Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Giữa kì 2 năm 2023 có đáp án (12 đề - Sách mới)
Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Giữa kì 2 năm 2023 có đáp án (12 đề - Sách mới)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Giữa kì 2 năm 2023 sách mới có đáp án bộ sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Lịch sử và Địa lí 6 của các trường THCS sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Lịch sử và Địa lí 6.
[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 có đáp án - Kết nối tri thức (4 đề)
[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 có đáp án - Cánh diều (4 đề)
[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 có đáp án - Chân trời sáng tạo (4 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Nhà nước Văn Lang chia làm 15 bộ, đứng đầu liên minh 15 bộ là
A. Hùng vương.
B. Lạc hầu.
C. Lạc tướng.
D. Bồ chính.
Câu 2. Kinh đô của nước Văn Lang đặt ở
A. Phong khê (Hà Nội).
B. Phong Châu (Phú Thọ).
C. Mê Linh (Hà Nội).
D. vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
Câu 3. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về nhà nước Văn Lang?
A. Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu là An Dương Vương.
B. Mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
C. Địa bàn chủ yếu ở vùng Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.
D. Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.
Câu 4. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tần của nhân dân Lạc Việt và Âu Việt?
A. Triệu Quang Phục.
B. Hai Bà Trưng.
C. Thục Phán.
D. Cao Lỗ.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văng Lang – Âu Lạc?
A. Nghề nông trồng lúa nước là ngành kinh tế chính.
B. Để tóc ngang vai, búi tó hoặc tết tóc kiểu đuôi sam.
C. Thuyền, bà là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân.
D. Có tục thờ các vị thần trong tự nhiên, như: thần Sông, Núi…
Câu 6. Sự tích “trầu cau” cho biết điều gì về đời sống của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Nguồn gốc của tục ăn trầu.
B. Người Việt cổ có tục xăm mình.
C. Tục làm bánh chưng trong dịp lễ tết.
D. Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt cổ.
Câu 7. Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, luật pháp của người Hán.
B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.
C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
D. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt, bắt người Việt bỏ các tập tục lâu đời.
Câu 8. Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc?
A. Thành Đại La.
B. Thành Cổ Loa.
C. Thành Luy Lâu.
D. Thành Tống Bình.
Câu 9. Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?
A. 3 tầng.
B. 4 tầng.
C. 2 tầng.
D. 5 tầng.
Câu 10. Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là
A. Khí nitơ.
B. Khí cacbonic.
C. Oxi.
D. Hơi nước.
Câu 11. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là
A. con người đốt nóng.
B. ánh sáng từ Mặt Trời.
C. các hoạt động công nghiệp.
D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.
Câu 12. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?
A. Tây ôn đới.
B. Gió mùa.
C. Tín phong.
D. Đông cực.
Câu 13. Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở
A. biển và đại dương.
B. các dòng sông lớn.
C. ao, hồ, vũng vịnh.
D. băng hà, khí quyển.
Câu 14. Chi lưu là gì?
A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.
C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.
D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông.
Câu 15. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?
A. Dòng biển.
B. Sóng ngầm.
C. Sóng biển.
D. Thủy triều.
Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do
A. gió thổi.
B. núi lửa.
C. thủy triều.
D. động đất.
Câu 17. Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là
A. sinh vật.
B. đá mẹ.
C. địa hình.
D. khí hậu.
Câu 19. Các thảm thực vật trên Trái Đất thường phân bố theo sự thay đổi nào sau đây?
A. Dạng và hướng địa hình.
B. Độ cao và hướng sườn.
C. Vĩ độ và độ cao địa hình.
D. Vị trí gần, xa đại dương.
Câu 19. Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ
A. Ôn đới.
B. Xích đạo.
C. Hàn đới.
D. Nhiệt đới.
Câu 20. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành
A. nước.
B. sấm.
C. mưa.
D. mây.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Hoàn thiện bảng dưới đây về hậu quả chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến Trung Quốc ở Việt Nam thời Bắc thuộc.
Chính sách cai trị của chính quyền đô hộ |
Suy luận về hậu quả |
- Chiếm đoạt ruộng đất, lập thành ấp trại để bắt dân ta cày cấy. |
|
- Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề. - Bắt cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu và sản vật quý để đưa về Trung Quốc. |
|
- Nắm độc quyền về sắt và muối. |
Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy phân biệt ba dạng vận động của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều và dòng biển.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A |
2-B |
3-B |
4-C |
5-D |
6-A |
7-D |
8-B |
9-A |
10-A |
11-B |
12-C |
13-A |
14-A |
15-D |
16-A |
17-A |
18-C |
19-C |
20-D |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
||||||||||||||||
- Chính sách: Chiếm đoạt ruộng đất…. => Suy luận hậu quả: Người Việt mất ruộng bị biến thành nông nô của nhà nước đô hộ |
0,5 |
|||||||||||||||||
- Chính sách: áp đặt tô thuế, cống nạp… => Suy luận hậu quả: Người Việt bị áp bức, bóc lột nặng nề, rơi vào tình cảnh đói khổ, kiệt quệ, bần cùng. Nguồn tài nguyên của đất nước dần bị vơi cạn. |
0,5 |
|||||||||||||||||
- Chính sách: độc quyền về sắt và muối. => Suy luận hậu quả: + Độc quyền về sắt để người Việt không có cơ hội sản xuất vũ khí chống lại chúng. + Độc quyền về muối nhằm làm cho người Việt bị lệ thuộc vào chính quyền cai trị (do muối là gia vị thiết yếu) và khiến thể lực của người Việt suy giảm. |
0,5 0,5 |
|||||||||||||||||
2 (3,0 điểm) |
|
1,0 1,0 1,0 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Địa bàn chủ yếu của nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 2. Trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang, đứng đầu các chiềng, chạ (làng, xã) là
A. Hùng vương.
B. Lạc hầu.
C. Lạc tướng.
D. Bồ chính.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về nhà nước Văn Lang?
A. Chưa có luật pháp thành văn và chữ viết.
B. Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành trì kiên cố.
C. Kinh đô đóng ở Phong Khê (Phú Thọ ngày nay).
D. Ra đời sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.
Câu 4. Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng
A. thế kỉ VII TCN.
B. thế kỉ VII.
C. thế kỉ III TCN.
D. thế kỉ III.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ?
A. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa.
B. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính.
C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa…
D. Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu…
Câu 6. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc?
A. Nước Âu Lạc không xây đắp được thành lũy kiên cố.
B. Nước Âu Lạc không có quân đội, vũ khí chiến đấu thô sơ, lạc hậu.
C. Cuộc chiến đấu chống xâm lược không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
D. An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác; nội bộ nước Âu Lạc bị chia rẽ.
Câu 7. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc?
A. Rèn sắt.
B. Đúc đồng.
C. Làm giấy.
D. Làm gốm.
Câu 8. Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là
A. Thứ sử.
B. Thái thú.
C. Huyện lệnh.
D. Tiết độ sứ.
Câu 9. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng
A. 18km.
B. 14km.
C. 16km.
D. 20km.
Câu 10. Khí áp là gì?
A. Các loại gió hành tinh và hoàn lưu khí quyển.
B. Sức nén của khí áp lên các bề mặt ở Trái Đất.
C. Thành phần chiếm tỉ trọng cao trong khí quyển.
D. Sức ép của khí quyển lên bề mặt của Trái Đất.
Câu 11. Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm
A. 2 giờ, 8 giờ, 15 giờ, 21 giờ.
B. 3 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 19 giờ.
C. 1 giờ, 6 giờ, 14 giờ, 20 giờ.
D. 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?
A. Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời rất nhỏ.
B. Lượng mưa trung bình từ 1000 - 2000 mm.
C. Gió Tín phong thổi thường xuyên quanh năm.
D. Nắng nóng quanh năm và nền nhiệt độ cao.
Câu 13. Nguồn nước bị ô nhiễm không bao gồm
A. nước biển.
B. nước sông hồ.
C. nước lọc.
D. nước ngầm.
Câu 14. Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?
A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.
C. Các hoạt động sản xuất của con người.
D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.
Câu 15. Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?
A. Trăng tròn và không trăng.
B. Trăng khuyết và không trăng.
C. Trăng tròn và trăng khuyết.
D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.
Câu 16. Biển và đại dương có vai trò quan trọng nhất nào đối với khí quyển của Trái Đất?
A. Cung cấp nguồn nước vô tận cho bầu khí quyển.
B. Cung cấp hơi nước cho vòng tuần hoàn của nước.
C. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu.
D. Cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.
Câu 17. Các thành phần chính của lớp đất là
A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.
B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.
C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.
D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.
Câu 18. Ở đới lạnh có kiểu thảm thực vật chính nào sau đây?
A. Đài nguyên.
B. Thảo nguyên.
C. Hoang mạc.
D. Rừng lá kim.
Câu 19. Trên Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu?
A. 5.
B. 6.
C. 3.
D. 4.
Câu 20. Nước luôn di chuyển giữa
A. đại dương, các biển và lục địa.
B. đại dương, lục địa và không khí.
C. lục địa, biển, sông và khí quyển.
D. lục địa, đại dương và các ao, hồ.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
a. Trình bày chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với người Việt dưới thời Bắc thuộc.
b. Theo em, các triều đại phong kiến phương Bắc chủ trương đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc nhằm mục đích gì?
Câu 2 (3,0 điểm).
a. Cho biết khí quyển gồm những tầng nào? Nêu đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu.
b. Em hãy cho biết nước sông, hồ có vai trò thế nào đối với đời sống và sản xuất.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A |
2-D |
3-A |
4-C |
5-D |
6-D |
7-C |
8-B |
9-C |
10-D |
11-D |
12-A |
13-C |
14-A |
15-A |
16-C |
17-A |
18-A |
19-A |
20-B |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 (2,0 điểm) |
* Chính sách cai trị về chính trị - Chia lãnh thổ Việt Nam thành các châu/ quận… rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. - Cử quan lại người Hán tới cai trị. - Áp dụng luật pháp hà khắc. - Xây đắp các thành lũy lớn, bố trí lực lượng quân đồn trú để bảo vệ chính quyền đô hộ. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
* Mục đích của chính quyền đô hộ khi đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc… - Xóa tên nước Âu Lạc, sáp nhập hoàn toàn lãnh thổ Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc. - Dễ bề cai trị, đàn áp, bóc lột nhân dân. |
0,5 0,5 |
|
2 (3,0 điểm) |
a * Khí quyển gồm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển. * Đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu - Tại tầng đối lưu + Nhiệt độ giảm theo độ cao (lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,60C). + Không khí luôn luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. + Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mua, sấm sét,... - Tại tầng bình lưu + Nhiệt độ tăng theo độ cao. + Không khí luôn luôn chuyển động ngang. + Lớp ôzôn giúp hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím, bảo vệ sự sống trên Trái Đất. b. Vai trò của sông, hồ đối với sản xuất và đời sống - Làm thủy điện: thủy điện Hòa bình, Trị An, Thác Bà,… - Nuôi trồng thủy sản nước ngọt. - Phát triển vận tải đường sông. - Du lịch, khu nghỉ dưỡng sinh thái: Hồ Ba Bể, hồ Gươm, hồ Thác Bà,… - Cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và sinh hoạt,… |
0,75 0,75 0,5 1,0 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ
A. V TCN.
B. VI TCN.
C. VII TCN.
D. VIII TCN.
Câu 2. Hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến điều gì về đời sống của người Việt cổ thời Văng Lang – Âu Lạc? A. Cư dân thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa. B. Thuyền bè là phương tiện đi lại chủ yếu. C. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính. D. Nhà ở phổ biến là nhà sàn làm bằng gỗ… |
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?
A. Kinh tế phát triển, xã hội có sự phân hóa.
B. Nhu cầu đoàn kết để làm thủy lợi.
C. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.
D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.
Câu 4. Ai là người lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh bại quân Tần, lập ra nước Âu Lạc?
A. Hùng Vương.
B. Bà Triệu.
C. Thục Phán.
D. Hai Bà Trưng.
Câu 5. Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về nhà nước Âu Lạc?
A. Chưa có luật pháp và quân đội.
B. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.
C. Hùng Vương đứng đầu đất nước.
D. Đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ).
Câu 7. Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng
A. sắt.
B. thiếc.
C. đồng đỏ.
D. đồng thau.
Câu 8. Xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào?
A. Lạc hầu, địa chủ Hán.
B. Lạc tướng, hào trưởng người Việt.
C. Lạc dân, nông dân lệ thuộc.
D. Địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc.
Câu 9. Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa?
A. Cửa núi.
B. Miệng.
C. Dung nham.
D. Mắc-ma.
Câu 10. Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới là
A. Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Địa Trung Hải.
Câu 11. Nội lực có xu hướng nào sau đây?
A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.
B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.
C. Tạo ra các dạng địa hình mới.
D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.
Câu 12. Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc
A. núi thấp.
B. núi già.
C. núi cao.
D. núi trẻ.
Câu 13. Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Tây Bắc.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Bắc.
D. Tây Nguyên.
Câu 14. Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?
A. Bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
B. Đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
C. Bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
D. Đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
Câu 15. Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?
A. Khí áp và độ ẩm khối khí.
B. Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc.
C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí.
D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc.
Câu 16. Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?
A. Áp kế.
B. Nhiệt kế.
C. Vũ kế.
D. Ẩm kế.
Câu 17. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?
A. Tây ôn đới.
B. Gió mùa.
C. Tín phong.
D. Đông cực.
Câu 18. Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho
A. băng hai cực tăng.
B. mực nước biển dâng.
C. sinh vật phong phú.
D. thiên tai bất thường.
Câu 19. Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình nào sau đây?
A. Cột đá, vịnh biển và đầm phá.
B. Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn.
C. Các cửa sông và bãi bồi ven biển.
D. Các vịnh biển có dạng hàm ếch.
Câu 20. Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu năm 2015 có bao nhiêu quốc gia đồng ý Thảo thuận Pa-ri về cắt giảm lượng phát khí cacbonic?
A. 195.
B. 196.
C. 194.
D. 197.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
a. Trình bày chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với người Việt dưới thời Bắc thuộc.
b. Theo em, các triều đại phong kiến phương Bắc chủ trương đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc nhằm mục đích gì?
Câu 2 (3,0 điểm). Tại sao phải sử dụng khoáng sản tiết kiệm và hợp lí? Giải thích vì sao có tên gọi "vành đai lửa Thái Bình Dương"?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-C |
2-A |
3-C |
4-C |
5-A |
6-B |
7-A |
8-D |
9-A |
10-B |
11-C |
12-C |
13-D |
14-B |
15-B |
16-B |
17-C |
18-C |
19-B |
20-B |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 (2,0 Điểm) |
* Chính sách cai trị về chính trị - Chia lãnh thổ Việt Nam thành các châu/ quận… rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. - Cử quan lại người Hán tới cai trị. - Áp dụng luật pháp hà khắc. - Xây đắp các thành lũy lớn, bố trí lực lượng quân đồn trú để bảo vệ chính quyền đô hộ. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
* Mục đích của chính quyền đô hộ khi đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc… - Xóa tên nước Âu Lạc, sáp nhập hoàn toàn lãnh thổ Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc. - Dễ bề cai trị, đàn áp, bóc lột nhân dân. |
0,5 0,5 |
|
2 (3,0 điểm) |
Sử dụng khoáng sản tiết kiệm và hợp lí vì - Tài nguyên khoáng sản không phải là vô tận và hình thành phải mất hàng triệu năm nên nếu bị cạn kiệt khả năng phục hồi là rất khó. - Khoáng sản có vai trò rất lớn trong các ngành công nghiệp khai thác, chế biến, công nghiệp năng lượng,… Đồng thời, góp phần không nhỏ trong sự phát triển của kinh tế quốc gia, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. -> Chúng ta cần sử dụng khoáng sản tiết kiệm và hợp lí, không chỉ sử dụng hôm nay mà còn dành cho con cháu sử dụng trong tương lai. |
0,75 1,0 0,25 |
Sở dĩ có tên gọi là “Vành đai lửa Thái Bình Dương” là vì: Đây là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000km. Nó gắn liền với một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Đôi khi nó còn được gọi là vành đai địa chấn Thái Bình Dương. Khoảng 71% trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa. Nó đi qua quần đảo Samoa, Indonesia và cả Peru. |
1,0 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng
A. sản xuất thủ công nghiệp.
B. nghề nông trồng lúa nước.
C. buôn bán qua đường biển.
D. nghề khai thác lâm sản.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ?
A. Có tục làm bánh chưng, bánh giày dịp lễ, tết.
B. Cư dân đi lại chủ yếu bằng thuyền, ở nhà sàn.
C. Trong ngày lễ hội, cư dân thích vui chơi, đấu vật…
D. Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây.
Câu 4. Câu truyện truyền thuyết nào dưới đây phản ánh về hoạt động làm thủy lợi, phòng chống thiên tai (bão, lũ) của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Sự tích “Trầu cau”.
B Truyền thuyết “An Dương Vương xây thành Cổ Loa”.
C. Sự tích “Bánh chưng, bánh giày”.
D. Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”.
Câu 5. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành
A. An Đông đô hộ phủ.
B. An Tây đô hộ phủ.
C. An Nam đô hộ phủ.
D. An Bắc đô hộ phủ.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp của chính quyền phong kiến phương Bắc khi thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa đối với người Việt?
A. Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt.
B. Tìm cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.
C. Bắt người Việt tuân theo các lễ nghi của Trung Hoa.
D. Dạy chữ Hán để khai hóa văn minh cho người Việt.
Câu 7. Nghề thủ công mới nào mới xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?
A. Làm gốm.
B. Khảm xà cừ.
C. Rèn sắt.
D. Đúc đồng.
Câu 8. Bao trùm trong xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa
A. nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.
B. nông dân Việt Nam với quý tộc người Việt.
C. quý tộc người Việt với chính quyền đô hộ.
D. nông dân người Việt với địa chủ người Hán.
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do
A. động đất, núi lửa, sóng thần.
B. hoạt động vận động kiến tạo.
C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
D. sự di chuyển vật chất ở manti.
Câu 10. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?
A. Động đất, núi lửa.
B. Sóng thần, xoáy nước.
C. Lũ lụt, sạt lở đất.
D. Phong hóa, xâm thực.
Câu 11. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là
A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.
C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.
D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.
Câu 12. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng
A. 18km.
B. 14km.
C. 16km.
D. 20km.
Câu 13. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?
A. Nằm phía trên tầng đối lưu.
B. Các tầng không khí cực loãng.
C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.
D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Câu 14. Lớp Ô-dôn có tác dụng nào sau đây?
A. Hấp thụ tia cực tím từ Mặt Trời.
B. Chống tác nhân phá hủy Trái Đất.
C. Bảo vệ sự sống cho loài người.
D. Phản hồi sóng vô tuyến, điện từ.
Câu 15. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là
A. con người đốt nóng.
B. ánh sáng từ Mặt Trời.
C. các hoạt động công nghiệp.
D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.
Câu 16. Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?
A. Ẩm kế.
B. Áp kế.
C. Nhiệt kế.
D. Vũ kế.
Câu 17. Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là
A. H2O, CH4, CFC.
B. N2O, O2, H2, CH4.
C. CO2, N2O, O2.
D. CO2, CH4, CFC.
Câu 18. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là
A. tiết kiệm điện, nước.
B. trồng nhiều cây xanh.
C. giảm thiểu chất thải.
D. khai thác tài nguyên.
Câu 19. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?
A. Tây ôn đới.
B. Gió mùa.
C. Tín phong.
D. Đông cực.
Câu 20. Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng
A. cao nguyên.
B. đồng bằng.
C. đồi.
D. núi.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Hoàn thành bảng thống kê các nội dung dưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc:
Nước Văn Lang |
Nước Âu Lạc |
|
Thời gian ra đời |
||
Đứng đầu nhà nước |
||
Kinh đô |
||
Quốc phòng |
Câu 2 (3,0 điểm). Cho hình sau:
Dựa vào hình trên kết hợp kiến thức đã học, em hãy:
- Kể tên một số dạng địa hình phổ biến.
- Nêu một số đặc điểm của dạng địa hình núi.
- Cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A |
2-B |
3-B |
4-D |
5-C |
6-D |
7-B |
8-A |
9-C |
10-A |
11-A |
12-C |
13-B |
14-A |
15-B |
16-A |
17-D |
18-D |
19-C |
20-B |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
||||||||||||||
1 (2,0 điểm) |
* Nhà nước Văn Lang: - Thời gian ra đời: thế kỉ VII TCN. - Đứng đầu nhà nước: Hùng vương (vua Hùng). - Kinh đô: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ hiện nay). - Quốc phòng: chưa có quân đội; khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
||||||||||||||
* Nhà nước Âu Lạc: - Thời gian ra đời: thế kỉ III TCN. - Đứng đầu nhà nước: An Dương Vương. - Kinh đô: Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội ngày nay). - Quốc phòng: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
|||||||||||||||
2 (3,0 điểm) |
- Một số dạng địa hình phổ biến: đồng bằng, đồi, cao nguyên và núi. - Đặc điểm của dạng địa hình núi: nhô cao rõ rệt trên mặt đất (trên 500m so với mực nước biển), gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi. |
0,5 0,5 |
||||||||||||||
- Sự khác nhau của các dạng địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng và đồi.
|
0,5 0,5 0,5 0,5 |