Top 50 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 Cánh diều có đáp án


Bộ 50 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 7 Cánh diều năm học 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 7.

Mục lục Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất

- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 7 Giữa kì 1 Cánh diều

- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 7 Học kì 1 Cánh diều

- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 Giữa kì 2 Cánh diều Cánh diều

- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 Học kì 2 Cánh diều Cánh diều

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Châu Âu là bộ phận phía tây của lục địa

A. Á-Âu.

B. Phi.

C. Bắc Mĩ.

D. Nam Mĩ.

Câu 2. Người nhập cư đến châu Âu chủ yếu từ

A. châu Mĩ và Bắc Phi.

B. Nam Phi và Nam Mĩ.

C. châu Á và Bắc Phi.

D. châu Phi và Nam Á.

Câu 3. Có bao nhiêu quốc gia tham gia sáng lập Liên minh châu Âu?

A. 5 nước.

B. 6 nước.

C. 7 nước. 

D. 8 nước.

Câu 4. Các dãy núi châu Á chạy theo hướng chính nào sau đây?

A. Tây Bắc - Đông Nam và Bắc - Nam.

B. Vòng cung và Tây Bắc - Đông Nam.

C. Đông - Tây và vòng cung.

D. Đông - Tây và Bắc - Nam.

Câu 5. Dự án “Hợp tác xuyên biên giới” trong quản lí môi trường nước được thực hiện với dòng sông nào sau đây ở châu Âu?

A. Đôn.

B. Đa-nuýp.

C. Rai-nơ.

D. Von-ga.

Câu 6. Ở châu Âu, đới ôn hòa nằm chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Âu, Trung Âu.

B. Đông Âu, Bắc Âu.

C. Nam Âu, Đông Âu.

D. Tây Âu, Trung Âu.

Câu 7. Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu dân số theo giới tính ở châu Âu?

A. Tỉ lệ sinh ngày càng giảm và tuổi thọ trung bình của dân cư tăng.

B. Dân cư có trình độ học vấn cao và thuộc nhóm cao trên thế giới.

C. Ở châu Âu có tỉ lệ nữ cao hơn nam và đang có sự thay đổi nhanh.

D. Tuổi thọ trung bình giảm và tỉ lệ nam giới luôn cao hơn nữ giới.

Câu 8. Một trong những biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu là

A. giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng.

B. sử dụng năng lượng tái tạo để dần thay thế nguồn năng lượng hóa thạch.

C. thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn thành phần loài, quản lí rừng.

D. đảm bảo việc xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp.

Câu 9. Đến năm 2020, có tất cả bao nhiêu quốc gia thành viên sử dụng chung đồng tiền Ơ-rô?

A. 19 quốc gia.

B. 23 quốc gia.

C. 25 quốc gia.

D. 27 quốc gia.

Câu 10. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con sông ở Nam Á là

A. nước ao, hồ.

B. nước ngầm.

C. nước mưa.

D. băng tuyết.

Câu 11. Khu vực Bắc Âu dân cư tập trung thưa thớt chủ yếu là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Khí hậu ổn định, nhiều sông lớn.

B. Khí hậu lạnh giá, tuyết rơi nhiều.

C. Ít tài nguyên khoáng sản và rừng.

D. Địa hình hiểm trở, khó định cư.

Câu 12. Hiện nay, Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các tổ chức kinh tế khu vực trên thế giới không phải do

A. sử dụng một đồng tiền chung.

B. tạo khối liên kết quân sự mạnh.

C. tự do lưu thông hàng hóa, vốn.

D. có chung chính sách về kinh tế.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy cho biết châu Âu tiếp giáp với các đại dương và châu lục nào? Giải thích tại sao ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và nhiệt độ càng tăng?

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Các cuộc phát kiến địa lí đã có tác động như thế nào đến chế độ phong kiến ở châu Âu?

A. Thúc đẩy quá trình hình thành của chế độ phong kiến.

B. Đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến.

C. Là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến ở châu Âu.

D. Đánh dấu chế độ phong kiến ở châu Âu bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.

Câu 2. Cuộc phát kiến địa lí nào đã kết nối tất cả các châu lục lại với nhau?

A. Phát kiến của B. Đi-a-xơ.

B. Phát kiến của Va-xcô đơ Ga-ma.

C. Phát kiến của C. Cô-lôm-bô.

D. Phát kiến của Ph. Ma-gien-lăng.

Câu 3. Mục đích chính của giai cấp tư sản Tây Âu khi khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng là để

A. khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại.

B. lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền dân chủ tư sản.

C. cải biến Ki-tô giáo cho phù hợp với đặc điểm giai cấp mình.

D. xây dựng nền văn hóa mới của mình, chống lại quan điểm Ki-tô giáo.

Câu 4. Cải cách tôn giáo đã làm Thiên Chúa giáo phân chia thành 2 giáo phái là

A. Cựu giáo và Tân giáo.

B. phái ôn hòa và phái cấp tiến.

C. phái bảo thủ và phái Cộng hòa.

D. phái cải cách và phái bạo động.

Câu 5. Giai cấp vô sản không được hình thành từ lực lượng nào dưới đây?

A. Nông dân bị mất ruộng đất.

B. Thợ thủ công bị phá sản.

C. Nô lệ bị bắt, bị bán.

D. Quý tộc và thương nhân.

Câu 6. Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc dưới thời Đường được phát triển mạnh mẽ nhờ thực hiện chính sách nào sau đây?

A. Khai thông “con đường Tơ lụa”.

B. Đem quân chiếm Nội Mông.

C. Áp dụng chế độ quân điền.

D. Củng cố việc cai trị ở các châu, phủ.

Câu 7. Một trong “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời phong kiến là

A. Tiểu thuyết “Tay du kí”.

B. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.

C. Vở kịch “Tây Sương Kí”.

D. Vở kịch “Đậu Nga oan”.

Câu 8. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến?

A. Kĩ thuật làm giấy.

B. Kĩ thuật in.

C. La Bàn.

D. Bê tông.

Câu 9. Người sáng lập ra Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là

A. A-cơ-ba.               

B. A-sô-ca.      

C. San-đra Gúp-ta I.      

D. Mi-bi-ra-cu-la.

Câu 10. Hai tác phẩm bất hủ: khúc bi ca “Sứ mây” và vở kịch “Sơ-cun-nơ-la” là của tác giả nào?

A. Ca-li-đa-xa.                             

B. San-đra Gup-ta I.

C. A-cơ-ba.                                  

D. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.

Câu 11. Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Đông Nam Á thời phong kiến?

A. Hoàng thành Thăng Long.

B. Đền tháp Pa-gan.

C. Đại bảo tháp San-chi.

D. Chùa Suê-đa-gon.

Câu 12. Vương quốc Lan Xang là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?

A. Cam-pu-chia.               

B. Lào.           

C. Phi-lip-pin.            

D. Mi-an-ma.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Em hãy phân tích vai trò của thành thị đối với sự phát triển của Tây Âu thời trung đại.

b. Liên hệ và kể tên một số trường đại học ở châu Âu hiện nay được ra đời từ thời trung đại.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A

2-C

3-B

4-D

5-C

6-D

7-C

8-C

9-A

10-C

11-B

12-B

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

- Châu Âu tiếp giáp với 2 đại dương (Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương) và hai châu lục (châu Á và châu Phi).

- Giải thích: Phía Tây châu Âu do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới nên nhiệt độ ấm hơn, lượng mưa lớn. Vào sâu trong lục địa, ảnh hưởng của biển giảm và ảnh hưởng của các khối khí từ lục địa thổi ra nên mùa đông lạnh, mùa hè rất nóng, nhiệt độ tăng lên (tính chất lục địa càng thể hiện rõ) -> Ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và nhiệt độ càng tăng do tác động tổng hợp của dòng biển nóng, gió Tây ôn đới, địa hình và các khối khí lục địa.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-B

2-D

3-D

4-A

5-D

6-C

7-A

8-D

9-C

10-A

11-C

12-B

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

- Yêu cầu a) Vai trò của thành thị đối với châu Âu thời Trung đại:

+ Về kinh tế: thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

+ Về Chính trị: thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

+ Về xã hội: sự ra đời của thành thị đã đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.

+ Về văn hóa: thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người; tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học được thành lập.

- Yêu cầu b) Các trường đại học: Bô-lô-nha (Italia), O-xphớt (Anh), Xooc-bon (Pháp)….

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Quốc gia nào sau đây đông dân nhất châu Á?

A. Trung Quốc.

B. Thái Lan.

C. Nhật Bản.

D. Ấn Độ.

Câu 2. Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nào sau đây?

A. Cận nhiệt đới gió mùa.

B. Ôn đới lục địa.

C. Nhiệt đới gió mùa.

D. Ôn đới hải dương.

Câu 3. Phía Bắc của lãnh thổ Nam Á là dãy núi nào sau đây?

A. Sơn nguyên I-ran.

B. Sơn nguyên Đề-can.

C. Bán đảo Ấn Độ.

D. Dãy Hi-ma-lay-a.

Câu 4. Đại bộ phận diện tích châu Phi nằm giữa

A. chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

B. chí tuyến Bắc và vòng cực Bắc.

C. chí tuyến Nam và vòng cực Nam.

D. chí tuyến Bắc đến gần xích đạo.

Câu 5. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở

A. vùng rừng rậm xích đạo.

B. hoang mạc Xa-ha-ra.

C. hoang mạc Ca-la-ha-ri.

D. phân cực Bắc châu Phi.

Câu 6. Ở môi trường địa trung hải có những cây trồng chủ yếu nào sau đây?

A. Chè, cà phê, cam, tiêu.

B. Cam, chanh, nho, chè.

C. Nho, ôliu, cam, chanh.

D. Nho, ôliu, cọ dầu, chè.

Câu 7. Dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Nội địa và các đảo.

B. Bán bình nguyên.

C. Khu vực đồng bằng.

D. Cao nguyên badan.

Câu 8. Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á không phân bố nhiều ở khu vực nào sau đây?

A. Đồng bằng Lưỡng Hà.

B. Bán đảo A-ráp.

C. Vùng vịnh Péc-xích.

D. Bán đảo tiểu Á.

Câu 9. Sông nào sau đây sâu nhất thế giới?

A. Ni-giê.

B. Nin.

C. Công-gô.

D. Dăm-be-dia.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng về đô thị ở châu Phi?

A. Có khá nhiều thành phố.

B. Đô thị nhiều ở ven biển.

C. Tỉ lệ dân đô thị rất cao.

D. Đô thị hoá khá nhanh.

Câu 11. Cơ cấu dân số trẻ tạo thuận lợi nào sau đây đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Á?

A. Thiếu lao động trong tương lai, vấn đề phúc lợi xã hội.

B. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. Thị trường tiêu thụ rộng, nâng cao chất lượng lao động.

D. Giải quyết vấn đề việc làm, chăm sóc ý tế và giáo dục.

Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng với thiên nhiên châu Phi?

A. Phần lớn diện tích nằm trong đới nóng.

B. Có rất ít các núi cao và đồng bằng thấp.

C. Có nhiều khoáng sản kim loại quý hiếm.

D. Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Trong các thế kỉ X – XV, tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo của Vương quốc Cam-pu-chia?

A. Đạo giáo.        

B. Phật giáo.          

C. Hin-đu giáo.      

C. Thiên chúa giáo.

Câu 2. Người lãnh đạo nhân dân Campuchia đấu tranh giành lại độc lập từ tay quân xâm lược Gia-va vào năm 802 là

A. Giay-a-vác-man II.

B. Riêm Kê.

C. Giay-a-vác-man VII.

D. Pha Ngừm.

Câu 3. Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co?

A. Xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền.

B. Trở thành một thể lực hùng mạnh ở Đông Nam Á.

C. Tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng đến Lào và Thái Lan.

D. Là vương quốc có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất khu vực châu Á.

Câu 4. Tên gọi của Vương quốc Lang Xang có nghĩa là gì?

A. Sự trường tồn. 

B. Triệu voi.               

C. Niềm vui lớn.    

D. Triệu mùa xuân.

Câu 5. Quốc giáo của Vương quốc Lào thời Lan Xang là

A. Thiên Chúa giáo.

B. Đạo giáo.

C. Phật giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 6. Quá trình hình thành của Vương quốc Lào gắn liền với sự kiện nào sau đây?

A. Sự liên kết của các xiềng và mường cổ.

B. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa.

C. Năm 1353, thủ lĩnh Pha Ngừm lập ra Vương quốc Lan Xang.

D. Năm 1456, thủ lĩnh Pha Ngừm lập ra Vương quốc Khơ-me.

Câu 7. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã chọn địa điểm nào làm kinh đô cho nhà nước độc lập?

A. Hoa Lư (Ninh Bình).         

B. Phong Châu (Phú Thọ).      

C. Phú Xuân (Huế).

D. Cổ Loa (Hà Nội).

Câu 8. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Vua nào khởi nghiệp Tiền Lê

Giữa trong thế sự trăm bề khó khăn”?

A. Đinh Bộ Lĩnh.                                       

B. Lê Long Đĩnh.

C. Ngô Quyền.

D. Lê Hoàn.

Câu 9. Quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt nào ở Việt Nam gắn liền với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thời Đinh, Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý?

A. Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).                                       

B. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

C. Quần thể danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).

D. Khu di tích Cổ Loa (Hà Nội).

Câu 10. Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?

A. Đinh Bộ Lĩnh rời đô về thành Đại La.

B. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược trở lại.

C. Đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ.

D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha.

Câu 11. Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43).

B. khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603).

C. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931).

D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).

Câu 12. Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền?

A. Lên ngôi vua, thực hiện thần phục nhà Tống.

B. Xưng là Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

C. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một chính quyền mới.

D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)

b. Hãy cho biết những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thế kỉ X.

 

 

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A

2-C

3-D

4-A

5-D

6-C

7-C

8-D

9-C

10-C

11-B

12-D

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

- Địa hình: Đông Nam Á gồm hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

+ Đông Nam Á lục địa có địa hình đồi, núi là chủ yếu; hầu hết các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc - nam hoặc tây bắc - đông nam; các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các con sông.

+ Đông Nam Á hải đảo có những dãy núi trẻ và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

- Khí hậu: Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ. Đại bộ phận Đông Nam Á hải đảo có khí hậu xích đạo nóng và mưa quanh năm.

- Cảnh quan: thực vật ở Đông Nam Á chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm.

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi phát triển, nhiều sông lớn như: Mê Công, I-ra-oa-đi, Mê Nam,..

- Khoáng sản phong phú, một số khoáng sản tiêu biểu như: thiếc, đồng, than, dầu mỏ, khí đốt,...

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-C

2-A

3-D

4-B

5-C

6-C

7-D

8-D

9-A

10-C

11-D

12-C

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

Yêu cầu a)

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của quân dân nhà Tiền Lê

+ Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

+ Có sự lãnh đạo của nhiều tướng lĩnh tài ba.

- Ý nghĩa:

+ Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc.

+ Chứng tỏ bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của quân dân Đại Cồ Việt.

Yêu cầu b) Những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn:

+ Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh, khẳng định ở mức độ cao hơn nền độc lập của Đại Cồ Việt.

+ Lê Hoàn là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (năm 981) thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, lập ra nhà Tiền Lê, tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước.

Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác: