X

Đề thi Ngữ văn lớp 7

Top 150 Đề thi Ngữ Văn lớp 7 năm học 2023 mới nhất | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo


Haylamdo sưu tầm Top 150 Đề thi Ngữ Văn lớp 7 năm học 2023 mới nhất | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo, có đáp án với trên 100 đề thi môn Ngữ văn được tổng hợp từ các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Văn lớp 7.

Mục lục Đề thi Ngữ văn lớp 7 năm 2023 mới nhất

Xem thử Đề Văn 7 KNTT Xem thử Đề Văn 7 CTST Xem thử Đề Văn 7 Cánh diều

Chỉ 200k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

Bộ đề thi Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo (có đáp án)


Bộ đề thi Ngữ văn 7 Kết nối tri thức (có đáp án)


Bộ đề thi Ngữ văn 7 Cánh diều (có đáp án)




Lưu trữ: Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 1 sách cũ

Đề thi Ngữ Văn 7 Học kì 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1

Năm học 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 3)

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (4,0 điểm )

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

Câu 1 : Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

Câu 2 : Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn? (1,0 điểm)

Câu 3 : Tìm từ láy có trong câu sau: “Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran”. (1,0 điểm)

Câu 4 : Có mấy loại từ láy? Kể ra? (1,0 điểm)

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm )

Phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (4,0 điểm )

Câu 1 :

+ Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê .

+ Tác giả: Khánh Hoài

Câu 2 :

+ Nội dung: mượn cảnh vật thiên nhiên để nói về tâm trạng hai anh em.

+ Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.

Câu 3 :

Từ láy: nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran.

Câu 4 :

Có hai loại từ láy:

+ Từ láy toàn bộ.

+ Từ láy bộ phận.

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm )

1/. Mở bài (1,0 điểm)

+ Giới thiệu chung về nụ cười của mẹ.

2/. Thân bài: (4,0 điểm)

Đảm bảo được đúng các yêu cầu sau:

Đặc điểm về nụ cười của mẹ:

+ Nụ cười yêu thương.

+ Nụ cười khoan dung.

+ Nụ cười hiền hậu.

+ Nụ cười khích lệ.

3/. Kết bài: (1,0 điểm)

+ Cảm nghĩ của em về nụ cười đó.

+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 3)

Câu 1: (2 điểm)

a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì?

b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:

Nếu.........thì............

Tuy.........nhưng.........

Câu 2: (2 điểm)

a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.

b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?

Câu 3: (6 điểm)

Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: (2 điểm)

a) Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn. (0,5 điểm)

Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (0,5 điểm)

- Một số câu sử dụng cặp quan hệ từ.

b) Đặt câu

Nếu tôi cố gắng dậy sớm thì tôi có thể tập thể dục và giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa. (0,5 điểm)

Tuy Nam còn nhỏ nhưng đã biết giúp đỡ mẹ làm việc nhà. (0,5 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

a) Chép thuộc

- Phiên âm:

    Sàng tiền minh nguyệt quang

    Nghi thị địa thượng sương

    Cử đầu vọng minh nguyệt

    Đê đầu tư cố hương

- Dịch thơ:

    Đầu giường ánh trăng rọi,

    Ngỡ mặt đất phủ sương.

    Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

    Cúi đầu nhớ cố hương.

b) - Nội dung: Nỗi nhớ quê hương, nhớ nhà thường trực trong lòng tác giả

- Nghệ thuật: Từ ngữ gợi cảm, hình ảnh chọn lọc, cảm nhận tinh tế

Câu 3: (6 điểm)

MB: Giới thiệu bài Cảnh khuya và cảm nghĩ khái quát về bài thơ

TB:

Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ

- Hai câu thơ đầu miêu tả thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc

    + Âm thanh tiếng suối miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa → Sống động, có hồn

    + Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo… tạo nên bức tranh đêm rừng đẹp, huyền bí

- Tâm trạng của Hồ Chí Minh

    + Chưa ngủ vì cảnh đẹp núi rừng Việt Bắc

    + Nỗi lòng lo lắng, trăn trở, hết lòng vì dân vì nước

KB

- Cảnh khuya là bài thơ tứ tuyệt đẹp, hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển, hiện đại thể hiện được vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc và tâm hồn Bác

- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tinh thần vì dân vì nước của Người

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 3)

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Thế nào là câu chủ động? Cho một ví dụ về câu chủ động?

b. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu trong ví dụ sau đây và cho biết cụm chủ - vị được mở rộng làm thành phần gì của câu?

Con mèo nhảy làm đổ lọ hoa.

Câu 2: (2.0 điểm)

Thế nào là phép tương phản trong nghệ thuật văn chương? Chỉ ra hai mặt tương phản được thể hiện trong văn bản "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn?

Câu 3: (6.0 điểm)

Giải thích câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân".

ĐÁP ÁN

Câu 1

a.

- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

- Cho ví dụ đúng.

b.

- Cụm chủ vị dùng để mở rộng câu: Con mèo nhảy.

- Cụm chủ vị dùng để mở rộng câu làm thành phần chủ ngữ.

Câu 2

- Phép tương phản trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, cảnh tượng, tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nỏi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.

- Hai mặt tương phản:

+ Cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch.

+ Cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, nghiêm trang.

Câu 3

* Yêu cầu:

- Về hình thức: Bài viết đảm bảo là một bài văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, sạch sẽ và ít sai lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Về nội dung: Bài viết cần đạt được một số ý cơ bản sau:

a. Mở bài

- Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.

b. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

+ Thương thân: Yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quí trọng... bản thân mình.

+ Thương người: Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ...những người xung quanh.

ð Lời nhắn nhủ: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.

- Phải "Thương người như thể thương thân" bởi:

+ Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.

+ Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.

+ Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.

+ Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.

+ Đây là nét đẹp truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

+ Tinh thần "thương người như thể thương thân" được thể hiện:

+ Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.

+ Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

+ Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi...

+ (Nêu dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; phong trào từ thiện hiện nay, đặc biệt là phong trào từ thiện của học sinh... để làm sáng tỏ những điều đã giải thích).

+ Những việc đã, đang và sẽ làm của bản thân.

c. Kết bài

- Câu tục ngữ thể hiện một đạo lí đúng đắn.

- Lời khuyên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 3)

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 2, mỗi ý đúng 0,5 điểm).

Ngót ba mươi năm, bôn tẩu phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị.

(Phạm Văn Đồng)

1. Thành phần trạng ngữ trong câu: “Ngót ba mươi năm, bôn tẩu phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam” là:

a. Ngót ba mươi năm

b. Bôn tẩu phương trời

c. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu phương trời

d. Thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam

2. Câu văn: “Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị.” sử dụng biện pháp tu từ nào?

a. Tương phản

b. Liệt kê

c. Chơi chữ

d. Hoán dụ

3. Câu nào sau đây không thể chuyển thành câu bị động?

a. Mọi người rất yêu quý Lan.

b. Loài hoa ấy đã quyến rũ bao nhiêu người.

c. Gió thổi rì rào ngoài cửa sổ

d. Ngày mai, mẹ sẽ may xong chiếc áo này

4. Các câu trong đoạn văn sau câu nào là câu đặc biệt?

“Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.”

a. Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ

b. Gió biển thổi lồng lộng

c. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu.

d. Một hồi còi

5. Xác đinh trạng ngữ trong câu văn sau: “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc

a. Cối xay tre

b. Nặng nề quay

c. Từ nghìn đời nay

d. Xay nắm thóc

6. Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” rút gọn thành phần nào?

a. Chủ ngữ

b. Vị ngữ

c. Trạng ngữ

d. Phụ ngữ

II. Tự luận (7 điểm)

1. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản: “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn? (2đ)

2. Em hãy chứng minh “Bảo về rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. (5đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần tự luận

12 34 5 6
a b c dc a

II. Phần tự luận

1.

- Giá trị nội dung: Thực cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ. Niềm đồng cảm, xót xa trước tình cảnh thê thảm của người dân. (1.0đ)

- Giá trị nghệ thuật: (1.0đ)

   + Tình huống tương phản – tăng cấp, kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, sinh động.

   + Ngôi kể thứ 3 => khách quan.

   + Ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật.

2.

Viết bài văn chứng minh

a. Mở bài (0.5đ) Vai trò to lớn của rừng. Trích dẫn nhận định cần chứng minh.

b. Thân bài:

- Rừng đem lại những nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn và bền vững (…)

- Rừng góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng

- Rừng là ngôi nhà của các loại động thực vật

- Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu.

c. Kết bài (0.5đ)

Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng, trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.

Xem thử Đề Văn 7 KNTT Xem thử Đề Văn 7 CTST Xem thử Đề Văn 7 Cánh diều

Xem thêm bộ đề thi các môn lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác: