?
c. Đóng vai một trong số các bạn đến thăm thỏ nâu, nói 2 - 3 câu thể hiện sự quan tâm, mong muốn của mình và các bạn đối với thỏ nâu.
B. Viết
1. Chính tả: Nghe – viết
Cây bàng
Cứ vào mùa đông
Gió về rét buốt
Cây bàng trụi trơ
Lá cành rụng hết
Chắc là nó rét!
Khi vào mùa nóng
Tán lá xoè ra
Như cái ô to
Đang làm bóng mát
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
Mát ơi là mát!
A bàng tốt lắm
Bàng che cho em
Nhưng ai che bàng
Cho bàng khỏi nắng!
Xuân Quỳnh
2. Viết đoạn văn kể về công việc của một người
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
A. Đọc hiểu
Chuyện quả bầu
1. Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.
2. Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.
3. Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp.
Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu.
Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,... lần lượt ra theo.
Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
Theo TRUYỆN CỔ KHƠ-MÚ
Chú thích:
- Con dúi: loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây, sống trong hang đất.
- Sáp ong: chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ.
- Nương: đất trồng trên đồi, núi hoặc bãi cao ven sông.
- Tổ tiên: những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc.
Câu hỏi 1. Con Dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
Câu hỏi 2: Hai vợ chồng làm cách nào đế thoát nạn?
Câu hỏi 3: Có chuvện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
B. Viết
1. Chính tả
Trên các miền đất nước
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.
2. Viết đoạn văn giới thiệu một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
A. Đọc hiểu
Cánh cam lạc mẹ
Cánh cam đi lạc mẹ
Gió xô vào vườn hoang
Giữa bao nhiêu gai góc
Lũ ve sầu kêu ran.
Chiều nhạt nắng trắng sương
Trời rộng xanh như bể
Tiếng cánh cam gọi mẹ
Khản đặc trên lối mòn
Bọ dừa dừng nấu cơm
Cào cào ngừng giã gạo
Xén tóc thôi cắt áo
Đều báo nhau đi tìm
Khu vườn hoang lặng im
Bỗng râm ran khắp lối
Có điều ai cũng nói
Cánh cam về nhà tôi.
NGÂN VỊNH
a. Chuyện gì xảy ra với cánh cam?
b. Những ai đã quan tâm, giúp đỡ cánh cam?
c. Họ đõ làm gì và nói gì để an ủi cánh cam?
B. Viết
1. Chính tả: Nghe – viết Cánh cam lạc mẹ
2. Viết đoạn văn giới thiệu một đồ dùng học tập