Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 có đáp án


Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 có đáp án

Với Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 có đáp án được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Tiếng Việt 4 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Tiếng Việt lớp 4.

Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 Thông tư 27

Năm học 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

HỌC ĐÀN - HÃY HỌC IM LẶNG TRƯỚC

Bét-tô-ven (1770 - 1825) là nhạc sĩ thiên tài người Đức. Ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc. Mỗi ngày, Bét-tô-ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn. Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào... Bét-tô-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn.

Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn. Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét-tô-ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi :

- Con thấy âm thanh lan xa tới đâu ?

- Con không thấy ạ !

- Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan toả tới đâu.

Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dường như vang xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan toả xa hơn ô cửa sổ, nó hoà với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu :

- Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi ! Hãy ghi nhớ : Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên.

Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đã phải trầm trồ : đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới.

(Uyên Khuê)


1. Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài người nước nào? (0.5 điểm)

A. Pháp

B. Đức

C. Anh

D.

2. Bét-tô-ven đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc như thế nào? (0.5 điểm)

☐Học 12 tiếng với đủ các loại đàn.

☐Suốt ngày đêm nghe nhạc của những nhạc sĩ nổi tiếng để tìm kiếm cảm hứng âm nhạc.

☐Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng la-tinh và các kiến thức phổ thông khác.

€☐Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào.

☐Đàn suốt ngày suốt đêm không được ngủ.

€☐Đàn đến mức ngất xỉu.

3. Bài học đầu tiên mà thầy giáo dạy Bét-tô-ven là gì? (0.5 điểm)

A. Tính khiêm tốn

B. Tính tự tin

C. Tính tự lập

D. Tính kiên nhẫn.

4. Tại sao thầy giáo lại chỉ dạy cậu một nốt nhạc trong suốt tuần học đầu tiên? (0.5 điểm)

A. Vì thầy giáo muốn cậu lắng nghe hơi thở của chính mình.

B. Vì thầy giáo muốn cậu rèn luyện tính cẩn thận.

C. Vì thầy giáo muốn cậu cảm nhận được sự lan tỏa của âm thanh.

D. Vì thầy giáo muốn học đàn thật cẩn thận nốt nhạc quan trọng nhất trong bản nhạc.

5. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng lần đầu tiên vào năm bao nhiêu tuổi? (0.5 điểm)

A. 7 tuổi

B. 8 tuổi

C. 9 tuổi

D. 10 tuổi

6. Nội dung của câu chuyện này là gì? (0.5 điểm)

A. Ca ngợi cậu bé Bét-tô-ven đã kiên trì khổ luyện, hi sinh cả tuổi thơ tập luyện đàn để thành tài.

B. Ca ngợi thầy trò Bét-tô-ven đã kiên trì luyện đàn

C. Ca ngợi người thầy giáo đã dạy cho cậu bé Bét-tô-ven biết lắng nghe âm thanh.

D. Ca ngợi tình thầy trò thân thiết của Bét-tô-ven và thầy dạy đàn của mình.

7. Đọc đoạn văn sau, xác định các câu kể Ai làm gì? Gạch chân dưới chủ ngữ trong những câu đã tìm được? (1 điểm)

Để mau chóng biến con mình thành thần đồng, cha cậu đã mời rất nhiều thầy dạy nhạc. Người thầy đầu tiên là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Cha cậu đưa thầy giáo về nhà trong lúc Bét-tô-ven đang mải chơi một khúc nhạc trên vi-ô-lông. Cậu sốt sắng ngồi vào đàn ngay.

8. Đặt câu với các từ ngữ sau để có câu kể Ai làm gì? (1 điểm)

a) Cậu bé Bét-tô-ven

b) Thầy giáo của cậu

9. Tìm trong câu chuyện trên những từ ngữ nói lên sự tài giỏi của cậu bé Bét-tô-ven? (1 điểm)?

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Thuyền chúng tôi xuôi dòng về hướng Năm Căn. Đây là xứ tiền rừng bạc biển. Càng đến gần, những đàn chim bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi hoa cả mắt. Chim đậu neo nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là. Chim cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim gà đảy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Viết bài văn tả một loài hoa mà em yêu thích.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 Thông tư 27

Năm học 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Quả cầu tuyết

Tuyết rơi ngày càng dày.

Một đám học sinh vừa ra khỏi cổng trường, chúng nắm những quả cầu bằng thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như đá, ném vào nhau. Vỉa hè rất đông người qua lại. Bỗng người ta nghe một tiếng hét to bên kia đường và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay úp lấy mặt. Bên cạnh cụ, một em bé kêu: “Cứu ông cháu với!”.

Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng mắt. Cụ đeo kính, kính vỡ, mảnh vỡ đâm vào mắt cụ. Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.

Đám đông vây quanh cụ già. Mấy người qua đường thét hỏi: “Đứa nào ném? Đứa nào? Nói mau!”. Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không. Ga-rốp-phi run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt.

Ga-rô-nê bảo Ga-rốp-phi:

- Cậu thú nhận đi. Để một người khác bị bắt thì thật hèn nhát!

- Mình không cố ý mà! – Ga-rốp-phi trả lời và run như một tàu lá.

- Nhưng cậu vẫn phải làm! – Ga-rô-nê nói.

- Mình không đủ can đảm.

- Đừng sợ. Mình sẽ bảo vệ cậu. – Ga-rô-nê nói một cách quả quyết, nắm cánh tay bạn, dìu bạn đi như một người bệnh.

Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm. Vài người bước tới, giơ cánh tay lên. Nhưng Ga-rô-nê đã đứng chắn ngay trước mặt bạn và nói:

- Các bác định đánh một đứa trẻ à?

Những nắm tay đều bỏ xuống. Một người dẫn Ga-rốp-phi đến nới người ta đã đưa cụ già bị thương vào.

Cụ già ngồi trên ghế, tay bưng mắt kính.

Ga-rốp-phi khóc òa lên và ôm hôn đôi bàn tay của cụ già. Cụ già quạng tìm cái đầu của cậu bé biết hối hận và xoa tóc nó:

- Cháu là một cậu bé dũng cảm.

(Theo A-mi-xi)

1. Câu chuyện gồm có những nhân vật nào? (0.5 điểm)

A. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-rô, Ga-rốp-phi

B. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi

C. Cụ già, người hàng xóm bị vỡ cửa kính, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi

D. Cụ già, người hàng xóm bị vỡ cửa kính, Ga-rô-rô, En-ri-cô

2. Ai đã vô tình ném quả cầu tuyết trúng cụ già? (0.5 điểm)

A. En-ri-cô

B. Ga-rô-nê

C. Ga-rốp-phi

D. Cháu của cụ già

3. Quả cầu tuyết làm cụ già bị thương ở đâu? (0.5 điểm)

A. Bị thương ở mắt

B. Bị thương ở chân

C. Bị thương ở đầu

D. Bị thương ở mũi

4. Ai là người đã động viên cậu bé nhận lỗi? (0.5 điểm)

A. En-ri-cô

B. Ga-rô-nê

C. Ga-rốp-phi

D. Cháu của cụ già

5. Vì sao cụ già khen cậu bé dũng cảm? (0.5 điểm)

A. Vì cậu bé dũng cảm gỡ những mảnh kính găm vào da thịt giúp ông cụ.

B. Vì cậu bé chơi ném tuyết rất cừ.

C. Vì cậu bé dám dũng cảm nhận lỗi.

D. Vì cậu bé dám dũng cảm đánh nhau với những người lớn.

6. Em học được điều gì thông qua câu chuyện trên? (0.5 điểm)

A. Cần đối xử lịch sự, lễ phép với những người xung quanh mình.

B. Cần kính trọng những người lớn tuổi, đặc biệt là người già.

C. Tự tin thể hiện bản thân mình trước đám đông.

D. Dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc lỗi.

7. Xác định trạng ngữ trong những câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì? (1 điểm)

a) Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới.

b. Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm.

8. Câu tục ngữ “Sông có khúc, người có lúc” khuyên người ta điều gì? (1 điểm)

9. Đặt một câu cảm cho mỗi tình huống sau? (1 điểm)

a) Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có mình bạn Ngọc làm được.

b) Nhận được món quà sinh nhật của mẹ.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Tiếng cười là liều thuốc bổ

Một nhà văn đã từng nói: "Con người là động vật duy nhất biết cười."

Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười kéo dài 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần.

Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô- mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.

Theo báoGIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả cây ăn quả mà em yêu thích

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) B. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi

2. (0.5 điểm) C. Ga-rốp-phi

3. (0.5 điểm) A. Bị thương ở mắt

4. (0.5 điểm) B. Ga-rô-nê

5. (0.5 điểm) C. Vì cậu bé dám dũng cảm nhận lỗi.

6. (0.5 điểm) D. Dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc lỗi.

7. (1 điểm)

a) Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới.

-> Trạng ngữ chỉ thời gian

b. Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm.

-> Trạng ngữ chỉ thời gian

8. a) - Nghĩa đen: Dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp,…. Con người cũng như vậy, có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn.

- Nghĩa bóng (lời khuyên): Cuộc sống gặp phải những khó khăn vất vả là chuyện thường tình.Không nên vì vậy mà buồn phiền hoặc nản chí.

9. (1 điểm)

a) Ngọc ơi, cậu học giỏi thật đó!

b) Món quà đẹp quá! Con cảm ơn mẹ ạ!

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu chung về cây ăn quả mà em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

a. Tả bao quát

- Thân cây:

- Cành lá:

b. Tả chi tiết

- Lá : màu sắc, hình dáng

- Quả : phát triển qua các thời kì như thế nào

c. Công dụng, kỉ niệm về cây ăn quả đó

C. Kết bài

Tình cảm đối với cây ăn quả đó

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài làm tham khảo

Ông nội em có một khu vườn nhỏ nằm ngay trong khuôn viên nhà, chỉ độ vài mét vuông thôi. Trong vườn trồng rất nhiều hoa, rau củ và cây ăn trái. Góc này trồng hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc,... góc kia trồng rau cải bắp, su hào, cà chua,... cứ mùa nào thức nấy. Phía cuối vườn trồng cây ăn trái, em thích nhất là cây cam nơi cuối vườn, xanh đậm và nặng trĩu những trái cam thơm ngon.

Nhìn từ xa cây cam giống như một chiếc ô to lớn màu xanh đậm, trên đó có điểm xuyết những trái cam màu vàng tươi. Cây cao khoảng 2 m, một vòng ôm của em ôm không xuể được những tán cây. Thân cây có màu nâu đậm, thứ màu sắc in hằn dấu vết của thời gian. Các cành cây vươn rộng ra nhiều phía, lá cây xanh tươi và quả thì ngọt lành.

Rễ của cây cam đâm sâu vào lòng đất, cần mẫn hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây vững chắc và các cành lá thì tỏa ra mọi phía. Lá cây có màu xanh tươi, nhỏ hơn lá bưởi nhưng lớn hơn lá chanh, lá quất. Khi còn non thì lá xanh nhạt rồi tới khi trưởng thành thì xanh đậm. Khi đổi mùa từng chiếc lá cây rụng xuống gốc để cho lớp lá non lại tiếp tục mọc lên nuôi cây. Em thường buồn mỗi khi nhìn thấy từng chiếc lá rụng xuống, ông nội sẽ cười hiền từ xoa đầu em rồi nói: “Lá rụng về cội mà cháu, từng chiếc lá rụng xuống dưới gốc sẽ hóa thành chất mùn nuôi dưỡng cây thêm xanh tươi”. Hoa cam có màu trắng tinh khiết. Hương cam thơm thoang thoảng vô cùng dễ chịu. Mỗi sáng em thường tới góc vườn lặng ngắm cây cam và tận hưởng thứ hương thơm mát lành ấy. Hoa cam thơm và đẹp như thế chẳng trách mỗi khi hoa nở ong bướm lại bay tới xung quanh góc vườn này. Quả cam thì cứ lớn dần lên qua từng ngày tháng. Lúc đầu thì bằng hòn bi, tiếp đến bằng quả cà rồi to bằng cả quả bóng bàn. Ban đầu có màu xanh non, xanh đậm rồi từ từ chuyển thành sắc vàng đậm. Khi thấy cam chuyển sang sắc màu đậm ngọt nghĩa là có thể thưởng thức được những trái cam ấy rồi. Mỗi mùa cam ra quả, ông em thường ra vườn hái rồi chia cho con cháu trong nhà. Vì em nhỏ nhất nên ông thường để dành cho em trái cam to nhất, ngon nhất. Bóc vỏ cam ra sẽ thấy từng múi cam được xếp đều nhau khin khít tạo thành một vòng tròn. Bóc từng múi cam sẽ thấy từng tép cam mọng nước ngọt lành. Cam ăn ngọt và thơm mát, rất thích hợp để giải nhiệt và bổ sung vitamin C cho cơ thể.

Cây cam cho quả để ăn hoặc ép lấy nước. Trong những ngày nắng nóng thế này thật tuyệt vời khi được ăn những múi cam thơm mát hoặc uống một cốc nước cam mát lành. Không chỉ vậy, cây cam còn có rất nhiều lợi ích khác. Ông em nói vỏ cam có thể được dùng để làm thuốc, hay dịp tết đến trong nhà bày trang trí một cây cam trĩu quả thì thật là đẹp biết bao.

Cây cam trong vườn là công sức vun trồng chăm bẵm của ông nội em. Mỗi khi rảnh rỗi, em thường tới phụ ông tưới nước, nhổ cỏ và bắt sâu cho cây. Được cầm trên tay những quả cam to ngon em hiểu được rằng đó là tình yêu đong đầy của ông em đã được kết tinh trong từng trái cam ấy. Em mong rằng cây cam sẽ luôn xanh tươi và sống thật lâu.

[Năm 2024] Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Thông tư 27 có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng : Đọc một trong các bài tập đọc đã học.

II. Đọc văn bản sau và làm bài tập.

Bông sen trong giếng ngọc

Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.

Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “ Bông sen giếng ngọc’’nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên.

Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên ( Trạng nguyên hai nước )

Theo Lâm Ngũ Đường

Chọn ý đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,5 đ) Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào?

a. Là người có ngoại hình xấu xí.

b. Là người rất thông minh.

c. Là người có ngoại hình xấu xí nhưng tỏ ra rất thông minh.

d. Là người dũng cảm.

Câu 2. (0,5 đ) Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên?

a. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo

b. Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí

c. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và xấu xí.

d. Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có.

Câu 3. (0,5 đ) Vì sao cuối cùng nhà vua quyết định lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên?

a. Vì bài phú “Bông sen giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí của hoa sen.

b. Vì bài phú “Bông sen giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí khác thường của hoa sen và tỏ rõ chí hướng tài năng của ông.

c. Vì bông hoa sen rất đẹp

d. Vì hoa sen được nhiều người yêu thích.

Câu 4. (0,5 đ) Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”

a. Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên của nước ta.

b. Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất.

c. Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên.

d. Vì ông được mọi người kính trọng.

Câu 5. (1 đ) Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.

Câu 6. (1 đ) Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?

Câu 7. (0,5 đ) Trong câu: Hôm sau, chúng tôi đi Sa Pa.

Bộ phận nào là chủ ngữ ? (0,5 điểm)

a. Hôm sau     b. chúng tôi     c. đi Sa Pa     d. Sa Pa

Câu 8. (0,5 đ) Trong các câu sau câu nào có sử dụng Trạng ngữ:

a. Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.

b. Hoa, Mai đều là học sinh giỏi

c. Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, tài giỏi.

d. Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé.

Câu 9. (1 đ) Em hãy nêu bốn động từ miêu tả hoạt động của con vật ( con mèo, con chó, con gà, con vịt,...)

Câu 10. (1 đ) Đặt một câu có dùng Trạng ngữ.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe – viết) (3 đ)

Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Một đô thị miền sông nước”

II. Viết đoạn, bài (8 đ)

Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích. ( chó, mèo, gà, vịt... )

B. Kiểm tra Viết

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng : Đọc một trong các bài tập đọc đã học. (3 điểm)

II (7đ) Đọc văn bản và làm bài tập

Câu 1: c

Câu 2: c

Câu 3: b

Câu 4: c

Câu 5: Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, chăm chỉ nên được mọi người nể trọng.

Câu 6: Người có đức có tài hết lòng vì đất nước thì sẽ được nể trọng và ngưỡng mộ.

Câu 7: b

Câu 8: a

Câu 9: VD : chạy, vẫy đuôi, bới, vỗ cánh, …

Câu 10 : Tùy hs đặt câu, GV ghi điểm.

VD : Sáng mai, cả nhà về quê thăm ông bà

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: ( 2 điểm )

- Giáo viên đọc cho học sinh viết ( chính tả nghe – viết ) một đoạn văn tốc độ khoảng 85 chữ.

- Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng qui định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả ( không sai quá 5 lỗi ): 1 điểm

II. Tập làm văn: ( 8 điểm )

Đảm bảo các yêu cầu sau đây được 8 điểm:

+ Viết được bài văn tả con vật đúng nội dung, đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu đã cho.

Mở bài : (1điểm) Giới thiệu con vật định tả.

Thân bài : (4 điểm) Nội dung : 2điểm ; kĩ năng : 1điểm ; cảm xúc :1điểm

Kết bài : (1 điểm)

Dùng từ đặt câu : 1 điểm ; sáng tạo : 1điểm

Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và cho điểm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm)

Đọc thầm bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngot, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ còn sống sót cập bờ biển Tây Ban Nha.

Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

Theo TRẦN DIỆU TẦN và ĐỖ THÁI

Câu 1: Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy khởi hành từ đâu?

a. Châu Mĩ.

b. Châu Á.

c. Châu Âu.

Câu 2: Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy bắt đầu khởi hành vào ngày tháng nào?

a. 20 / 7/1519.

b. 20 / 9/1519.

c. 20 / 8/1519.

Câu 3: Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ gì?

a. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

b. Khám phá những loại cá mới sống ở đại dương.

c. Khám phá dưới đáy biển.

Câu 4: Khi trở về, đoàn thám hiểm còn bao nhiêu chiếc thuyền?

a. Không còn chiếc nào.

b. 1 chiếc.

c. 2 chiếc.

Câu 5: Đoàn thám hiểm gặp khó khăn khi hết thức ăn và nước ngọt ở đại dương nào?

a. Đại Tây Dương.

b. Thái Bình Dương

c. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Đoàn thám hiểm đi vòng quanh thế giới hết bao nhiêu ngày?

a. Chưa đến một nghìn ngày.

b. Một nghìn ngày.

c. Hơn một nghìn ngày.

Câu 7: Vì sao đoàn thám hiểm chỉ với 18 thuỷ thủ còn sống sót trở về?

a. Vì họ bị chết đói và chết khát.

b. Vì họ giao tranh với dân đảo.

c. Vì họ bị chết đói, chết khát và giao tranh với dân đảo.

Câu 8: Đoàn thám hiểm đi vòng quanh thế giới bằng?

a. Đường thuỷ.

b. Đường bộ.

c. Đường hàng không.

Câu 9: Những hoạt động nào được gọi là thám hiểm?

a. Đi tìm hiểu về đời sống của người dân.

b. Đi thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.

c. Đi chơi xa để xem phong cảnh.

Câu 10: Câu nào giữ được phép lịch sự?

a. Chiều nay, đón em nhé!

b. Chiều nay, chị phải đón em đấy!

c. Chiều nay, chị đón em nhé!

Câu 11: Đặt một câu cảm trong tình huống sau: Cô giáo ra một câu hỏi khó, cả lớp chỉ có một bạn trả lời được.

Câu 12: Em có cảm nhận gì về nhân vật Ma-gien-lăng?

II. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm )

* Học sinh bốc thăm đọc một đoạn (90 tiếng/ 1 phút) và trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên chọn trong đoạn đọc đó) trong các bài sau:

Bài 1: Đường đi Sa Pa (TV 4, tập II, trang 102)

Bài 2: Ăng – co- Vát (TV4 tập 2 trang 123)

Bài 3: Con chuồn chuồn nước (TV4 tập 2 trang 127)

Bài 4: Vương quốc Vắng nụ cười (TV4 tập 2 trang 132)

Bài 5: Tiếng cười là liều thuốc bổ (TV4 tập 2 trang 153)

Bài 6: Ăn “mầm đá” (TV4 tập 2 trang 157)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (Nghe – viết): 15 phút

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cái cánh khẽ rung như còn đang phân vân.

Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên.

Nguyễn Thế Hội

II. Tập làm văn : 25 phút

Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm)

Trắc nghiệm

Câu Đáp Án
1 C
2 B
3 A
4 B
5 B
6 C
7 C
8 A
9 B
10 C

Câu 11: Đặt một câu cảm trong tình huống sau: Cô giáo ra một câu hỏi khó, cả lớp chỉ có một bạn trả lời được. 1 điểm

- Trời ! Bạn giỏi thật!

- Ôi! Bạn thông minh quá!

- Bạn giỏi quá!

- ………..

Câu 12: Em có cảm nhận gì về nhân vật Ma-gien-lăng? 1 điểm

Ma-gien-lăng là người dủng cảm./ Ma-gien-lăng đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu./ Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới./…………….

II. Đọc thành tiếng ( 3 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (Nghe – viết): 15 phút

- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

II. Tập làm văn : 8 điểm

- Viết được bài văn có bố cục rõ ràng:

Phần mở bài: (1 điểm)

- Giới thiệu được con vật cần tả.

Phần thân bài: (4 điểm)

- Tả hình dáng loài vật cần tả. (2 điểm)

- Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật (2 điểm)

Phần kết bài: (1 điểm)

- Nêu được tình cảm của mình với con vật (1 điểm)

Về ngữ pháp, cách trình bày, dùng từ (2 điểm)

- Chữ viết đẹp, đúng chính tả; trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết (0,5 điểm)

- Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm )

- Bài viết có sự sáng tạo: có sử dụng từ láy hoặc các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, có cảm xúc, ý văn rõ ràng, sinh động… (1 điểm)

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

%>

- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 19 đến Tuần 27 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 2) do HS bốc thăm.

- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.

II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Em hãy đọc thầm bài văn sau:

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyền

Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1:(0,5đ) Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

A. Tác dụng của nước.

B. Hình dáng của nước.

C. Mùi vị của nước.

D. Màu sắc của nước

Câu 2:(0,5đ) Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?

A. Nước có hình chiếc cốc

B. Nước có hình cáibát

C. Nước có hình của vật chứa nó.

D. Nước có hình cái chai

Câu 3:(0,5đ) Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó.

B. Nước có hình dáng nhất định.

C. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí

D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.

Câu 4:(0,5đ) Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?

A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.

B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.

C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.

D. Cả ba ý trên.

Câu 5:(1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.

Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 9)

Câu 6:(0,5đ) Dấu gạch ngang trong câu: - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? có tác dụng gì?

A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Cả ba ý trên.

Câu 7:(0,5đ) Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc..................à?

A. nhỏ xinh

B. xinh xinh

C. xinh tươi

D. xinh xắn

Câu 8:(1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì?

Bác Tủ Gỗ……………………………………

Câu 9:(1 điểm) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: “Nam học bài.”

- Câu hỏi:

- Câu khiến:

Câu 10:(1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác em cần lưu ý điều gì?

Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút:

GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau:

Hình dáng của nước

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích nhất.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm

Tiêu chí Điểm
* Đọc đúng tiếng, đúng từ; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa
- Đọc sai từ 2 - 3 tiếng, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ
- Đọc sai từ 4 tiếng trở lên, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên
0,5 Điểm
0,25 Điểm
0,25 Điểm
* Biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm của bài
- Nhấn giọng chưa đúng ở các từ gợi tả gợi cảm của bài
- Chưa biết nhấn giọng
0,5 Điểm
0,25 Điểm
0,25 Điểm
* Giọng đọc bước đầu có biểu cảm
- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm
- Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm
0,5 Điểm
0,25 Điểm
0,25 Điểm
* Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu
- Đọc quá 1 phút- 2 phút
- Đọc quá 2 phút
0,5 Điểm
0,25 Điểm
0,25 Điểm
* Trả lời đúng ý câu hỏi
- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng
- Trả lời sai hoặc không trả lời được
1 Điểm
0,5 Điểm
0 Điểm

II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Câu Đáp án Điểm
1 B 0,5
2 C 0,5
3 A 0,5
4 D 0,5
6 B 0,5
7 C 0,5

Câu 5: (1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.

Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 9)

Câu 8: (1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì?

Bác Tủ Gỗ giảng giải để các bạn hiểu về hình dạng của nước.

Hoặc: Bác Tủ Gỗ nói(phân tích) để các bạn hiểu về hình dạng của nước.

Câu 9: (1đ) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: Nam học bài.

- Câu hỏi: Nam học bài phải không?

- Câu khiến: Nam hãy học bài đi!

HS đặt câu đúng theo cách khác cho điểm tương đương.

Câu 10 : (1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ như thế nào?

Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.

Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ bình tĩnh, tôn trọng ý kiến của người khác.

Hoặc: Cần có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận….

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút: Bài " Hình dáng của nước" đoạn(Từ: Chai Nhựa gần đấy… hết)

- Tốc độ đạt yêu cầu: chữ viết rõ ràng; Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm

- Viết đúng chính tả: 1 điểm (Mắc lỗi chính tả trong bài như: Viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định: trừ 0,25 đ/ lỗi. Trong một bài viết, các lỗi giống nhau chỉ tính là một lỗi và trừ một lần điểm.)

II. Tập làm văn: (8 điểm) - 40 phút:

Mụclớn

mụccon

STT Điểm thành phần Mức điểm
1 Mở bài Giới thiệu cây định tả: Cây gì? trồng ở đâu? Cây đó có gì đặc biệt với em. 1 điểm
2 Thân bài - Miêu tả được các đặc điểm của một cây theo trình tự hợp lí, lô gic, câu văn có hình ảnh
- Thể hiện rõ được sự gắn bó, cảm xúc tự nhiên với cây.
- ích lợi của cây.
4 điểm
3 Kết bài Nêu cảm nghĩ về cây vừa tả, yêu mến, cách chăm sóc, bảo vệ… 1 điểm
4 Chữ viết, chính tả Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng 0,5 điểm
5 Dùng từ, đặt câu Từ, câu phù hợp, có hình ảnh 0,5 điểm
6 Sáng tạo - Bài viết có ý độc đáo
- Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật.
1 điểm
Tùy từng mức độ của học sinh, GV cho điểm từ 8 -7,5 – 6 - 6,5 - 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 - 3,5 - 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

Cho bài văn sau:

RỪNG XUÂN

Trời xuân chỉ hơi xe lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều góc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những rừng cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá xưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngoã non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chúm bao…

Nhưng không phải chỉ có màu xanh mà thôi, giữa những đám lá sồi xanh, có những đám lá già còn rớt lại đỏ như những viên hồng ngọc. Lác đác trên nhiều cành, còn có những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tía, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm lá lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương tóe lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa.

Trong bầu ánh sáng huyền ảo ấy, hôm nay diễn ra một buổi hội của một số loài chim.

(Ngô Quân Miện)

I. Đọc thành tiếng:

Đọc thành tiếng một đoạn của bài đọc trên phiếu thăm:

II. Đọc thầm và làm bài tập

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Trong bài, sự vật nào được so sánh với chiếc khăn voan?

A. Trời xuân

B. Vệt sương.

C. Rừng xuân.

D. Ánh mặt trời

Câu 2. Lá cây nào được so sánh với “Thứ lụa xanh màu ngọc thạch’?

A. Lá cời

B. Lá ngõa.

C. Lá sưa.

D. Lá sồi

Câu 3. Cây nào còn sót lại đốm lá già đỏ như những viên hồng ngọc?

A. Cây sồi

B. Cây vải.

C. Cây dâu da.

D. Cây cơm nguội

Câu 4. Bài văn miêu tả cảnh gì?

A. Cảnh ngày hội mùa xuân

B. Cảnh ngày hội của các loài chim.

C. Cảnh rừng xuân.

D. Cảnh buổi chiều

Câu 5. Dấu hai chấm trong câu “ Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, …” có tác dụng gì?

A. Dẫn lời nói trực tiếp

B. Dẫn lời giới thiệu.

C. Liệt kê.

D. Ngắt câu

Câu 6. Dòng nào nêu những hành động thể hiện con người có lòng dũng cảm?

A. Chống lại cái ác, bênh vực lẽ phải.

B. Trả lại của rơi cho người đánh mất.

C. Dám nói lên sự thật.

D. Không nhận sự thương hại của người khác

Câu 7. Câu kể “Sầu riêng là loại trái cây quý của miền Nam” dùng để làm gì?.

A. Khẳng định.

B. Sai khiến.

C. Giới thiệu.

D. Nhận định

Câu 8. Đặt một câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu “Cao Bá Quát là một người Văn hay chữ tốt”.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: Nghe – viết

THĂM NHÀ BÁC

Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng soi tăm cá
Có bưởi, cam thơm, mát bóng dừa. (...)

Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, dơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn. (...)

Con cá rô ơi, chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tưới uots bồn.

Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Nhý dòng sông chảy nặng phù sa.

(Tố Hữu)

II. Tập làm văn

Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả một loại cây mà em yêu thích.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: (2 điểm)

BÀI ĐỌC

ĐẢO SAN HÔ

Cách Bà Rịa khoảng năm trăm cây số về phía đông nam bờ biển nước ta có một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta. Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi một đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt nước biển Đông xanh mênh mông.

CH: Đảo hô có ở quần đảo nào của nước ta?

CÂY XOÀI

Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư.Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn mang biếu chú Tư vài chục quả. Lần này chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú ra đốn phần cây xoài ngả sang vườn nhà chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về thấy vậy chỉ lắc đầu mà không nói gì.

CH: Vì sao cây soài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang nhà chú Tư?

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ (0,25 điểm).

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,25 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm).

+ Ngắt hơi đúng các câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,25 điểm.

(Ngắt hơi sai từ 2 đến 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt hơi sai quá 4 chỗ: 0 điểm).

+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: (0,25 điểm).

(Chưa biểu cảm: 0 điểm).

+ Tốc độ đọc (khoảng 80-100 tiếng) không quá 1 phút: 0,25 điểm.

(Chưa rõ ràng: 0,5 điểm; sai: 0 điểm).

II. Đọc hiểu

Câu Đáp án Điểm
1 A 1
2 C 1
3 A 1
4 C 1
5 C 1
6 C 1
7 A 1

Câu 8: (1đ) “Ai là một người Văn hay chữ tốt?”

B. Kiểm tra Viết

I. Hướng dẫn chấm

- Bài kiểm tra cho theo thang điểm 10.

- Sau khi cộng với phần điểm đọc thành tiếng thành điểm của môn tiếng Việt đọc mới được làm tròn thành số nguyên (Thí dụ: 9.25 làm tròn thành 9; 9.5 làm tròn thành 10).

II. Đáp án - biểu điểm

Câu 1. Chính tả (3 điểm)

- Bài viết rõ ràng, chữ viết đẹp, đúng mẫu, không mắc lỗi chính tả: 2 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh điệu, không viết hoa theo quy định ): trừ 0,15 điểm. (Những lỗi sai giống nhau hoàn toàn chỉ trừ một lần điểm).

- Nếu chữ viết không rõ ràng, khoảng cách, kiểu chữ không đúng, trình bày chưa đẹp trừ toàn bài 0,5 điểm.

Câu 2. Tập làm văn 7 điểm

Đề bài: Viết một bài văn tả một loại cây mà em yêu thích.

* Yêu cầu cần đạt

- Thể loại: HS viết một bài văn theo thể loại tả cây cối.

- Nội dung: 6điểm

+ HS biết trình bày rõ ba phần của một bài văn: phần đầu, phần chính, phần cuối.

+ HS biết tả cây cối theo trình tự bài văn.

- Hình thức: 1 điểm

Bố cục rõ ràng cân đối, chuyển đoạn rõ.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.

+ Chữ viết rõ, dễ đọc, đúng chính tả.

+ Bài làm sạch sẽ, không bôi xoá tuỳ tiện.

* Đánh giá cho điểm:Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết. GV có thể cho điểm các mức 2,5 điểm, 2 điểm, 1,5 điểm….

* Tham khảo:

Mùa xuân không chỉ rực rỡ với ánh vàng óng của nắng, với sắc hồng phai của đào, sắc vàng tươi của mai, mùa xuân còn là thời điểm mà muôn khóm hồng bung xòe những cánh hoa nhiều sắc của mình. Tôi thích nhất là những đóa hồng nhung đỏ rực.

Nhà tôi trồng một khóm hồng nhung trước cổng, trong chiếc bồn sứ trắng ngần. Ngày mới đem về, hồng chỉ có vài nhánh cây thấp bé. Chẳng bao lâu, khóm hồng đâm chồi, vươn cành rồi xanh tốt um tùm. Mỗi cây hoa mảnh mai, chỉ to bằng đốt ngón tay, nhưng cao phải gần hai mét. Chúng không mọc thẳng mà uốn lượn, đan cài vào nhau một cách mềm mại. Thân cây được khoác một lớp vỏ xanh ngọc biêng biếc. Lá cây hoa hồng rất đặc biệt, chúng mọc theo từng nhánh quanh thân. Những chiếc lá đã già xanh tươi, óng ả dưới nắng. Còn những chiếc lá còn non trên ngọn nhuộm một màu đỏ thẫm. Có lẽ nào, chúng gần những bông hoa nên màu sắc của hoa đã lan truyền sang lá?

Nhìn kìa, những bông hồng nhung đỏ thắm đang ngả nghiêng theo gió... Hoa to bằng chiếc chén uống trà. Mỗi bông hoa đều có những lớp cánh mềm mại và mịn màng xen kẽ vào nhau. Cánh hoa hình trái tim, màu đỏ, càng vào bên trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt. Mấy cánh hoa khum khum quấn chặt như muốn bảo vệ thứ gì đó quý báu bên trong. Không ít lâu, cánh hoa bung nở, bông hồng chẳng khác nào tà váy của nàng công chúa trong truyện cổ tích. Khi đã bung nở, cánh hoa để lộ nhụy vàng bên trong. Hóa ra, thứ quý báu mà chúng muốn bảo vệ chính là nhụy vàng này đây. Cánh mịn, nhụy tươi đã tạo nên hương thơm ngào ngạt, quyến rũ của những bông hồng nhung. Hồng uống sương đêm, tắm nắng mai nên nó lúc nào cũng tươi mơn mởn như nụ cười người thiếu nữ. Nắng lên, sắc hoa càng lộng lẫy bội phần, mời gọi từng đàn ong bướm dập dìu ghé thăm làm mật. Cây hoa hồng kiêu sa lắm, quanh mép lá là những chiếc răng rưa, khắp thân là vàn chiếc gai nhọn. Răng cưa hay chiếc gai còn để chúng tự bảo vệ mình, nhưng chúng chẳng bao giờ xua đuổi ong bướm. Có lẽ, chúng hiểu ong bướm sẽ điểm tô cho vẻ đẹp kiêu sa của nó. Không chỉ có những bông hoa đã nở rộ, bao nụ hồng còn e ấp trên đài xanh. Chắc chúng đợi nắng tắm, đợi ong gọi mới bừng tỉnh giấc.

Giờ đây, khóm hồng nhung nhà tôi lúc nào cũng rực rỡ. Có những cành vươn ra khỏi bồn, mềm mại rủ xuống mặt đất. Hằng ngày, tôi vẫn thường tưới cho chúng những dòng nước mát rượi, để tiếp sức cho chúng ngày một rực rỡ, ngào ngạt.

Xem thêm các đề thi Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, có đáp án hay khác: