Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án năm 2023 (10 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án năm 2023 (10 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Tiếng Việt 3 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Tiếng Việt lớp 3.
Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án năm 2023 (10 đề)
Top 30 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa kì 1 năm 2023 (có đáp án)
Xem thử Đề Tiếng Việt 3 KNTT Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CTST Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CD
Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 - Cánh diều
Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức
Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3
(Bộ sách: Cánh diều)
Thời gian làm bài: .... phút
I. Đọc và trả lời
Con heo đất
Tôi đang mong bố mua cho tôi một con rô bốt. Nhưng bố lại mang về một con heo đất. Bố chỉ vào cái khe trên lưng nó, bảo:
- Con cho heo ăn nhé! Con lớn rồi, nên học cách tiết kiệm.
Từ đó, mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách, có chút tiền lẻ thừa ra, tôi lại được gửi heo giữ giúp. Tết đến, có tiền mừng tuổi, tôi cùng dành cho heo luôn. Bố mẹ bảo:
- Chừng nào bụng con heo đầy tiền, con sẽ đập con heo ra, lấy tiền mua rô bốt.
Thật ra con heo cũng dễ thương. Mũi nó mát lạnh và nó mỉm cười khi tôi cho tiền vào lưng nó. Nó mỉm cười cả khi tôi chẳng có đồng nào. Tôi thực sự yêu thương nó.
Thấm thoắt một năm đã trôi qua. Một hôm, bố tôi vào phòng, lật con heo, lắc mạnh và bảo:
- Bụng nó đầy ứ rồi. Con đập vỡ nó được rồi đấy!
Tôi sao nỡ làm vậy! Tôi nói với bố:
- Con không cần rô bốt nữa!
Rồi tôi năn nỉ bố mẹ cho giữ lại con heo. Cuối cùng, bố mẹ cũng chiều ý tôi. Thế là con heo đất còn làm bạn với tôi thêm một thời gian nữa.
Theo ÉT-GA KE-RÉT (Hoàng Ngọc Tuấn dịch)
Câu 1: Bạn nhỏ mong bố mẹ mua cho đồ chơi gì?
A. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con rô bốt.
B. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con heo đất
C. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một chú ngựa con
Câu 2. Con heo đất đã đồng hành với bạn nhỏ được bao lâu rồi?
A. Thấm thoắt một năm đã trôi qua
B. Thấm thoắt hai năm đã trôi qua
C.Thấm thoắt ba năm đã trôi qua
Câu 3. Tìm trong truyện trên những từ chỉ các bộ phận của con heo đất
A. Mũi, lưng, miệng, bụng, chân, tai, mắt
B. lưng, miệng, bụng, chân
C. Mũi, lưng, miệng, bụng
II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn
1. Chính tả
Nghe - viết đoặn văn sau:
Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”.
Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”.
Đến đấy, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi.
2. Bài tập: Điền vào chỗ trống l hoặc n:
Trên sân, các em nhỏ tung tăng …..ô đùa. Ai cũng vui vẻ, sung sướng. Trên cành cao, chú chim nhỏ cũng nhảy nhót, hót …..íu …..o. Có …..ẽ vì hôm nay là ngày tựu trường, …..ên ai cũng vui tươi, háo hức.
3. Tập làm văn
Đề bài: Viết một đoạn văn kể chuyện em nuôi con heo đất
Đáp án:
I. Đọc và trả lời
Câu 1:
A. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con rô bốt.
Câu 2.
A. Thấm thoắt một năm đã trôi qua
Câu 3.
A. Mũi, lưng, miệng, bụng, chân, tai, mắt
II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn
1. Chính tả
2. Điền như sau:
Trên sân, các em nhỏ tung tăng nô đùa. Ai cũng vui vẻ, sung sướng. Trên cành cao, chú chim nhỏ cũng nhảy nhót, hót líu lo. Có lẽ vì hôm nay là ngày tựu trường, nên ai cũng vui tươi, háo hức.
3. Món quà năm mới mà em yêu thích nhất là chú heo đất đáng yêu được bố mẹ tặng. Con heo đất của em có màu xanh nước biển, bụng nó tròn vo, nó có chiếc mũi hếch lên và miệng nó mỉm cười. Đặc biệt heo đất của em còn có thể phát bài Con heo đất của Xuân Mai cực hay. Khi được bố mẹ cho tiền tiêu vặt hay tiền mua đồ dùng học tập còn thừa, em đều nhét vào lưng heo đất. Nhờ nuôi heo đất mà em đã tiết kiệm được tiền để mua chiếc xe đạp.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3
(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thời gian làm bài: .... phút
Phần 1: Đọc hiểu
Đọc thầm đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lật từng trang sách mới
Chao ôi là thơm tho
Này đây là nương lúa
Dập dờn những cánh cò.
Bao nhiêu chuyện cổ tích
Cũng có trong sách hay
Cô dạy múa, dạy hát
Làm đồ chơi khéo tay.
(trích Đi học vui sao - Phạm Anh Xuân)
Câu 1: Hãy đánh dấu ✓ vào ô trống đứng trước câu trả lời đúng:
a) Lật từng trang sách mới, bạn nhỏ ngửi thấy mùi hương như thế nào?
☐ thơm lừng
☐ thơm ngát
☐ thơm tho
☐ thơm nồng
b) Trên bức tranh nương lúa, bạn nhỏ nhìn thấy điều gì?
☐ những cánh cò
☐ những chú chim sẻ
☐ những bác nông dân
☐ những tia nắng
c) Bạn nhỏ đọc những câu chuyện cổ tích ở đâu?
☐ tập truyện cô giáo phát
☐ tập truyện ở thư viện
☐ tập truyện mẹ mua cho
☐ quyển sách hay
d) Dòng nào sau đây không nói về việc mà cô giáo làm được?
☐ dạy bạn nhỏ múa
☐ dạy bạn nhỏ làm thơ
☐ dạy bạn nhỏ hát
☐ làm đồ chơi
Câu 2: Em hãy viết 1-2 câu để nói về đặc điểm của cô giáo trong đoạn thơ trên.
M: Cô giáo em rất giỏi làm đồ chơi.
Phần 2: Luyện tập
Câu 1: Hãy liệt kê những từ ngữ chỉ sự vật có ở trường học:
a) Có chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x (3 từ ngữ)
M: sân trường
b) Có chứa tiếng có dấu hỏi hoặc dấu ngã (3 từ ngữ)
M: cổng trường
Câu 2: Điền vào bảng (theo mẫu):
Tiết học |
Hoạt động nổi bật |
Cảm xúc của em |
Tiếng Anh |
chơi trò chơi nối từ bằng tiếng anh |
vui thích, phấn khởi |
|
|
|
|
|
|
Câu 3: Dựa vào nội dung đã điền trong bảng ở câu 2, em hãy viết 2-3 câu về tiết học mà mình yêu thích nhất.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
Phần 1: Đọc hiểu
Đọc thầm đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Thỉnh thoảng, đám hoa cỏ cũng rung nhè nhẹ khi một cơn gió tràn qua. Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi. Gió qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành. Nhìn sâu dưới chân có thấy được cả những mầm non nhỏ như những chú kiến đang ngơ ngác trước những bước chân học trò tung tăng đùa giỡn.
(trích Hoa cỏ sân trường - Võ Diệu Thanh)
Hãy đánh dấu vào ô trống đứng trước câu trả lời đúng:
a) Dòng nào sau đây nói đúng về khoảng cách giữa hoa và cỏ?
☐ hoa và cỏ cách nhau khá xa
☐ hoa và cỏ đứng bên nhau
☐ hoa và cỏ đứng rất sát nhau
☐ hoa và cỏ đứng cách nhau bởi hàng rào
b) Từ nào chỉ đặc điểm của hoa và cỏ?
☐ hiền dịu
☐ hiền lành
☐ hiền hậu
☐ hiền từ
c) Mỗi khi có gió tràn qua, hoa và cỏ làm gì?
☐ rung nhè nhẹ
☐ bay theo gió
☐ tung tăng đùa giỡn
☐ ngủ say sưa
d) Những mầm non nhỏ dưới chân giống như con vật gì?
☐ con nai vàng ngờ ngác
☐ con mèo con ngơ ngác
☐ con kiến đang ngơ ngác
☐ bạn học sinh ngơ ngác
e) Dòng nào sau đây không phải là từ chỉ đặc điểm?
☐ hiền lành
☐ nô đùa
☐ nhè nhẹ
☐ ngơ ngác
Phần 2: Luyện tập
Câu 1: Nhìn - viết:
Sát hàng rào là một thế giới của những cây đuôi lươn dáng mềm, lá dài như những dải lụa. Cạnh đấy, những bụi cỏ may nở những cánh hoa li ti. Hàng xóm của hoa là những bụi cỏ đã kết từng hạt nhỏ như hạt bụi.
Câu 2: Chọn hai loại trái cây mà em yêu thích rồi điền các từ ngữ về loại quả đó vào bảng sau (theo mẫu):
Tên quả |
Hình dáng |
Màu sắc |
Mùi vị |
M: Dưa hấu |
tròn, to |
vỏ xanh, ruột đỏ |
ngọt mát |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
Câu 3:
a) Ở trường em có những câu lạc bộ nào? Em thích câu lạc bộ nào nhất?
b) Hãy hoàn thành mẫu đơn sau đây để xin vào câu lạc bộ mà em yêu thích:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..., ngày ... tháng ... năm ...
ĐƠN XIN GIA NHẬP SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ
Kính gửi:
Em tên là:
Ngày sinh: Nam/nữ:
Lý do:
Em xin hứa sẽ thực hiện đúng nội quy của Câu lạc bộ
Em xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
Xem thử Đề Tiếng Việt 3 KNTT Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CTST Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CD
Đề thi lớp 3 (sách cũ)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu
Em hãy đọc thầm văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
Mùa hoa cải dầu (Nanohana) thường rộ vào khoảng tháng 3, tháng 4, và đến gần cuối tháng 5 - lúc cây cải đã hơi già và hoa nở vàng rực rỡ. Vào thời gian này những bông hoa cải bắt đầu nở rộ và đẹp nhất trong năm. Khi đi trên những cánh đồng hoa cải, các bạn sẽ thấy những bụi phấn hoa cải bám trên quần áo tạo nên hương thơm độc đáo, đó là mùi hương cay cay nồng nồng khó tả.
Hoa cải dầu thường được dùng làm thực phẩm và có vị hơi đắng. Khi tuyết của mùa đông vừa tan, hạt cải đã được gieo ngay xuống các cánh đồng, để khi nắng xuân vừa ấm rực, thì giống như các loài cây hoa khác, cây cải cũng tưng bừng nở hoa.
Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1. Hoa cải dầu thường nở vào khoảng thời gian nào trong năm?
A. Từ tháng 3 đến giữa tháng 5
B. Từ tháng 3 đến cuối tháng 5
C. Từ tháng 3 đến đầu tháng 5
2. Thời điểm nào thì được gọi là “mùa hoa cải dầu”?
A. Khi cây cải dầu bắt đầu ra những nụ hoa đầu tiên
B. Khi những cây cải non vừa phát triển, xanh tốt
C. Khi những cây cải dầu hơi già và hoa thì nở vàng rực
3. Hoa cải dầu có mùi hương như thế nào?
A. Mùi hương cay cay nồng nồng khó tả
B. Mùi hương ngọt ngào mê say
C. Mùi hương nhạt nhòa khó nhận thấy
4. Người ta thường gieo trồng cây cải dầu khi nào?
A. Khi những bông tuyết đầu tiên rơi xuống
B. Khi có một lớp tuyết dày bao phủ trên mặt đất
C. Khi lớp tuyết dày vừa tan đi hết
Câu 2. Em hãy kể tên các loài hoa nở vào mùa xuân mà mình yêu thích cho mọi người cùng nghe.
….…………………………………………………....….………………………………………………….......................................
….…………………………………………………....….………………………………………………….......................................
….…………………………………………………....….………………………………………………….......................................
Phần 2. Kiểm tra viết
Câu 1. Chính tả
1. Nghe - viết
Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay, có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của cây phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé thơ.
2. Bài tập:Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
- Kẻ địch đã bị ………………………… (giết hại, tiêu diệt).
- Những chú cún con rất ………………………… (đáng yêu, khôi ngô).
- Cô giáo em ………………………… (hát, hót) rất hay.
- Em bé đang ngoan ngoãn ………………………… (ăn, đớp) cơm.
Câu 2. Luyện từ và câu
a. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
- Ở trường, chúng em được học những bài học thú vị và bổ ích.
….…………………………………………………....…………………………………………....….……………………........
- Vào sáng chủ nhật, em thường dậy sớm tưới nước cho vườn hoa.
….….…………………………………………………....…………………………………………....….……………………........
b. Em hãy đặt các câu theo mẫu Ai làm gì? Có chứa từ:
- Chăm chỉ
………………………………………………....….…………………………………………………....….……………………........
- Viết bài
………………………………………………....….…………………………………………………....….……………………........
c. Viết tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau:
Câu có hình ảnh so sánh |
Sự vật 1 |
Sự vật 2 |
a. Nhìn từ trên cao, dòng sông như một tấm lụa khổng lồ vắt ngang miền quê. |
||
b. Vào mùa thu, nhìn từ xa cây bàng giống như một ngọn đuốc cháy rực rỡ. |
Câu 3. Tập làm văn Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu, kể về môn học em yêu thích nhất.
….…………………………………………………....….…………………………………………………....….……………………........
….…………………………………………………....….…………………………………………………....….……………………........
….…………………………………………………....….…………………………………………………....….……………………........
….…………………………………………………....….…………………………………………………....….……………………........
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 1
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu
Câu 1.
1. B
2. C
3. A
4. C
Câu 2.
- Gợi ý: hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa mận, hoa cẩm chướng, hoa cúc, hoa ly…
Phần 2. Kiểm tra viết
Câu 1. Chính tả
1. Nghe - viết
- Yêu cầu:
Tốc độ viết ổn định, không quá chậm
Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc
Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét
Trình bày sạch sẽ, gọn gàng
2. Bài tập
- Kẻ địch đã bị tiêu diệt (giết hại, tiêu diệt).
- Những chú cún con rất đáng yêu (đáng yêu, khôi ngô).
- Cô giáo em hát (hát, hót) rất hay.
- Em bé đang ngoan ngoãn ăn (ăn, đớp) cơm.
Câu 2. Luyện từ và câu
1.
- Ở trường, ai được học những bài học thú vị và bổ ích?
- Vào sáng chủ nhật, em thường làm gì?
2. Gợi ý:
- Bạn Lan đang chăm chỉ giúp mẹ quét nhà.
- Trong lớp, các bạn học sinh đang nghiêm túc viết bài.
3.
Câu có hình ảnh so sánh |
Sự vật 1 |
Sự vật 2 |
a. Nhìn từ trên cao, dòng sông như một tấm lụa khổng lồ vắt ngang miền quê. |
dòng sông |
tấm lụa |
b. Vào mùa thu, nhìn từ xa cây bàng giống như một ngọn đuốc cháy rực rỡ. |
cây bàng |
ngọn đuốc |
Câu 3. Tập làm văn
Gợi ý dàn bài chi tiết:
- Ở lớp, em yêu thích nhất là môn học nào?
- Những hoạt động chính của môn học đó là gì? (tính toán, vẽ ình, viết chữ, đặt câu, hát, chạy…)
- Vì sao em lại thích môn học đó? (rất vui, hay, thú vị, hấp dẫn, đem đến nhiều kiến thức bổ ích, giúp cơ thể khỏe mạnh…)
- Em có những tình cảm, mong muốn gì dành cho môn học này trong tương lai?
- Em sẽ cố gắng hết sức mình để học tập tốt môn học ấy và các môn học khác không?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu
Bạch Mã là một dãy núi đẹp, là phần nằm ngang của dãy Trường Sơn, chạy cắt ra sát biển. Nơi đây có đèo Hải Vân nổi tiếng, có lưu lượng mưa lớn nhất Việt Nam. Dãy này có đỉnh núi cao nhất là 1444m, là nơi quy tụ nhiều loài động, thực vật quý hiếm ở miền nhiệt đới.
“Nóc nhà” của dãy Trường Sơn là dãy Ngọc Linh với đỉnh cao nhất lên đến 2598m, đứng thứ 2 ở Việt Nam sau đỉnh Phan-xi-păng. Dãy núi này là một phần lớn của Trường Sơn Nam, nằm trên cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên, thuộc địa phận các tỉnh: Kon Tum, Quảng Nam, Quãng Ngãi và Gia Lai.
(trích Dãy Trường Sơn: Đệ nhất thiên nhiên Đông Dương)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1. Đèo Hải Vân nằm ở dãy núi nào?
A. Dãy Bạch Mã
B. Dãy Ngọc Linh
C. Dãy Hoành Sơn
2. Đỉnh núi cao nhất ở dãy Bạch mã cao bao nhiêu m?
A. 1144m
B. 1444m
C. 1411m
3. Dãy núi Ngọc Lĩnh nằm trên địa phận các tỉnh nào?
A. Kon Tum, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Tây Nguyên
B. Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam
C. Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Nam
4. Nơi nào có lưu lượng mưa lớn nhất nước ta?
A. Đèo Hải Vân
B. Đèo Khánh Lê
C. Đèo Tam Điệp
5. Dãy Bạch Mã có nhiều loài động, thực vật của miền nào?
A. Ôn đới
B. Nhiệt đới
C. Hàn đới
6. Nơi cao nhất của dãy núi Trường Sơn là ở đâu?
A. Dãy Bạch Mã
B. Dãy Ngọc Lĩnh
C. Dãy Hoành Sơn
Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn
Câu 1.Chính tả
1. Nghe - viết
Dảy Trường Sơn kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông.
2. Bài tập
Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
- Các học sinh vui vẻ ………….. (hò reo, hò hét) trước sự xuất hiện của ca sĩ Mỹ Tâm.
- Các chiến sĩ đã anh dũng ………….. (chiến trận, chiến đấu) đến hơi thở cuối cùng.
- Bạn Lan đang ………….. (chăm chỉ, chăm chú) nhìn vào màn hình ti vi.
Câu 2.Luyện từ và câu
1. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của các câu sau
- Chú Tư là thợ lặn giỏi nhất của cả vùng.
….…………………………………………………………….............................................................................................................
- Hễ nước lên, là đàn cá lại đua nhau kéo về.
….…………………………………………………………….............................................................................................................
2. Tìm 5 từ chỉ hoạt động của học sinh trong lớp học. Chọn 1 trong các từ vừa tìm được, đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
….…………………………………………………………….............................................................................................................
….…………………………………………………………….............................................................................................................
….…………………………………………………………….............................................................................................................
3. Viết tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau:
Câu có hình ảnh so sánh |
Sự vật 1 |
Sự vật 2 |
a. Đôi mắt chú chó đen láy, tròn xoa như hai hạt nhãn. |
||
b. Những cánh hoa mềm mại, dập dìu trong gió như những cánh bướm. |
Câu 3. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một anh, chị hàng xóm mà em yêu quý.
….…………………………………………………………….............................................................................................................
….…………………………………………………………….............................................................................................................
….…………………………………………………………….............................................................................................................
….…………………………………………………………….............................................................................................................
….…………………………………………………………….............................................................................................................
….…………………………………………………………….............................................................................................................
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 2
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu
1. A 2. B 3. B 4. A 5. B 6. B
Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn
Câu 1. Chính tả
1. Nghe - viết
- Yêu cầu:
- Tốc độ viết ổn định, không quá chậm
- Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc
- Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét
- Trình bày sạch sẽ, gọn gàng
2. Bài tập
Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
- Các học sinh vui vẻ hò reo (hò reo, hò hét) trước sự xuất hiện của ca sĩ Mỹ Tâm.
- Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu (chiến trận, chiến đấu) đến hơi thở cuối cùng.
- Bạn Lan đang chăm chú (chăm chỉ, chăm chú) nhìn vào màn hình ti vi.
Câu 2. Luyện từ và câu
1. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của các câu sau
- Ai là thợ lặn giỏi nhất của cả vùng?
- Hễ nước lên, là đàn cá lại làm gì?
2.
- Từ chỉ hoạt động của học sinh trong lớp học: nghe giảng, viết bài, chép bài, làm bài, phát biểu, ghi nhớ, thảo luận, phản biện, kẻ bảng, xóa bảng…
- Đặt câu:
- Bạn lan đang chăm chú viết bài.
- Linh là học sinh chăm phát biểu nhất lớp em.
3.
Câu có hình ảnh so sánh |
Sự vật 1 |
Sự vật 2 |
a. Đôi mắt chú chó đen láy, tròn xoa như hai hạt nhãn. |
đôi mắt |
hạt nhãn |
b. Những cánh hoa mềm mại, dập dìu trong gió như những cánh bướm. |
cánh hoa |
cánh bướm |
Câu 3. Tập làm văn
Gợi ý dàn bài chi tiết:
- Người đó có tên là gì? Năm nay khoảng bao nhiêu tuổi?
- Người đó đang đi học hay đã đi làm rồi? Hiện đang học ở đâu? Hay làm nghề gì?
- Tình cảm của em và gia đình em với người đó.
- Tình cảm của người đó đối với em và gia đình.
- Những mong muốn của em về mối quan hệ với người đó trong tương lai.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Bài đọc: Cậu bé thông minh.
2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ)- 15 phút
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.
Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng:
- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?
Theo Phạm Hổ
* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?
a. Để tặng cho sẻ non.
b. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ.
c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.
Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua?
a. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm.
b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.
c. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa.
Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?
a. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng.
b. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ.
c. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.
Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là:
a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa.
b. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.
c. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua.
Câu 5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫuAi là gì?
Bằng lăng và sẻ non là ..........................................................................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả:(Nghe - viết) – 15 phút
a) Bài viết: Nhớ lại buổi đầu đi học. (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 51)
Giáo viên đọc “ Cũng như tôi đến hết” (5 điểm)
2. Tập làm văn: (5 điểm) -25 phút
Em hãy chọn một trong các đề văn sau:
1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.
2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 3
A. Kiểm tra đọc
1. Đọc thành tiếng
2. Đọc thầm và làm bài tập.
1. C
2. B
3. C
4. A
5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì?
Bằng lăng và sẻ non là bạn của bé Thơ
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả:(Nghe - viết)
2. Tập làm văn: (5 điểm) -25 phút
Bài viết tham khảo
Đó là một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Em dậy thật sớm để chuẩn bị đến trường. Em được mẹ đưa đến trường, trong lòng cảm thấy hồi hộp, xao xuyến vì đây là ngày đầu tiên đi học. Bước vào lớp, em thấy rất bỡ ngỡ vì mọi thứ đều mới lạ, cô giáo mới bạn bè mới, nhưng sau đó em đã dần dần làm quen với các bạn. Tiết học tập đọc diễn ra thật sôi nổi và thú vị. Tiết học toán khiến em cảm thấy hơi khó khăn. Tiết học mĩ thuật khiến em cảm thấy thích thú nhất. Vì sau khi thầy giáo hướng dẫn, chúng em có thể thoải mái vẽ tranh, tô màu theo ý thích. Buổi học đầu tiên trôi qua thật nhanh nhưng luôn đầy ắp tiếng cười.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I- Đọc thành tiếng (6điểm)
- Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 SGK Tiếng Việt 3 – Tập 1.
- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đó do giáo viên nêu.
II - Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)
QUẠT CHO BÀ NGỦ
Ơi chích chòe ơi ! Chim đừng hót nữa, Bà em ốm rồi, Lặng cho bà ngủ. Bàn tay bé nhỏ Vẫy quạt thật đều Ngấn nắng thiu thiu Đậu trên tường trắng . |
Căn nhà đã vắng Cốc chén nằm im Đôi mắt lim dim Ngủ ngon bà nhé. Hoa cam, hoa khế Chín lặng trong vườn, Bà mơ tay cháu Quạt đầy hương thơm . THẠCH QUỲ |
Học sinh đọc thầm bài "Quạt cho bà ngủ " rồi thực hiện các yêu cầu sau :
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng các câu hỏi dưới đây :
1- Vì sao bạn nhỏ không muốn chim chích choè hót ?
a. Vì chim chích choè hót không hay.
b. Vì bà bị ốm bé không có tâm trạng nào để nghe chim hót.
c. Vì sợ chim hót gây ra tiéng động, bà không ngủ được
2- Vì sao bạn nhỏ phải quạt cho bà ngủ ?
a. Vì bà bạn nhỏ thích bạn quạt cho bà ngủ .
b. Vì bà bạn nhỏ bị ốm.
c. Vì bố mẹ bảo bạn quạt cho bà.
3- Ý nghĩa của bài thơ là gì ?
a. Nói về việc bé quạt cho bà ngủ.
b. Nói về việc bà ốm.
c. Nói về tình cảm yêu thương của bé với bà thông qua việc bé quạt cho bà ngủ.
4- Câu “Cốc chén nằm im” thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu sau :
a. Ai là gì ?
b. Ai làm gì ?
c. Ai thế nào ?
B. Kiểm tra viết
I. Chính tả nghe – viết : (5 điểm
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài trong khoảng 15 phút. Bài : " Nhớ lại buổi đầu đi học" Trang 51 - Sách Tiếng Việt 1 (Từ : Hằng năm ............. quang đãng )
II. Tập làm văn : (5 điểm)
Đề bài : Em hãy viết 1 đoạn văn (từ 5 - 7 câu) kể về gia đình em cho một người bạn mới quen.
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 4
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm và làm bài tập.
1. C
2. B
3. C
4. C
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả:(Nghe - viết)
2. Tập làm văn: (5 điểm) -25 phút
Bài viết tham khảo
Hằng tuần, cứ đến tiết sinh hoạt là cô giáo lại cho chúng em tham gia những hoạt động bổ ích. Và tuần vừa rồi, cô cho chúng em giới thiệu về gia đình mình với người bạn cùng bàn. Ngồi cạnh em là An- bạn ấy là học sinh mới của lớp. Em kể với An về gia đình mình: "An à, nhà mình có bốn người, đó là bố mẹ mình, chị gái mình và mình. Bố mình năm nay đã bốn mươi tuổi, mẹ mình thì ba mươi sáu tuổi và bố mẹ mình đều giáo viên cấp ba. Chị gái mình mười tám tuổi, vừa rồi chị ấy đã xuất sắc trở thành sinh viên của trường đại học Y Hà Nội đấy, chị chính là một tấm gương mà bố mẹ luôn nhắc mình phải noi theo. Tất cả mọi người trong gia đình mình ai ai cũng đều sống có trách nhiệm và luôn hòa thuận, vui vẻ. Hằng ngày, gia đình mình luôn quây quần bên mâm cơm về kể cho nhau nghe về những gì đã diễn ra xung quanh bản thân trong ngày. Nếu mình có những chuyện gì khó khăn thì bố mẹ và cả chị gái mình sẽ động viên, sẻ chia và đưa ra những lời khuyên bổ ích cho mình hay mỗi khi mình có niềm vui thì cả nhà cũng như vui lây. Và bố mẹ thì luôn dạy chị em mình những điều hay lẽ phải trong cuộc sống, hướng chị em mình tới mọi điều tốt đẹp, thánh thiện của cuộc sống. Mọi người luôn quan tâm và yêu thương lẫn nhau nên mình cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được sống trong mái ấm như vậy." Nghe em kể vậy, An liền trầm trồ khen ngợi gia đình em và bạn ấy tiếp tục kể cho em nghe về gia đình của bạn ấy.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I/ KIỂM TRA ĐỌC (10đ):
A/ Đọc hiểu:
Mùa hoa sấu
Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.
Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.
Băng Sơn
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào?
a) Cây sấu ra hoa.
b) Cây sấu thay lá.
c) Cây sấu thay lá và ra hoa.
2. Hình dạng hoa sấu như thế nào?
a) Hoa sấu nhỏ li ti.
b) Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.
c) Hoa sấu thơm nhẹ.
3. Mùi vị hoa sấu như thế nào?
a) Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua.
b) Hoa sấu hăng hắc.
c) Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt.
4. Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh?
a) 1 hình ảnh.
b) 2 hình ảnh.
c) 3 hình ảnh.
B/ Đọc thành tiếng
Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn văn 55 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8.
II. Tập làm văn:
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 5
I. Kiểm tra đọc
A. Đọc hiểu
1. B
2. B
3. A
4. B
B. Đọc thành tiếng
II. Tập làm văn
Bài viết tham khảo
Trong gia đình, người cưng chiều tôi nhất đó là ông nội. Ông nội tôi tuy đã già, nhưng dáng đi vẫn còn nhanh nhẹn, da dẻ hồng hào.Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm, tôi còn được ông dạy võ cho. Ông nói: “Võ thuật này là của Bình Định, người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này”. Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tối ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và phát ra những âm thanh êm ả. Tối đến ông thường xem bài vở của tôi, có chỗ nào tôi chưa hiểu ông giảng giải cặn kẽ. Những năm học lớp một chữ tôi rất xấu, ông đã cầm tay luyện viết cho tôi. Ông động viên tôi: “Phải chịu khó luyện tập, mỗi ngày một chút, nhất định sau này cháu sẽ viết đẹp”. Đúng như lời ông nói chữ tôi mỗi ngày một đẹp lên. Trong học kì một vừa qua, cô giáo đã tuyên dương tôi vì tôi đạt danh hiệu “vở sạch chữ đẹp”
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1/ Đọc thành tiếng: (6 điểm)
- HS bốc thăm chọn và đọc một đoạn khoảng 55-60 tiếng trong các bài sau:
Bài 1: Cậu bé thông minh (SGK TV3/Tập 1 trang 4; 5)
Bài 2: Cuộc họp của chữ viết (SGK TV3/Tập 1 trang 44)
Bài 3: Trận bóng dưới lòng đường (SGK TV3/Tập 1 trang 54; 55)
Bài 4: Các em nhỏ và cụ già (SGK TV3/Tập 1 trang 62; 63)
2/ Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
HS đọc thầm bài “Trận bóng dưới lòng đường” (SGK Tiếng Việt 3, trang 54&55). Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.
1) Các bạn chơi bóng gì dưới lòng đường?
a. Bóng chuyền
b. Bóng đá
c. Bóng rổ
2) Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu?
a. Ở sân vận động.
b. Ở trước sân trường.
c. Ở dưới lòng đường.
3) Tác hại của việc chơi bóng dưới lòng đường là gì?
a. Dễ gây tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông và cho chính mình.
b. Dễ gây tai nạn cho người đi bộ trên vỉa hè.
c. Cả hai ý trên.
4) Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm được gạch chân trong câu dưới đây:
Em là học sinh lớp 3.
………………………………………………………………………………….......................................................................
B/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1/ Chính tả (Nghe - viết). (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn 4
Bài “Các em nhỏ và cụ già” (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 62 - 63)
2/ Tập làm văn: (5 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu đi học của em.
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 6
I. Kiểm tra đọc
1. Đọc thành tiếng
2. Đọc thầm và làm bài tập
1. A
2. C
3. C
4) Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm được gạch chân trong câu dưới đây:
Ai là học sinh lớp 3?
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả
2. Tập làm văn
Bài viết tham khảo
Em không bao giờ quên ngày đầu tiên đi học. Buổi sáng hôm ấy trời cao, trong xanh. Ông mặt trời tỏa những tia nắng ấm áp xuống mặt đất. Em ngồi sau xe máy mẹ chở đến trường trong tâm trạng vừa vui vừa lo lắng. Ngôi trường tiểu học thật là rộng và đẹp. Sân trường đông vui như ngày hội. tất cả các học sinh đều mặc đồng phục trông thật đẹp mắt. Các anh chị lớp lớn ríu rít chuyện trò. Còn những học trò mới như em thì rụt rè bỡ ngỡ đứng sát cạnh bố mẹ. Khi tiếng trống trường đầu tiên vang lên lòng em rộn ràng một niềm vui khó tả. Tiếng trống trường ấy còn ngân vang mãi trong lòng em đến tận bây giờ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
A/ ĐỌC HIỂU:
Đọc thầm bài: Ông ngoại (sách Tiếng Việt 3- tập 1/ trang 34). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
1/ Ông ngoại dẫn bạn nhỏ đến thăm trường vào dịp nào?
A. Nghỉ hè.
B. Khai giảng.
C. Trong năm học mới.
2/ Ông ngoại giúp bạn nhỏ những gì để chuẩn bị đi học?
A. Dẫn bạn nhỏ đi mua sách vở, chọn bút.
B. Dạy bạn nhỏ những chữ cái đầu tiên.
C. Hướng dẫn bạn nhỏ bọc vở, dán nhãn.
D. Tất cả những điều trên.
3/ Gạch dưới những hình ảnh được so sánh trong những câu văn sau:
A. Những cánh buồm nâu trên biển hồng rực lên như những đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
B. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
4/ Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Làm gì?” trong các câu sau:
A. Chú cá heo này đã cứu sống một phi công.
B. Bé kẹp lại tóc, thả ống quần, lấy cái nón của má đội lên đầu.
B/ PHẦN VIẾT:
1/ Chính tả: Bài: GIÓ HEO MAY. (Sách Tiếng Việt lớp 3- tập 1/ trang 70)
2/ Tập làm văn: Hãy kể về một người hàng xóm mà em biết.
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 7
A. Đọc hiểu
1. A
2. D
3/ Gạch dưới những hình ảnh được so sánh trong những câu văn sau:
A. Những cánh buồm nâu trên biển hồng rực lên như những đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
B. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
4/ Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Làm gì?” trong các câu sau:
A. Chú cá heo này đã cứu sống một phi công.
B. Bé kẹp lại tóc, thả ống quần, lấy cái nón của má đội lên đầu.
B. Phần viết
1. Chính tả
2. Tập làm văn
Bài viết tham khảo
Ngay sát nhà em là nhà cô Thu Hồng. Cô Thu Hồng là hàng xóm thân thiết nhất của gia đình em. Năm nay, cô bốn mươi tuổi. Cô là kĩ sư nuôi Ong. Có lần đi xa về, cô cho em quyển truyện. Tuy món quà nhỏ nhưng đó là quyển truyện hay nhất mà em từng đọc. Cô có dáng người nhỏ nhắn, mái tóc đen. Cô rất yêu quý trẻ em trong xóm. Thỉnh thoảng, cô kể chuyện cho chúng em nghe. Có lần, sang nhà cô chơi chẳng may em làm vỡ lọ hoa. Em xin lỗi cô nhưng cô không trách em mà căn dặn: “Lần sau cháu phải cẩn thận hơn nhé! Cô quả là người nhân hậu. Em coi cô như mẹ của em..
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc hiểu - Luyện từ và câu:
Học sinh đọc thầm bài: “Các em nhỏ và cụ già” SGK, tiếng Việt 3, tập 1, trang 62-63 sau đó khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Các bạn nhỏ đi đâu?
a. Các bạn nhỏ đi học.
b. Các bạn nhỏ rủ nhau đi chơi.
c. Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.
d. Các bạn nhỏ đi về nhà sau khi học xong ở trường.
2. Điều gì khiến các em phải dừng lại?
a. Gặp một chuyện bất thường trên đường.
b. Gặp một cụ già đang ngồi ven đường vẻ mệt mỏi, u sầu.
c. Gặp một em bé lạc đường.
d. Gặp một cụ già đôi mắt bị mù, không đi được.
3. Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
a. Ông cụ bị mất tiền.
b. Cụ bà bị ốm nặng ở bệnh viện, không có tiền trả viện phí.
c. Cụ bà bị ốm nặng nằm trong bệnh viện, khó mà qua khỏi.
d. Ông cụ buồn về chuyện gia đình.
4. Trong câu Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu, em có thể thay từ u sầu bằng từ nào?
a. Buồn bã
b. vui vẻ
c. Bướng bỉnh
KIỂM TRA VIẾT:
1. Chính tả: (Nghe - viết):
Bài viết: Gió heo may, SGK, Tiếng Việt 3, tập 1, trang 70.
2. Tập làm văn:
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một người thân mà em yêu quý.
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 8
KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu
1. C
2. B
3. C
4. A
B. Phần viết
1. Chính tả
2. Tập làm văn
Bài viết tham khảo
Gia đình em, ngoài ba mẹ và em ra còn có chị Hằng. Chị năm nay mười ba tuổi, chị đang học lớp bảy trường Đoàn Thị Điểm. Khuôn mặt chị hình trái xoan, mái tóc dài ngang vai. Cái miệng chị cười rất tươi, lộ rõ hai lúm đồng tiền duyên dáng. Những năm còn học tiểu học, chị Hằng luôn là học sinh giỏi của trường. Lên cấp hai, chị vẫn duy trì được thành tích học tập đó. Ba mẹ em rất tự hào về chị. Ở nhà, ngoài thời gian học tập, chị còn giúp đỡ mẹ những việc lặt vặt trong nhà. Thỉnh thoảng chị còn giúp em giải những bài toán hóc búa nữa. Em mong muốn mình cũng học giỏi như chị. Em rất yêu chị.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
A / KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm)
I/ Đọc thành tiếng ( 6 điểm)
II/ Đọc thầm ( 4 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài tập đọc “Chiếc áo len” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 20 và làm bài tập
Khoanh tròn trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi 1; 2; 3 dưới đây:
1/. Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào ?
a. Áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.
b. Áo màu vàng, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.
c. Áo màu vàng, có dây kéo, ấm ơi là ấm.
d. Có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.
2/. Vì sao Lan dỗi mẹ ?
a. Vì mẹ sẽ mua áo cho cả hai anh em.
b. Vì mẹ nói rằng cái áo của Hòa đắt bằng tiền cả hai chiếc áo của hai anh em Lan.
c. Chờ khi nào mẹ có tiền mẹ sẽ mua cho cả hai anh em.
d. Mẹ mua áo cho anh của Lan.
3/. Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
a. Mẹ hãy dành tiền mua áo ấm cho em Lan.
b. Mẹ hãy dành tiền mua áo ấm cho con và em Lan.
c. Mẹ không cần mua áo cho ai hết, hai anh em mặc nhiều áo cũ là được rồi.
d. Mẹ chỉ mua áo cho con thôi.
4/. Hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về: “Bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len”
............................................................................................................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT
1/.Chính tả nghe - viết (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Người mẹ” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 30 ( viết từ: “Một bà mẹ…. được tất cả”)
2/ Tập làm văn: (5 điểm)
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (5- 7 câu) kể về một người bạn thân của em.
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 9
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thầm
1. A
2. B
3. C
4/. Hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về: “Bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len”
- Bạn Tuấn thật tốt bụng và thương yêu em gái mình.
B. Phần viết
1. Chính tả
2. Tập làm văn
Bài viết tham khảo
Em và Minh Anh chơi thân với nhau từ bé. Dáng người Minh Anh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Minh Anh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến. Minh Anh học giỏi Toán, còn em học giỏi Văn. Vì vậy mà hai chúng em thường hỗ trợ nhau học tập thật tốt. Em với Minh Anh chơi với nhau rất thoải mái. Em hi vọng lớn lên chúng em vẫn sẽ mãi là bạn thân như bây giờ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6điểm)
II. Đọc thầm: (4điểm)
GV cho HS đọc thầm bài “Người lính dũng cảm” SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 38, 39) và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trò chơi gì?
A. Kéo co.
B. Trốn tìm.
C. Đánh trận giả.
Câu 2: Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
A. Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
B. Chú sợ các bạn phát hiện được mình.
C. Chú muốn tìm một vật gì đó.
Câu 3: Việc leo rào của các bạn đã gây hậu quả gì?
A. Bị bác bảo vệ phạt.
B. Một bạn nhỏ bị thương ở chân.
C. Hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ.
Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm?
Chú lính nhỏ là người lính dũng cảm.
............................................................................................................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT: (10điểm)
I. Chính tả: (5điểm)
GV đọc cho HS viết bài chính tả “Cô giáo tí hon” từ “Bé treo nón ... đánh vần theo” SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 17, 18).
II. Tập làm văn: (5điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) về gia đình em. Dựa vào các gợi ý sau:
- Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
- Những người trong gia đình làm công việc gì?
- Tính tình mỗi người như thế nào?
- Những người trong gia đình yêu thương em như thế nào?
- Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 10
A. KIỂM TRA ĐỌC
II. Đọc thầm
1. C
2. A
3. C
Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm?
Chú lính nhỏ là người lính dũng cảm.
Ai là người lính dũng cảm.
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả
II. Tập làm văn
Bài viết tham khảo
Gia đình em có sáu người: ba mẹ, ba chị gái và em. Mọi người trong gia đình em đều rất yêu thương nhau. Ba mẹ em đều là nông dân, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời nên ít khi có thời gian để ở bên cạnh chị em em. Mặc dù làm việc quần quật suốt ngày nhưng ba mẹ luôn dành nhiều tình cảm cho chúng em, ba mẹ chăm lo từng bữa cơm giấc ngủ, chăm lo từng cái quần cái áo. Chị lớn em học lớp 12, chị hai học lớp 9, chị ba học lớp 5 và em năm nay học lớp 3. Ba chị đều rất yêu thương em, có gì ngon cũng để dành phần em nhiều hơn, bài nào em không làm được ba chị đều giúp em giải quyết được hết. Chị của em học rất giỏi, chăm ngoan nữa nên em vẫn luôn tự hào về chị. Đến lớp học em vẫn thường khoe với bạn bè rằng em có chị học giỏi, bạn nào cũng rất ngưỡng mộ em. Gia đình em dù sống vất vả nhưng mọi người đều yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Em yêu gia đình mình nhiều lắm.