Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 có đáp án (5 phiếu)


Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1. Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng:

a) Những chữ đó bắt đầu bằng l hoặc n:

Hưng vẫn hí hoáy tự tìm ........ giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng ........ bài cho cô giáo. Em buồn, vì bài kiểm tra lần ........ có thể ........ em mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà ........ nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy ........ thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi ........ bài.

b) Những chữ đó có vần en hoặc eng:

Ngày hội, người người ........ chân. Lan ........ qua đám đông để về nhà. Tiếng xe điện ........ keng. Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví nhỏ màu nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà cụ mặc áo ........ ốm, choàng khăn nhung màu ........ Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rỡ cầm ví ........ em ngoan.

Câu 2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực:

Câu 3. Đặt dấu X vào ☐ trước dòng nêu đúng nghĩa của từ tự trọng:

Tin vào bản thân mình.

Quyết định lấy công việc của mình.

Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.

Câu 4. Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về điều gì? Đánh dấu X vào ô thích hợp.

hành ngữ, tục ngữ

Nói về tính trung thực

Nói về lòng tự trọng

a) Thẳng như ruột ngựa.



b) Giấy rách phải giữ lấy lề.



c) Thuốc đắng dã tật.



d) Cây ngay không sợ chết đứng.



e) Đói cho sạch, rách cho thơm.



Câu 5: Chọn viết một lá thư theo một trong những đề bài gợi ý sau:

1. Nhân dịp năm mới, em viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ, ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.

2. Nhân dịp sinh nhật của một người thân đang ở xa, em viết thư thăm hỏi và chúc mừng người thân đó.

3. Nghe tin gia đình một người thân ở xa có chuyện buồn (có người đau ốm, người mới mất hoặc mới gặp tai nạn...), em viết thư thăm hỏi và động viên người thân đó.

Đáp án:

Câu 1. Tìm những chữ đó để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây.

Biết rằng:

a) Những chữ đó bắt đầu bằng l hoặc n

Hưng vẫn hí hoáy tự tìm lời giải thích cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng nộp bài cho cô giáo. Em buồn, vì bài kiểm tra lần này có thể làm em mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà lâu nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy lòng thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi làm bài.

b) Những chữ bị bỏ trống có vần en hoặc eng

Ngày hội, người người chen chân, Lan len qua đám đông để về nhà. Tiếng xe điện leng keng. Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví nhỏ màu nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà cụ mặc áo len ấm, choàng khăn nhung màu đen. Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rõ cầm ví, khen em ngoan.

Câu 2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực:

- Từ cùng nghĩa: Bạn Huy là người rất thẳng tính.

- Từ trái nghĩa: Cha mẹ và thầy cô ở trường vẫn dạy em rằng: cần phải sống trung thực, không nên gian dối.

Câu 3. Đặt dấu X vào ☐ dưới dòng nêu đúng nghĩa của từ tự trọng:

Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

Câu 4. Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về điều gì? Đánh dấu X vào ô thích hợp.

Thành ngữ, tục ngữ

Nói về tính trung thực

Nói về lòng tự trọng

a) Thẳng như ruột ngựa.

X


b) Giấy rách phải giữ lấy lề.


X

c) Thuốc đắng dã tật.

X


d) Cây ngay không sợ chết đứng.

X


e) Đói cho sạch, rách cho thơm.


X

Câu 5: 

Bài tham khảo

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 02 năm 2012

Ông bà kính yêu!

Năm cũ sắp hết, mùa xuân đang về ông bà ạ. Tết này nhà cháu không về quê đón Tết cùng ông bà được nên cháu viết thư này thăm hỏi và chúc Tết ông bà.

Mùa đông năm nay ông bà có khỏe không? Ông bà có ăn được nhiều cơm không? Khi trời trở gió bấc nhiều. Bà nhớ đi tất cho chân đỡ nứt nẻ nhé! Cả ông cũng thế, ông cũng nhớ phải quàng thêm khăn cổ cho ấm để đỡ ho đấy ông ạ. Con Bê-tô bố cháu đem về quê dạo hè nay lớn nhiều chưa hả ông bà? Nó đã biết trông nhà chưa ạ? Ông bà nhớ nhắc em Phong tắm cho nó để kẻo bẩn mà rụng hết lông đấy ông bà ạ. Bê-tô có giúp chú Hưng được việc gì không hả ông bà? Cháu lo nó không biết làm gì thì khổ chú chăm nó mệt lắm đấy ạ. Cháu nghe bố cháu kể Bê-tô khôn lắm, chú Hưng dạy cho nó biết nhiều việc. Tiếc quá, Tết này cháu nghỉ có ít ngày nên về quê không tiện, bố mẹ cháu bảo để hè về được nhiều ngày hơn. Cháu nhớ ông bà, các cô chú và em Phong, cá con Bê-tô nữa.

Cả nhà cháu đều bình thường. Cháu và em Ngân đều được xếp loại học sinh giỏi học kì I. Mẹ cháu đang bận gói quà gửi về biếu Tết ông bà đấy ạ! Cháu xin thay mặt cả nhà kính chúc ông bà một năm mới được nhiều sức khỏe, bình an và luôn luôn vui tươi, sảng khoái. Cháu kính chúc chú thím Hưng và các em một năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, các em đều giỏi giang và nhiều niềm vui. Khi nào ông bà nhận được thư này và quà Tết mẹ cháu gửi biếu, ông bà nhớ điện thoại cho cháu ông bà nhé!

Cháu xin phép dừng bút. Cháu thơm ông bà thật kêu!

Cháu của ông bà

Nguyễn Nhã Nghiêm

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

I. Bài tập về đọc hiểu

Ngày xưa, ở một ngôi làng kia, có rất nhiều chàng trai và cô gái. Mỗi tối sau khi dùng bữa xong, họ tụ tập quanh đống lửa và bắt đầu nhảy múa. Do đó, ngôi làng này có tên gọi là Ngôi làng nhảy múa.

Một đêm nọ, có một con khỉ đến gần nơi đang diễn ra lửa trại. Nó mặc quần áo, đeo kính giống như con người và mang theo một số món quà nhỏ để tặng cho các cô gái. Mọi người đang hòa mình vào âm nhạc và nhảy múa nên chẳng ai nhận ra nó là một con khỉ cả.

(trích Tại sao mông khỉ lại có màu đỏ?)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Ngôi làng trong truyện có tên là gì?

A. Ngôi làng xinh đẹp

B. Ngôi làng ca hát

C. Ngôi làng nhảy múa

2. Ở ngôi làng, sau khi dùng bữa tối thì các chàng trai và cô gái thường làm gì?

A. Tụ tập quanh đống lửa và kể những câu chuyện thú vị

B. Tụ tập quanh đống lửa và bắt đầu nhảy múa

B. Tụ tập quanh đống lửa và tâm sự với nhau

3. Con khỉ đã ngụy trang thành người bằng cách nào?

A. Bằng cách mặc quần áo, đeo kính giống như con người

B. Bằng cách mặc chiếc váy hoa sặc sỡ

C. Bằng cách trang điểm thật đậm

4. Vì sao không ai nhận ra con khỉ đang giả làm người?

A. Vì con khỉ rất giống con người

B. Vì mọi người đang hòa mình vào âm nhạc

C. Vì mọi người chưa nhìn thấy khỉ bao giờ

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Ngày xưa, ở một ngôi làng kia, có rất nhiều chàng trai và cô gái. Mỗi tối sau khi dùng bữa xong, họ tụ tập quanh đống lửa và bắt đầu nhảy múa. Do đó, ngôi làng này có tên gọi là Ngôi làng nhảy múa.

2. Bài tập: Điền vào chỗ trống ân hoặc âng

Ở nhà, Lan là đứa con ngoan, luôn v………. lời bố mẹ. Chủ nhật, em giúp mẹ quét s………. nhà. Giúp bố tưới cây. Giúp bà hái trầu. Buổi tối, em cùng bà và bố mẹ ra s………. ngắm v………. trăng sáng.

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Em hãy tìm các từ:

Trái nghĩa với thật thà:

….……………………………………………………………………………………………………………

Đồng nghĩa với thật thà:

….……………………………………………………………………………………………………………

2. Cho đoạn văn sau:

Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.

(trích Buổi sáng nhà em - Trần Đăng Khoa)

Em hãy gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Tập làm văn

Em hãy viết thư thăm hỏi động viên bạn bè, người thân có chuyện buồn

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu

1. C

2. B

3. A

4. B

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

- Yêu cầu: HS trình bày sạch đẹp, chép đúng, đủ chữ.

2. Bài tập

Điền như sau:

Ở nhà, Lan là đứa con ngoan, luôn vâng lời bố mẹ. Chủ nhật, em giúp mẹ quét sân nhà. Giúp bố tưới cây. Giúp bà hái trầu. Buổi tối, em cùng bà và bố mẹ ra sân ngắm vầng trăng sáng.

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Gợi ý

Trái nghĩa với thật thà: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc...

Đồng nghĩa với thật thà: thẳng thắn, ngay thẳng, ngay thật, chân thật, trung thực, thành thật, thực lòng, thực tình, thực tâm, bộc trực, chính trực, trung trực…

2. Gạch chân như sau:

Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mâyáo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.

(trích Buổi sáng nhà em - Trần Đăng Khoa)

Câu 3. Tập làm văn

Bài tham khảo

Đà Lạt, ngày … tháng … năm …

Hùng thân mến!

Chiều hôm nay, xem tivi đưa tin, mình biết được nhà cậu ở Quảng Trị đang bị ngập nặng do mưa lũ kéo dài. Mình lo cho cậu và gia đình lắm. Vậy nên, vừa về đến nhà là mình viết thư gửi cậu ngay.

Mình biết là nước dâng cao lên đã đem lại rất nhiều khó khăn và nguy hiểm cho cậu và mọi người. Nhưng Hùng ạ, sau cơn mưa trời lại sáng. Mọi khó khăn rồi sẽ qua đi, nước rồi sẽ rút và cuộc sống cũng sẽ trở lại bình thường. Với lại, cậu và người dân Quảng Trị sẽ không cô đơn đâu, vì người dân cả nước và trên thế giới luôn dõi theo, và sẵn sàng giúp đỡ, sát cánh bên cậu mà. Vậy nên, Hùng hãy cứ yên tâm, cố gắng giữ gìn sức khỏe và an toàn của bản thân nhé. Mẹ mình và các cô chú đã gửi những hộp quà theo lá thư của mình gửi đến gia đình cậu. Chúc cậu và mọi người ở đó luôn mạnh khỏe và sớm vượt qua được những ngày tháng gian khổ này.

Khi nào mọi thứ ổn định trở lại, cậu hãy viết thư hồi âm cho mình nhé. Mình nhớ cậu rất nhiều!

Người viết thư

Tuấn

Đỗ Minh Tuấn

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1:  Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cây xương rồng

Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cô xinh đẹp, nết na nhưng bị câm. Về sau, một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng được vài năm thì anh qua đời, để lại cho cô một đứa con trai.

Vì được mẹ nuông chiều từ bé nên cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm. Cậu thường bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc, rượu chè bê tha. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.

Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà hóa thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.

Lúc đó, người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Các loài cây đều tránh xa sa mạc. Riêng cây xương rồng vẫn mọc trên vùng cát bỏng và hoang vu ấy.

Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm, đã mọc lên trên cát cho sa mạc đỡ quạnh hiu.

