Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 có đáp án (5 phiếu)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1.
Điền vào chỗ trống r, d hoặc g:
Mưa .....âng trên đồng
Hoa xoan theo ....ó
Uốn mềm ngọn lúa
...ải tím mặt đường.
Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài văn sau:
Cây mai cao trên hai mét, (dáng/giáng/ráng)............. thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc, thu (giần/dần/rần)............ thành một (điễm/điểm).............. ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng (dắn/giắn/rắn) .......... chắc.
Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng (thẫm/thẩm).......... xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.
Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực (rở/rỡ)........ góp với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần (mẫn/mẩn)..... thịnh vượng quanh năm.
Câu 3. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn sau:
(1) Về đêm, cảnh vật thật im lìm. (2) Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều. (3) Hai ông bạn già vẫn trò chuyện (4) ông Ba trầm ngâm. (5) Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. (6) Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi. (7) Ông hệt như thần Thổ Địa của vùng này.
Câu 4. Các vị ngữ trên biểu thị nội dung gì và do các từ ngữ nào tạo thành? Viết câu trả lời vào bảng sau:
Câu |
Nội dung vị ngữ |
Từ ngữ tạo thành vị ngữ |
1 |
M: trạng thái của sự vật (cảnh vật) |
cụm tính từ |
2 |
|
|
4 |
|
|
6 |
|
|
7 |
|
|
Câu 5. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của mỗi câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:
Cánh đại bàng rất khoẻ. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.
Câu 6. Bộ phận vị ngữ của mỗi câu vừa tìm được do những từ ngữ nào (tính từ hay cụm tính từ) tạo thành?
Câu Ai thế nào? |
Từ ngữ tạo thành vị ngữ |
|
|
Câu 7. Đặt ba câu kể Ai thế nào?, mỗi câu tả một cây hoa em yêu thích.
Đáp án:
Câu 1. Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi.
Mưa giăng trên đồng
Hoa xoan theo gió
Uốn mềm ngọn lửa
Rải tím mặt đường.
Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài văn sau:
Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.
Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.
Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn thịnh vượng quanh năm.
Câu 3. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của mỗi câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn sau:
(1) Về đêm, cảnh vật (CN) thật im lìm (VN). (2) Sông(CN) thôi vỗ sóng dồn dâp vô bờ như hồi chiều (VN). (3) Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. (4) Ông Ba (CN) trầm ngâm(VN) (5)Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. (6)Trái lại, ông Sáu (CN) rất sôi nổi (VN). (7) Ông hệt (CN) như Thần Thổ Địa của vùng này (VN).
Câu 4. Các vị ngữ trên biểu thị nội dung gì và do các từ ngữ nào tạo thành? Ghi câu trả lời vào chỗ trống trong bảng sau:
Câu |
Vị ngữ trong câu biểu thị |
Từ ngữ tạo thành vị ngữ |
1 |
trạng thái của sự vật (cảnh vật) |
Cụm tính từ |
2 |
trạng thái của sự vật (sông) |
Cụm động từ (ĐT: thôi) |
4 |
trạng thái của người |
Động từ |
6 |
trạng thái của người |
Cụm tính từ |
7 |
đặc điểm của người |
Cụm tính từ (TT: hệt) |
Câu 5. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của mỗi câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:
Cánh đại bàng (CN)rất khỏe (VN).Mỏ đại bàng (CN)dài và rất cứng (VN). Đôi chân của nó (CN)giống như cái móc hàng của cần cẩu (VN). Đại bàng (CN)rất ít bay (VN). Khi chạy trên mặt đất, nó (CN)giống như một con ngỗng cu nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều (VN).
Câu 6. Bộ phận vị ngữ của mỗi câu vừa tìm được do những từ ngữ nào (tính từ hay cụm tính từ).
Câu Ai thế nào? |
Từ ngữ tạo thành vị ngữ |
- Cánh đại bàng rất khỏe. - Mỏ đại bàng dài và rất cứng. - Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. - Đại bàng rất ít bay. - Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều. |
rất khỏe dài và rất cứng giống như cái móc hàng của cẩn cẩu rất ít bay giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều |
Câu 7. Đặt ba câu kể Ai thế nào?, mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.
Hoa hồng tỏa hương thơm ngát.
Hoa hướng dương rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời.
Những bông hoa mười giờ hiền hòa rung rinh theo gió
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
I- Bài tập về đọc hiểu
Đôi cánh của Ngựa Trắng
Trên đồng cỏ xanh mênh mông, Ngựa Trắng sống no đủ trong tình yêu thương và sự chở che của mẹ. Hễ chạy xa vài bước, Ngựa Trắng lại nghe mẹ dặn: “Con phải ở cạnh mẹ đây, đừng rời xa vó mẹ!”
Thấy Ngựa Trắng suốt ngày quẩn quanh bên mẹ “gọi dạ bảo vâng”, Đại Bàng bật cười. Tuy chỉ là một chú chim non nhưng sải cánh Đại Bàng đã khá vững vàng. Mỗi lúc chú liệng vòng, cánh không động đậy, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng loang loáng trên đồng cỏ. Ngựa Trắng mê quá, cứ ước ao làm sao bay được như Đại Bàng.
- Làm thế nào mà anh Đại Bàng bay được thế?
- Từ cao lao xuống, xòe cánh ra mà lượn. Từ thấp vút lên, vỗ cánh, vỗ cánh.
- Nhưng em không có cánh?
- Phải đi tìm! Cứ ở cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh! Muốn đi thì hãy theo anh.
Ngựa Trắng thích quá chạy theo Đại Bàng. Thoáng một cái đã xa lắm… Chao ôi, chưa thấy “đôi cánh” nào cả nhưng đã gặp biết bao nhiêu cảnh lạ. Bỗng có tiếng “hú….ú….ú” rống lên, Sói Xám đang lao đến. Ngựa Trắng sợ quá, hí to gọi mẹ. Đúng lúc Sói định vồ Ngựa Trắng thi Đại Bàng từ trên cao lao xuống bổ một nhát như trời giáng xuống giữa trán Sói, khiến Sói hoảng hồn chạy mất. Ngựa Trắng khóc gọi mẹ. Đại Bàng vỗ nhẹ cánh lên lưng Ngựa, an ủi:
- Em đừng khóc! Nào, về với mẹ đi!
- Em không nhớ đường đâu!
- Có anh dẫn đường.
- Nhưng anh bay, mà em thì không có cánh!
Đại Bàng cười, chỉ vào chân Ngựa:
- Cánh của em đấy chứ đâu! Hãy phi nước đại, em sẽ “bay” như anh!
Đại Bàng sải cánh, Ngựa Trắng chồm lên, lao mạnh và thấy mình bay như Đại Bàng. Tiếng hí của Ngựa Trắng vang xa, mạnh mẽ đến nỗi Sói nghe thấy cũng phải lùi vào hang.
(Theo Thy Ngọc)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Lúc đầu, Ngựa Trắng là một cậu bé như thế nào?
a- Sống quẩn quanh bên mẹ, trong sự che chở của mẹ
b- Rất nghịch ngợm, hay rời mẹ chạy đi chơi xa
c- Không ngoan ngoãn, ít khi vâng lời mẹ
2. Ngựa Trắng ước ao điều gì?
a- Luôn luôn ở bên mẹ
b- Bay được như Đại Bàng
c- Được biết nhiều cảnh lạ
3. Hành động nào cho thấy rõ nhất tính cách vững vàng, dũng cảm của Đại Bàng?
a- Sài cánh bay liệng ở trên cao
b- Dẫn Ngựa Trắng đi tìm “đôi cánh”
c- Lao xuống bổ một nhát vào trán Sói để cứu Ngựa Trắng
4. Vì sao Ngựa Trắng thấy mình “bay như Đại Bàng”?
a- Vì đã dũng cảm, nỗ lực phi nước đại
b- Vì đã tìm được cánh cho mình
c- Vì được Đại Bàng dạy cho biết bay
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây (gạch dưới chữ viết đúng chính tả đã chọn)
(Rừng /Dừng / Giừng) cây im lặng quá. Một tiếng lá (rơi/ dơi/ giơi) lúc nào (củng / cũng) có (thể / thễ) khiến người ta (rật/ dật / giật) mình. Lạ quá, chim chóc (chẳng/ chẵng) nghe con nào kêu. Hay vẫn có tiếng chim ở một nơi xa lắm,vì không chú ý mà tôi không nghe chăng? (Ró/ Dó/ Gió) cũng bắt đầu (thổi / thỗi) rào rào theo với khối mặt trời còn đang tuôn ánh sáng vàng (rực/ dực/ giực) xuống mặt đất. Một làn hơi nhè nhẹ (tỏa / tõa) lên, (phủ / phũ) mờ những bụi cây cúc áo, rồi nhè nhẹ tan (rần/ dần/ giần) theo hơi ấm mặt trời. Phút yên (tỉnh/ tĩnh) của (rừng/dừng/ giừng) ban mai dần dần biến đi.
(Theo Đoàn Giỏi)
Câu 2.
a) Gạch dưới những câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:
(1) Tùng! Tùng! Tùng! (2) Đấy là tiếng trống của trường tôi đấy! (3) Anh chàng trống trường tôi được đặt trên một cái giá chắc chắn trước cửa văn phòng nhà trường. (4) Thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ. (5) Bụng trống phình ra. (6) Tang trống được ghép bằng những mảnh gỗ rắn chắc. (7)Hai mặt trống được bịt kín bằng hai miếng da trâu to. (8) Mặt trống phẳng phiu nhẵn bóng.
b) Chọn 3 câu kể Ai thế nào? ở bài tập a và điền vào bảng sau:
Câu |
Bộ phận chủ ngữ |
Bộ phận vị ngữ |
|
Câu số… |
………………… ………………… ………………… |
……………………………. ……………………………. ……………………………. |
|
Câu số… |
………………… ………………… |
……………………………. ……………………………. |
|
Câu số… |
………………… ………………… |
……………………………. ……………………………. |
Câu 3. a) Nối từng câu ở cột trái với nhận xét về cấu tạo của vị ngữ ở cột phải cho thích hợp:
a) Mặt trăng lấp ló sau đám mây |
|
(1) Vị ngữ do tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành |
b) Nước chảy cuồn cuộn |
|
(2) Vị ngữ do động từ hoặc cụm động từ tạo thành |
c) Những bông hoa gạo đỏ rừng rực như những ngọn lửa |
|
|
d) Màu vàng trên lưng chú lấp lánh |
|
|
b) Điền tiếp vị ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn miêu tả chú gà trống:
(1) Chú gà trống nhà em …………………
(2) Đầu chú……………………………….
(3) Bộ lông……………………………….
(4) Đôi chân của chú……………………..
Câu 4. Dựa vào gợi ý, hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cây có bóng mát mà em thích (Viết dàn ý ra vở nháp)
Gợi ý:
a) Mở bài: (Giới thiệu) Đó là cây gì? Cây được trồng ở đâu, từ bao giờ?....
b) Thân bài
- Tả bao quát: Nhìn từ xa, cây có nét gì dễ nhận ra? Đến gần, thấy nét gì rõ nhất về sự phát triển của cây?
- Tả chi tiết từng bộ phận: Thân cây, gốc cây, vỏ cây có những đặc điểm gì? Cành lá có điểm gì nổi bật? Quả cây (nếu có) thế nào?
- Tả một số sự vật khác (VD: nắng, gió, chim chóc…) hoặc sinh hoạt của người có liên quan đến cây….
c) Kết bài: Nêu ích lợi của cây, cảm nghĩ của em về cây
Đáp án:
I- Bài tập về đọc hiểu
Khoanh tròn ch ữ cái trước ý tra lời đúng như sau:
1. a- Sống quẩn quanh bên mẹ, trong sự che chở của mẹ
2. b- Bay được như Đại Bàng
3. c- Lao xuống bổ một nhát vào trán Sói để cứu Ngựa Trắng
(4). a- Vì đã dũng cảm, nỗ lực phi nước đại
II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1.
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc nào cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vẫn có tiếng chim ở một nơi xa lắm,vì không chú ý mà tôi không nghe chăng? Gió cũng bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời còn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những bụi cây cúc áo, rồi nhè nhẹ tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Câu 2.
a) Gạch dưới các câu: (3) ; (4) ; (5) ; (6) ;(7) ; (8)
b) VD:
Câu |
Bộ phận chủ ngữ |
Bộ phận vị ngữ |
Câu số (3) |
Anh chàng trống trường tôi |
được đặt trên một cái giá chắc chắn trước cửa văn phòng nhà trường |
Câu số (4) |
Thân trống |
tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ |
Câu số (5) |
Bụng trống |
phình ra |
Câu 3.
a) Nối (a), (c) , (d)-(1) (b)- (2)
b) VD:
(1) thật ra dáng một chú gà trống đẹp
(2) có chiếc mào cờ đỏ rực
(3) đỏ tía óng mượt với chùm lông đuôi đen ánh vồng lên
(4) cao, to, trông thật khỏe và chắc chắn với cựa và những móng nhọn
Câu 4.
a) Mở bài:
Giới thiệu: cây bàng được trồng ở góc sân trường; cây trồng khá lâu năm, nay tỏa bóng mát rượi…
b) Thân bài
Tả bao quát: Nhìn từ xa, cây như một chiếc ô xanh. Đến gần, thấy cây cao khoảng hơn năm mét ; tán lá dày, xanh mỡ màng, rợp một khoảng sân.
Tả chi tiết từng bộ phận:
Thân cây to gần bằng vòng tay em ôm kín. Vỏ cây màu nâu sần sùi, dưới gốc cây xù ra những cái bướu lớn.
Cành đan ngang, xòe rộng như những nan sắt của một chiếc ô khổng lồ lợp bằng lá xanh tốt
Quả bàng có màu vàng rực, to bằng quả ổi nhỡ, lấp ló sau những chiếc lá…
Hè về, ong bướm bay lượn, ve sầu kêu inh ỏi. Giờ ra chơi, các bạn học sinh thường vui đùa dưới gốc cây…
c) Kết bài
Quả bàng ăn khá thơm và bùi, thân cây bàng xẻ ra lấy gõ dùng rất bền chắc. Cây bàng gắn bó thân thiết với chúng em như người bạn.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Bài 1. Dùng gạch dọc tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu:
1. Vào những ngày giáp tết, đường quê lúc nào cũng tấp nập người qua lại.
2. Các gian hàng mứt, kẹo, hoa quả luôn đông khách.
3. Tối giao thừa, vài nhà còn đỏ lửa với nồi bánh chưng.
4. Mình thấy thật ấm lòng khi nhìn ngọn lửa hồng bập bùng trong đêm.
5. Sáng mùng một, mình ra sân hít thở không khí mùa xuân và ngắm nhìn hoa đào đỏ thắm trước sân nhà.
6. Mùa xuân đã về.
Bài 2. Gạch chân vào chữ cái chỉ hình ảnh cho thấy sông La rất đẹp :
a. Nước sông La trong veo như ánh mắt
b. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi.
c. Những gợn sóng long lanh như vẩy cá.
d. Các bè gỗ trôi.
đ. Chim hót líu lo trên bầu trời.
e. Người đi trên bè có thể nghe thấy cả tiếng chim hót trên bờ đê.
Bài 3. Đọc bài thơ “Chợ Tết”và gạch dưới những màu sắc có trong bài:
đỏ hồng lam xanh lơ vàng tươi |
đỏ chói xanh thắm trắng |
hồng (son) xanh lam vàng trắng tinh |
Bài 4. Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu hoàn chỉnh:
a) Cả lớp em ………....…………………………………………………………….............
b) Đêm giao thừa ……………………………………………………………………………
c) Cành đào đỏ thắm ……………………………………………………………………….
d) Chim én là loài chim báo hiệu …………………………………………………...
Bài 5. Cho đoạn văn: Cùng với tranh dân gian, cây cảnh là yếu tố tinh thần cao quý và thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Cành đào và cây mai tượng trưng cho phúc lộc đầu xuân của mọi gia đình Việt Nam. Ngoài cành đào, cây mai người ta còn “chơi” thêm cây quất chi chít quả chín vàng mọng đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc.
Gia đình em đã đón tết với:
Cây (cành đào) ☐
Cây mai ☐
Cây quất ☐
Viết hai câu miêu tả một trong các loại cây trên :
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Đáp án:
Bài 1. Dùng gạch dọc tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu:
1. Vào những ngày giáp tết, đường quê/ lúc nào cũng tấp nập người qua lại.
2. Các gian hàng mứt, kẹo, hoa quả/ luôn đông khách.
3. Tối giao thừa, vài nhà/ còn đỏ lửa với nồi bánh chưng.
4. Mình/ thấy thật ấm lòng khi nhìn ngọn lửa hồng bập bùng trong đêm.
5. Sáng mùng một, mình/ ra sân hít thở không khí mùa xuân và ngắm nhìn hoa đào đỏ thắm trước sân nhà.
6. Mùa xuân/ đã về.
Bài 2. Gạch chân vào chữ cái chỉ hình ảnh cho thấy sông La rất đẹp :
a. Nước sông La trong veo như ánh mắt
b. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi.
c. Những gợn sóng long lanh như vẩy cá.
d. Các bè gỗ trôi.
đ. Chim hót líu lo trên bầu trời.
e. Người đi trên bè có thể nghe thấy cả tiếng chim hót trên bờ đê.
Bài 3. Đọc bài thơ “Chợ Tết”và gạch dưới những màu sắc có trong bài:
đỏ hồng lam xanh lơ vàng tươi |
đỏ chói xanh thắm trắng |
hồng (son) xanh lam vàng trắng tinh |
Bài 4. Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu hoàn chỉnh:
a) Cả lớp em cùng nhau tham gia kế hoạch nhỏ
b) Đêm giao thừa nhà em ngồi quây quần bên nồi bánh trưng
c) Cành đào đỏ thắm rực rỡ cả căn nhà
d) Chim én là loài chim báo hiệu mùa xuân tới
Bài 5. Cho đoạn văn:
Cùng với tranh dân gian, cây cảnh là yếu tố tinh thần cao quý và thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Cành đào và cây mai tượng trưng cho phúc lộc đầu xuân của mọi gia đình Việt Nam. Ngoài cành đào, cây mai người ta còn “chơi” thêm cây quất chi chít quả chín vàng mọng đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc.
Gia đình em đã đón tết với:
Cây (cành đào) ☐
Cây mai ☐
Cây quất ☐
Viết hai câu miêu tả một trong các loại cây trên :
1. Cành đào nở hoa đỏ thắm
2. Cành đào thế có hình dáng thật đẹp
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Khoét sáo diều
Ông Cả Nam là một người ưa thú chơi diều và là một tay khoét sáo diều khét tiếng cả vùng. Những chiếc sáo ông làm ra, tiếng đổ rất hay và phân biệt rất rõ là sáo chim, sáo còi, sáo cồng hay sáo đẩu.
Sáo chim là thú sáo thường để đeo vào những con chim thi, tiếng kêu vút và dài. Sáo còi tiếng to hơn sáo chim, the thé và cũng kéo dài. Sáo cồng kêu rổn rổn từng tiếng ro ro ròn ròn. Tiếng sáo đẩu ngân vang lưng trời và kêu đều đều, đều đều.
Ông chọn những ống tre nhỏ, già làm mình sáo. Lựa được ống tre, ông phải gọt ngoài, róc trong để làm mảnh hẳn ống tre. Lại phải khoét ở giữa ống tre một lỗ thông suốt để luồn cọng sáo, nơi khoét đó phải làm kín trong lòng để giữ gió thì sáo mới kêu. Rồi phải dùng sơn để gắn sao cho cân, cho đều và cho kín. Còn miệng sáo, ông phải dùng gỗ mỏ, thứ gỗ vừa mềm, vừa dai, vừa chịu được nắng mưa, không co, không giãn.
Tất cả những điều tinh vi đó vẫn chưa là chỗ chính. Chỗ chính là nơi miệng sáo phải khoét thế nào cho sáo đón gió thành tiếng kêu mình muốn. Miệng sáo còi cần khoét nhỏ và dày, như vậy lòng sáo hút được nhiều gió, nó sẽ rít lên. Còn sáo đẩu và sáo cồng thì miệng phải khoét rộng và vòng cung ngăn ngắn. Như thế hơi gió thi nhau vào, hết đợt nọ đến đợt kia, sẽ tạo thành những tiếng sáo ngân nga dìu dịu.
Trước khi tặng ai một chiếc sáo, bao giờ ông cũng đứng lên, cầm sáo quay một vòng cho nó kêu, vẻ mặt hân hoan như được một vật gì quý lắm.
(Theo Toan Ánh)
a. Âm thanh của những chiếc sáo mà ông Cả Nam làm ra có điểm gì đặc điểm?
b. Xếp thứ tự từ 1 đến 5 các việc sau theo quy trình làm sáo của ông cả Nam.
c. Em có suy nghĩ gì về nghệ nhân làm sáo Cả Nam?
Câu 2: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
(1) Hoàng hôn đang dần dần buông xuống, ánh mặt trời cũng sắp tắt hẳn. (2) Cái nắng cuối ngày phủ lên mặt đất một bức màn màu vàng ấm áp. (3)Từng cơn gió luồn qua những tán cây, trêu đùa lũ chim chóc. (4) Thỉnh thoảng gió lại thổi mạnh khiến cho lúa trên đồng nghiêng ngả, tạo thành những sóng lúa trông thật đẹp.
a) Tô màu vào số trước câu có dạng Ai thế nào?
b) Gạch dưới chủ ngữ của các câu đó.
Câu 3: Kể 2 – 3 câu về một người em thích trong đó có sử dụng mẫu câu Ai thế nào?
Câu 4: Cho các tính từ sau: dịu dàng, vui vẻ, nhanh nhẹn, ríu rít, ầm ĩ. Hãy viết 5 câu theo mẫu Ai thế nào?. Mỗi câu có sử dụng một trong những tính từ trên.
Câu 5: Cho đoạn văn sau:
Vào cuối xuân, từ những thân cành cao su khẳng khiu ấy lại đâm chồi nảy lộc. Những chiếc lá xanh non, tươi mới, mượt mà thầm thì với gió, đùa giỡn với trăng, đón ánh mặt trời. Càng bất ngờ hơn, không biết từ đâu và từ lúc nào đàn cò trắng bay về, những cánh cò bay trắng xóa. Chúng chao liệng và quấn quýt bên đàn bò đang thong dong gặm cỏ.
a) Tìm và gạch dưới bộ phận chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn trên.
b) Viết tiếp bộ phận vị ngữ vào chỗ trống để có câu kể Ai thế nào?
Câu 6: Hãy lập dàn ý miêu tả một loài cây mà em yêu thích.
Đáp án:
Câu 1:
a. Âm thanh của những chiếc sáo ông làm ra, tiếng đổ rất hay và phân biệt rất rõ là sáo chim, sáo còi, sáo cồng hay sáo đẩu.
b.
Sáo chim – Tiếng kêu vút và dài, để đeo vào những con chim thi.
Sáo còi – Tiếng to hơn tiếng sáo chim, the thé và cũng kéo dài.
Sáo cồng – Kêu rổn rổn từng tiếng ro ro ròn ròn.
Sáo đẩu – Tiếng ngân vang lưng trời và kêu đều đều như lời ca của một cung nữ.
c.
Ông Cả Nam là một nghệ nhân làm sáo yêu nghề và có tài. Thông qua mỗi một sản phẩm và quy trình khoét sáo diều đều thấy được sự khéo léo, lành nghề và niềm đam mê của ông gửi trọn vào mỗi chiếc sáo diều này.
Câu 2:
(2) Cái nắng cuối ngày phủ lên mặt đất một bức màn màu vàng ấm áp.
(4) Thỉnh thoảng gió lại thổi mạnh khiến cho lúa trên đồng nghiêng ngả, tạo thành những sóng lúa trông thật đẹp.
Câu 3:
Hùng là bạn thân cùng lớp với em. Hùng rất thông minh và chăm chỉ. Cậu ấy thường hay giúp đỡ các bạn học kém trong lớp nên ai ai cũng quý mến bạn ấy.
Câu 4:
- Chị gái em vừa xinh đẹp lại vừa dịu dàng.
- Buổi sinh nhật lần thứ 8 của em được tổ chức rất vui vẻ.
- Chú chim sâu nhanh nhẹn bắt được con mồi trong kẽ lá.
- Bầy chim ríu rít trên cành.
- Lớp học ấy bỗng ầm ĩ khi cô giáo vừa ra ngoài.
Câu 5:
a. Vào cuối xuân, từ những thân cành cao su khẳng khiu ấy lại đâm chồi nảy lộc. Những chiếc lá xanh non, tươi mới, mượt mà thầm thì với gió, đùa giỡn với trăng, đón ánh mặt trời. Càng bất ngờ hơn, không biết từ đâu và từ lúc nào đàn cò trắng bay về, những cánh cò bay trắng xóa. Chúng chao liệng và quấn quýt bên đàn bò đang thong dong gặm cỏ.
b.
- Cành cao su khẳng khiu.
- Nhìn từ xa, những cánh cò trắng xóa đang bay lượn.
- Trên bầu trời, cò chao liệng dập dờn.
Câu 6:
a. Mở bài: Giới thiệu
Trong sân trường em có rất nhiều loài cây nhưng em thích nhất là cây bàng.
b. Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Hình dáng: tán rộng sừng sững giữa sân trường như một chiếc ô khổng lồ.
+ Chiều cao: chừng 5, 6 mét có nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau 1-2m.
- Tả các bộ phận, đặc điểm tiêu biểu (hoặc tả cây ở từng thời kì phát triển)
+ Thân cây: sần sùi, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể
+ Gốc bàng: lớn
+ Rễ cây: Trồi lên, bò lan xung quanh như những con rắn khổng lồ.
+ Sự thay đổi của lá và quả gắn liền với sự chuyển giao các mùa trong năm
c. Kết bài: Cảm nhận về cây được tả
Cây bàng chứng kiến bao kỉ niệm của tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Chúng em coi cây bàng là người bạn lớn gần gũi và vô cùng thân thiết.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: 45 phút
Đề bài
Câu 1: Đọc lại bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa và cho biết “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì?
A. Được điều động trở về Tổ quốc nên buộc phải trở về
B. Thấy nhớ nhà, nhớ quê hương quá thì về thăm
C. Trong hoàn cảnh đất nước đang bị giặc ngoại xâm, nghe theo tình cảm yêu nước để trở về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
D. Khi đất nước gặp khó khăn, ở nước ngoài nên gửi hỗ trợ về cho Tổ quốc
Câu 2: Ai là người đã đặt tên mới cho ông Trần Đại Nghĩa?
A. Bác Hồ
B. Bố ông Trần Đại Nghĩa
C. Mẹ ông Trần Đại Nghĩa
D. Ông tự mình đặt cho mình cái tên mới đó
Câu 3: Trong bài Bè xuôi sông La, sông La đẹp như thế nào?
1. Nước trong veo |
a. long lanh như vẩy cá |
2. Hai bên bờ hàng tre |
b. như mắt ai |
3. Sóng nước được nắng chiếu |
c. xanh mướt như đôi hàng mi |
4. Trên bờ, tiếng chim |
d. hót rộn ràng |
Câu 4: Ý nghĩa bài thơ Bè xuôi sông La?
a) Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La
b) Ca ngợi vẻ đẹp của con sông Hậu
c) Nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn kẻ thù.
d) Nói lên niềm vui trong công cuộc học tập, lao động thời kì đổi mới
Câu 5: Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi để hoàn thành những câu tục ngữ, thành ngữ sau
- Dây cà …a ….ây muống
- Lá …ụng về cội
- Tua …ua thì mặc tua …ua
Mạ …à …uộng ngấu không thua bạn điền
Câu 6: Trong các câu thành ngữ, tục ngữ sau, câu nào viết sai chính tả?
a) Mắt đõ như mắt cá chày
b) Mất cả chì lẫn chài
c) Mèo nhỏ bắt chuột to
d) Lên bỗng xuống trầm
Câu 7: Kể về các bạn trong tổ em, trong lời kể có sử dụng một số câu kể Ai thế nào?
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu miêu tả cây hoa có dạng câu kể Ai thế nào?
a) Cánh hoa hồng mềm mại, mịn màng xếp thành từng lớp.
b) Những bông hoa hướng dương giống như những mặt trời bé con đang hướng mình về mặt trời trên cao kia.
c) Mẹ em chăm chút, nâng niu mỗi bông hoa.
d) Hoa nhài tỏa hương dịu nhẹ.
Câu 9: Nhiệm vụ trong mỗi phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn tả cây cối là gì?
1. Mở bài |
a. Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây |
2. Thân bài |
b. Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây |
3. Kết bài |
c. Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây |
Câu 10: Hãy lập dàn ý miêu tả một loài cây mà em yêu thích
a/ Giới thiệu
b/ Tả bao quát:
- Tả các bộ phận, đặc điểm tiêu biểu (hoặc tả cây ở từng thời kì phát triển).
c/ Cảm nhận về cây được tả.
Đáp án:
Câu 1:
“Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước”
Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là trong hoàn cảnh đất nước đang bị giặc ngoại xâm, nghe theo tình cảm yêu nước để trở về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Đáp án đúng: C.
Câu 2:
Bác Hồ là người đã đặt tên mới cho ông Trần Đại Nghĩa
Đáp án đúng: A. Bác Hồ
Câu 3:
Vẻ đẹp của sông La được miêu tả qua những chi tiết;
1 – b: Nước trong veo - như mắt ai
2 – c: Hai bên bờ hàng tre - xanh mướt như đôi hàng mi
3 – a: Sóng nước được nắng chiếu - long lanh như vẩy cá
4 – d: Trên bờ, tiếng chim - hót rộn ràng
Đáp án đúng: 1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d
Câu 4:
Ý nghĩa bài thơ Bè xuôi sông La:
- Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La
- Nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn kẻ thù.
Câu 5:
- Dây cà ra dây muống
- Lá rụng về cội
- Tua rua thì mặc tua rua
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền
Câu 6:
Trong các câu thành ngữ, tục ngữ đã cho những câu viết sai chính tả đó là:
- Mắt đõ như mắt cá chày
- Lên bỗng xuống trầm
Sửa lại lỗi sai: Mắt đõ như mắt cá chày -> Mắt đỏ như mắt cá chày; Lên bỗng xuống trầm -> Lên bổng xuống trầm
Câu 7:
Tổ em gồm có 10 bạn. Bạn Long là tổ trưởng. Long là người rất chăm học lại gương mẫu tham gia các hoạt động. Minh Ngọc hiền lành, ít nói. Lê Dũng nghịch ngợm nhưng rất hài hước. Minh Thủy xinh xắn, đáng yêu. Em rất yêu quý các bạn trong tổ mình.
Câu 8:
Các câu miêu tả cây hoa có dạng câu kể Ai thế nào? đó là:
- Cánh hoa hồng mềm mại, mịn màng xếp thành từng lớp.
- Những bông hoa hướng dương giống như những mặt trời bé con đang hướng mình về mặt trời trên cao kia.
- Hoa nhài tỏa hương dịu nhẹ.
Câu 9:
1 – c: Mở bài – Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây
2 – b: Thân bài – Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây
3 – c: Kết bài – Có thể nêu lợi ích của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây
Đáp án đúng: 1 – c, 2 – b, 3 – c
Câu 10:
a. Mở bài: Giới thiệu
Trước sân trường em, cây bàng toả bóng rợp mát trong sân là hình ảnh ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng em.
b. Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Hình dáng: tán rộng đừng sừng sững giữa sân trường
+ Chiều cao: chừng 5, 6 mét
- Tả các bộ phận, đặc điểm tiêu biểu (hoặc tả cây ở từng thời kì phát triển)
+ Thân cây: sần sùi, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể
+ Gốc bàng: lớn
+ Rễ cây: Trồi lên, bò lan xung quanh
+ Sự thay đổi của lá và quả gắn liền với sự chuyển giao các mùa trong năm
c. Kết bài: Cảm nhận về cây được tả
Cây bàng gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của con người