      (Truyện cổ tích)

a. Được mẹ nuông chiều, cậu con trai trở thành người như thế nào?

b. Khi chết, người con biến thành gì?

c. Vì sao truyện cổ tích về cây xương rồng giải thích rằng: Cát không sinh ra xương rồng mà chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng?

d. Các loài cây đều tránh xa sa mạc. Riêng cây xương rồng vẫn mọc trên vùng cát bỏng và hoang vu ấy. Hình ảnh đó nói lên điều gì?

A. Lòng người mẹ thương con có thể làm tất cả.

B. Cây xương rồng có sức sống mãnh liệt.

C. Người con đã hối hận và nhận ra những lỗi lầm của mình.

Câu 2: Hãy tìm từ ngữ thích hợp với mỗi nghĩa sau:

- Người có tính tự bộc lộ mình một cách tự nhiên như vốn có, không giả dối, không giả tạo: ....

- Người có tính luôn coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình: ...

Câu 3: Gạch dưới các danh từ có trong đoạn văn sau:

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

(Theo Ếch ngồi đáy giếng)

Câu 4:  Cho câu văn: Bố tin rằng con luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận gian khổ ấy”.

a. Gạch dưới các danh từ trong câu văn trên.

b. Đặt câu với từ cố gắng.

Câu 5:  Đánh dấu x vào ô trống theo từng loại danh từ.

Danh từ

Chỉ người

Chỉ vật

Chỉ khái niệm

Thước kẻ




Ông




Hạnh phúc




Sách




Niềm vui




Bác sĩ





 

Đáp án:

Câu 1:

a. Được mẹ nuông chiều, cậu con trai đã trở thành một kẻ vô tâm, bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc, rượu chè bê tha.

b. Khi chết, người con trai biến thành những hạt cát bay đi vô định rồi gom lại thành sa mạc.

c.  Vì chính tấm lòng yêu thương của người mẹ dành cho đứa con lỗi lầm nên đã hóa xương rồng mọc trên cát cho sa mạc đỡ quạnh hiu.

d. Đáp án A

Câu 2:

- Người có tính tự bộc lộ mình một cách tự nhiên như vốn có, không giả dối, không giả tạo: Trung thực.

- Người có tính luôn coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình: Tự trọng.

Câu 3:

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

(Theo Ếch ngồi đáy giếng)

Câu 4:

a. Bố tin rằng con luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận gian khổ ấy.

b. Kì 1 này em sẽ cố gắng học tập để đạt học sinh giỏi.

Câu 5:

Danh từ

Chỉ người

Chỉ vật

Chỉ khái niệm

Thước kẻ


x


Ông

x



Hạnh phúc



x

Sách


x


Niềm vui



x

Bác sĩ

x



Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

I/ Bài tập về đọc hiểu

Ai thông minh hơn?

      Cuối năm học, Lan được xếp loại giỏi. Giữ đúng lời hứa, bố cho Lan vào thành phố chơi với Hùng dăm ngày. Dù bằng tuổi nhau nhưng Hùng phải gọi Lan bằng chị, vì mẹ của Hùng là em ruột mẹ của Lan. Ở quê, Lan nghe đồn Hùng thông minh lắm. Mới học lớp 4 mà cậu ấy đã sử dụng thành thạo máy vị tính, Lan rất thích và chỉ mong được gặp Hùng để tận mắt chứng kiến những gì nghe được. Lên thành phố, thấy cái gì cũng lạ và đẹp mắt nhưng vốn ý tứ nên chưa bao giờ Lan nói "cái này đẹp quá", “cái kia đẹp thế”. Vậy mà Hùng cứ chê Lan là "nhà quê”. Lan ức lắm nhưng em chẳng nói lại một lời.

     Hôm bố mẹ vắng nhà, trong lúc máy đang tự động bơm nước, Hùng vô ý nhảy phóc lên đường ống làm đoạn nối bong ra, nước phun tung tóe. Cậu ta dùng cả hai tay ra sức bịt đầu ống nhưng không sao cản được sức nước. Lan liền chạy đi tìm chiếc ghế đẩu, trèo lên ghế với lấy chiếc cầu dao rồi kéo xuống một cách nhẹ nhàng. Nước ngừng chảy, Hùng ngơ ngác nhìn Lan như chợt nhớ ra điều gì.

     Trưa hôm ấy, Hùng thủ thỉ kể với mẹ: “Sáng nay, nếu con không kịp ngắt cầu dao thì giờ này nhà ta đã chìm trong biển nước!”. Mẹ xoa đầu Hùng, khen: “Con trai mẹ giỏi quá! Nhưng cái cầu dao ở trên cao thế kia, làm sao con với tới?”. Hùng gãi đầu ấp úng: “ Mẹ … mẹ hỏi … cái Lan ấy”. Nghe Lan kể lại câu chuyện, mẹ nhẹ nhàng khuyên Hùng: “Từ nay, con không được nhận những gì mà mình không làm nữa nhé!”

      Hùng hiểu điều mẹ dạy. Cậu “dạ” một tiếng nho nhỏ rồi lẳng lặng đi chỗ khác. Từ đó, Hùng không còn nhìn Lan với con mắt coi thường và gọi “cái Lan” như trước.

Theo Trần Thị Mai Phước)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Lan mong được lên thành phố gặp Hùng để làm gì?

a - Để được tận mắt nhìn thấy máy vi tính nhà Hùng.

b - Để tận mắt thấy những điều nghe được về Hùng.

c - Để được nhìn thấy nhiều thứ mới lạ và đẹp mắt.

2. Hành động ngắt cầu dao điện cho nước ngừng chảy chứng tỏ Lan là cô bé thế nào?

a - Nhanh nhẹn, khéo chiều lòng người khác.

b - Thông minh, có hiểu biết khoa học và thực tế.

c - Táo bạo, dám làm những việc con trai cũng “bó tay”.

3. Câu chuyện cho em hiểu thế nào là người thông minh?

a - Biết sử dụng thành thạo máy vi tính nhiều hơn người khác.

b - Nhanh nhẹn và khéo léo trong nói năng, cư xử với người khác.

c - Nhanh trí và biết xử lí các tình huống xảy ra trong thực thế

4. Dòng nào dưới đây nêu đúng bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện?

a - Chớ nên tự phụ, kiêu căng, coi thường người khác.

b - Chớ nên cư xử không công bằng đối với các bạn nữ.

c - Không nên có thái độ coi thường người chị họ ở quê.

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Điền vài chỗ trống:

a. l hoặc n

-.........ong .....anh đáy ....ước in trời

Thành xây khói biếc,.....on phơi bóng vàng.

-Chị Chấm bầu bạn với ......ắng với mưa để cho cây .....úa mọc ....ên hết vụ ...ày qua vụ khác, hết ...ăm .....ày qua ......ăn khác.

(Theo Đào Vũ)

b. en hoặc eng

-Ao làng vẫn nở hoa s.......

Bờ tre vẫn chú dế m... vuốt râu

(Theo Trần Đăng Khoa)

-Bà kể chuyện Hà Nội xưa

L.......k.......tàu điện sớm trưa đi về.

(Theo Đức Hoan)

Câu 2: Trung thực nghĩa là thẳng thắn, thành thực (thành thật). Hãy tìm tiếng thích hợp ghép với tiếng “thẳng”, tiếng “thật” và ghi vào chỗ trống để có được các từ ghép cùng nghĩa với “trung thực”.

M: thẳng thắn, thành thật

(1)..................... thẳng

(2) thẳng..........................

(3)......................... thật

(4).............................. thật

(5) thật...........................

(6) thật...............................

Câu 3:

Gạch dưới các danh từ có trong đoạn văn sau :

Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ.

Theo Khuất Quang Thụy

Câu 4: a) Viết một đoạn thư (khoảng 5 câu) có nội dung thăm hỏi, chúc mừng thầy (hoặc cô giáo) cũ nhân dịp năm mới.

............................................

b) Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể lại kết thúc câu chuyện về người con hiếu thảo (tuần 4) với câu mở đầu dưới đây:

Người con ôm khóm hoa lan rừng có màu xanh ngọc bích về nhà biếu mẹ………………………………………

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Lan mong được lên thành phố gặp Hùng để được tận mắt thấy những điều nghe được về Hùng.

Chọn đáp án: b

2. Hành động ngắt cầu dao điện cho nước ngừng chảy chứng tỏ Lan là cô bé thông minh, có hiểu biết khoa học và thực tế.

Chọn đáp án: b

3. Câu chuyện cho em hiểu người thông minh là người nhanh trí và biết xử lí các tình huống xảy ra trong thực tế.

Chọn đáp án: c

4. Dòng nêu đúng bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện đó là: chớ nên tự phụ, kiêu căng, coi thường người khác.

Chọn đáp án: a

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.

a. l hoặc n

- Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

- Chị Chấm bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.

b. en hoặc eng

- Ao làng vẫn nở hoa sen

Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu

- Bà kể chuyện Hà Nội xưa

Leng keng tàu điện sớm trưa đi về.

2.

(1) Ngay thẳng

(2) Thẳng tính

(3) Chân thật

(4) Thành thật

(5) Thật lòng

(5) Thật tâm

3.

Các danh từ có trong đoạn văn là:

Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớđất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưaTrường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ.

4.

a) Viết đoạn thư

Nhân dịp năm mới em chúc cô và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc cô luôn gặp nhiều may mắn và thành công trên con đường trồng người. Đã lâu rồi không gặp cô em và các bạn trong lớp nhớ cô lắm ạ. Bọn em vẫn nhắc nhở nhau cố gắng học tập như những lời cô đã chỉ dạy chúng em. Mong rằng cô trò mình sẽ có dịp gặp nhau trong một ngày gần nhất cô nhé!

b) Viết đoạn văn

            Người con ôm khóm hoa lan rừng có màu xanh ngọc bích về nhà biếu mẹ. Kì diệu thay vừa cầm trên tay bông hoa lan người mẹ đã ngay lập tức khỏi bệnh. Biết là có thần tiên hiện về cứu giúp, hai mẹ con thầm cảm ơn ông cụ. Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc và yêu thương nhau cho đến già. Thật kì lạ bông hoa  lan rừng cứ tươi mãi màu xanh ngọc bích, đẹp như tấm lòng hiếu thảo của người con.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1:

Đọc lại câu chuyện “Những hạt thóc giống” và cho biết: Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?

Câu 2:

Đọc lại bài thơ “Gà Trống và Cáo” và cho biết: Gà Trống thông minh ở điểm nào?

Câu 3:

Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng hoặc n

Hưng vẫn hí hoáy tự tìm …… giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng …… bài cho cô. Em buồn, vì bài kiểm tra lần ……….. có thể ……… em mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà ……….. nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy ……… thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi ……. bài

Câu 4:

Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng những chữ bị bỏ trống có vần en hoặc eng

Ngày hội, người người ……… chân, Lan …….. qua đám đông để về nhà. Tiếng xe điện ……. keng, Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví nhỏ màu nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà cụ mặc áo …….. ấm, choàng khăn nhung màu ………... Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rỡ cầm ví, ……….. em ngoan.

Câu 5:

Trong các câu sau câu nào có từ cùng nghĩa với từ trung thực?

A. Thời nhà Lý, Tô Hiến Thành nổi tiếng là một vị quan vô cùng chính trực.

B. Trong truyện cổ tích, cáo thường là con vật vô cùng gian ngoan

C. Trên đời này, không có gì tệ hại hơn dối trá

D. Lừa dối người khác cuối cùng sẽ chẳng còn ai dám tin tưởng mình nữa đâu

Câu 6:

Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về lòng tự trọng?

a) Thẳng như ruột ngựa

b) Giấy rách phải giữ lấy lề

c) Thuốc đắng dã tật

d) Cây ngay không sợ chết đứng

e) Đói cho sạch, rách cho thơm

Câu 7:

Gạch chân dưới các danh từ trong đoạn văn sau:

Những / ngày / mưa phùn /, người ta / thấy / trên / mấy / bãi soi / dài / nổi lên / ở / giữa/ sông/, những / con / giang/, con / sếu / cao / gần / bằng / người/ , theo / nhau / lững thững/ bước / thấp thoáng / trong / bụi mưa / trắng xóa/….

Câu 8:

Gạch chân dưới các danh từ chỉ đơn vị trong câu sau:

Cơn mưa trắng trời trắng đất, những cây liễu đứng ủ rũ chịu trận, đàn chim không kịp kiếm chỗ trú thân đang run rẩy trên những cành cây.

Câu 9:

Trong câu sau, câu nào có  từ in đậm là danh từ chỉ khái niệm?

A. Mỗi lần vấp ngã em sẽ thu được cho mình những kinh nghiệm đáng quý

B. Trời nắng chói chang, bác An vừa từ bệnh viện về, người ướt sũng mồ hôi

C. Hồi còn nhỏ, thường ru em ngủ mỗi tối

D. Dòng sông lững lờ trôi

Câu 10:

Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một cô giáo cũ hoặc bạn cũ để thăm hỏi và chúc mừng năm mới

Đáp án:

Câu 1:

Người trung thực là người đáng quý bởi vì họ bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung. Trung thực không chỉ tốt cho chính bản thân mình mà còn tốt cho những người xung quanh và cho công việc chung. Trung thực giúp cho ta hoàn thiện bản thân mình và giúp cho người xung quanh tiến bộ hơn.

Câu 2:

Gà thông minh ở chỗ Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời Cáo, giả bộ mừng khi nghe Cáo thông báo. Sau đó lại báo cho Cáo biết chó săn cũng đang chạy để loan tin vui, làm Cáo khiếp sợ quắp đuôi co cẳng chạy.

Câu 3:

Hưng vẫn hí hoáy tự tìm lời giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng nộp bài cho cô. Em buồn, vì bài kiểm tra lần này có thể làm em mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà lâu nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy lòng thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi làm bài.

Câu 4:

Ngày hội, người người chen chân, Lan len qua đám đông để về nhà. Tiếng xe điện leng keng, Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví nhỏ màu nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà cụ mặc áo len ấm, choàng khăn nhung màu đen. Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rỡ cầm ví, khen em ngoan.

Câu 5:

- Câu có từ cùng nghĩa với từ trung thực là:

Thời nhà Lý, Tô Hiến Thành nổi tiếng là một vị quan vô cùng chínhtrực.

- Các câu có từ trái nghĩa với từ trung thực là:

Trong truyện cổ tích, cáo thường là con vật vô cùng gian ngoan

Trên đời này, không có gì tệ hại hơn dối trá

 Lừa dối người khác cuối cùng sẽ chẳng còn ai dám tin tưởng mình nữa đâu

Đáp án đúng: A. Thời nhà Lý, Tô Hiến Thành nổi tiếng là một vị quan vô cùng chính trực.

Câu 6:

Những thành ngữ, tục ngữ có thể dùng để nói về lòng tự trọng là:

- Giấy rách phải giữ lấy lề

- Đói cho sạch, rách cho thơm

Câu 7:

Những / ngày / mưa phùn /, người ta / thấy / trên / mấy / bãi soi / dài / nổi lên / ở / giữa/ sông/, những / con / giang/, con / sếu / cao / gần / bằng / người/ , theo / nhau / lững thững/ bước / thấp thoáng / trong / bụi mưa / trắng xóa/….

Câu 8:

Cơn mưa trắng trời trắng đất, những cây liễu đứng ủ rũ chịu trận, đàn chim không kịp kiếm chỗ trú thân đang run rẩy trên những cành cây.

Câu 9:

- Câu có từ in đậm là danh từ chỉ khái niệm là:

Mỗi lần vấp ngã em sẽ thu được cho mình những kinh nghiệm đáng quý

- Các từ in đậm trong các câu còn lại:

Nắng chói chang, bác An vừa từ bệnh viện về, người ướt sũng mồ hôi -> chứa danh từ  chỉ hiện tượng

Hồi còn nhỏ, thường ru em ngủ mỗi tối -> chứa danh từ chỉ người

Dòng sông lững lờ trôi -> chứa danh từ chỉ hiện tượn

Đáp án đúng: A. Mỗi lần vấp ngã em sẽ thu được cho mình những kinh nghiệm đáng quý

Câu 10:

Bài tham khảo

Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2018

Ngọc Anh thân mến!

Tớ là Thu Trang đây. Kể từ ngày cậu chuyển trường, đã 3 tháng rồi, tớ và mọi người đều nhớ cậu nhiều lắm. Hôm nay nhận được kết quả thi học kì I cũng vừa hay sắp bước sang năm mới Mậu Tuất rồi, muốn hỏi thăm cậu cũng muốn gửi lời chúc mừng năm mới đến cậu, nghĩ vậy liền muốn cầm bút lên viết vài dòng cho cậu.

Lời đầu tiên tớ chúc cậu năm mới mạnh khỏe, may mắn và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống. Cái tết đầu tiên tại một nơi xa lạ hy vọng cậu sẽ có thêm nhiều trải nghiệm thú vị. Tiếp theo là tớ cũng muốn hỏi thăm cậu một chút. Hì hì. Cậu dạo này có khỏe không? Kết quả học kì I của cậu có tốt không? Nhớ hồi còn học cùng nhau, năm nào cậu cũng đứng nhất lớp, trong lớp chẳng ai là “đối thủ” của cậu, sang lớp mới cậu đã tìm thấy “đối thủ” chưa? Cậu vẫn học piano đầy đủ chứ? Cậu đam mê âm nhạc như thế cơ mà. Cậu đã tìm được lớp học đàn phù hợp chưa? Cô Lan piano vẫn nhắc tới cậu luôn đấy, tớ cũng hy vọng cậu tìm thấy được những người bạn tri kỷ của cậu trong âm nhạc như cậu vẫn mong nữa.

Tớ vẫn nhớ ước mơ đẹp trong âm nhạc mà cậu kể, nhớ cả tiếng piano réo rắt du dương của cậu. Thầy Bình có hôm còn gọi nhầm tên một bạn trong lớp với tên cậu đó. Thầy bảo không có cậu trong lớp mất đi một cây toán xuất sắc, một trợ thủ đắc lực của thầy. Năm học này là năm cuối cấp nên lớp mình bạn nào cũng cố gắng thi đua học tập tốt. Học kì này số học sinh giỏi đã nhiều hơn năm trước nhiều lắm đấy. Lớp mình còn cùng nhau tham gia nhiều hoạt động tập thể để cùng nhau lưu giữ nhiều kỉ niệm trước khi rời xa mái trường nữa. Cậu biết không 20-11 vừa rồi lớp mình tham gia diễn kịch và đạt giải nhất đó, lúc lên nhận giải mọi người đều nghĩ phải chi có cậu. Còn tớ thì học kì này đã tiến bộ hơn trước một chút rồi, không có cậu tớ càng phải cố gắng hơn nữa. À tớ bắt đầu học đàn rồi đó, sau này hy vọng có thể cùng nhau biểu diễn thì thật tốt.

Thư đã dài rồi tớ dừng bút nhé. Một lần nữa chúc cậu và gia đình có một năm Mậu Tuất an khang, thịnh vượng, gặp thật nhiều may mắn và niềm vui trong cuộc sống nhé. Khi nào được nghỉ, tớ sẽ vào chơi với cậu. Tớ hứa đó.

Xin chào và hẹn gặp lại Ngọc Anh thân yêu của tớ!

Bạn của cậu

Trang

Nguyễn Thu Trang

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác: