Top 30 Đề thi Công nghệ 9 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm trọn bộ 30 đề thi Công nghệ 9 Học kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Công nghệ 9.
Top 30 Đề thi Công nghệ 9 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 9 KNTT Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 9 CTST
Chỉ từ 70k mua trọn bộ đề thi Công nghệ 9 Học kì 1 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 9
(Định hướng nghề nghiệp)
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN (5,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.)
Câu 1. Nghề nghiệp là công việc được ai công nhận?
A. Xã hội.
B. Cá nhân.
C. Tổ chức.
D. Nhà nước.
Câu 2. Nghề nghiệp giúp con người tạo ra sản phẩm
A. vật chất.
B. tinh thần.
C. vật chất hoặc tinh thần.
D. không tạo ra sản phẩm.
Câu 3. Tính chất của nghề nghiệp là
A. ổn định.
B. gắn bó lâu dài với mỗi người.
C. tạo cơ hội phát triển bản thân.
D. ổn định, gắn bó lâu dài và tạo cơ hội phát triển bản thân.
Câu 4. Người mắc bệnh nào sau đây không được làm việc trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
A. Bệnh phổi.
B. Bệnh hắc lào.
C. Bệnh viêm da cơ địa.
D. Bệnh viêm xoang.
Câu 5. Phẩm chất nào sau đây đáp ứng yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
A. Cần cù.
B. Thiếu trung thực.
C. Không chịu áp lực công việc.
D. Tính kỉ luật chưa cao.
Câu 6. Người làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ cần có khả năng học tập
A. tin học.
B. ngoại ngữ.
C. tin học và ngoại ngữ.
D. các môn, trừ tin học và ngoại ngữ.
Câu 7. Môi trường làm việc của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ như thế nào?
A. thiếu năng động.
B. hiện đại.
C. ít biến đổi.
D. không áp lực.
Câu 8. Giáo dục phổ thông được chia làm mấy cấp học?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9. Giáo dục tiểu học có lớp nào sau đây?
A. Lớp 5.
B. Lớp 4.
C. Lớp 1 đến lớp 5.
D. Lớp 9
Câu 10. Giáo dục nghề nghiệp có?
A. Trình độ sơ cấp.
B. Trình độ trung cấp.
C. Trình độ cao đẳng.
D. Trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.
Câu 11. Giáo dục đại học có trình độ nào?
A. Trình độ đại học.
B. Trình độ thạc sĩ.
C. Trình độ tiến sĩ.
D. Trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Câu 12. Giáo dục phổ thông có mấy thời điểm phân luồng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13. Sau tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có hướng đi nào?
A. Học tại các trường trung học phổ thông.
B. Học nghề tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
C. Học tại cơ sở giáo dục thường xuyên.
D. Học tại các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên.
Câu 14. Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp là bao lâu?
A. 3 tháng.
B. 1 năm.
C. 3 tháng đến dưới 1 năm.
D. 2 năm.
Câu 15. Mỗi hàng hóa, dịch vụ có thị trường riêng để
A. trao đổi.
B. mua.
C. bán.
D. trao đổi, mua và bán.
Câu 16. Bên mua là
A. người lao động.
B. người sử dụng lao động.
C. người lao động và người sử dụng lao động.
D. người hợp tác.
Câu 17. Hàng hóa sức lao động là
A. thể lực của con người.
B. trí lực của con người.
C. thể lực và trí lực của con người.
D. sức khỏe của con người.
Câu 18. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến thị trường lao động là
A. sự phát triển của khoa học, công nghệ.
B. sự chuyển dịch cơ cấu.
C. nhu cầu lao động.
D. nguồn cung lao động.
Câu 19. Yếu tố thứ tư ảnh hưởng đến thị trường lao động là gì?
A. Sự phát triển của khoa học, công nghệ.
B. Sựu chuyển dịch cơ cấu.
C. Nhu cầu lao động.
D. Nguồn cung lao động.
Câu 20. Thị trường lao động Việt Nam hiện có mấy vấn đề cơ bản?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÚNG SAI (2,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.)
Câu 1. Những vấn đề cơ bản của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay.
a) Có những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng.
b) Nguồn lao động phân bố đồng đều.
c) Chất lượng lao động còn thấp.
d) Nguồn lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.
Câu 2. Lí thuyết mật mã Holland
a) Xây dựng trên nền tảng lí thuyết đặc tính nghề nghiệp của John Lewis Holland.
b) Có sáu kiểu tính cách.
c) Có năm môi trường nghề nghiệp.
d) Tính cách có thể là sự kết hợp của hai hay ba nhóm tính cách khác nhau.
III. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Với lí thuyết mật mã Holland và lí thuyết cây nghề nghiệp, em hãy xác định những đặc điểm cơ bản về sở thích, năng lực, cá tính của bản thân?
Câu 2 (2 điểm): Nhu cầu tuyển dụng của các ngành có giống nhau không? Vì sao lại có sự khác nhau đó?
…………………HẾT…………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 9
(Lắp đặt mạng điện trong nhà)
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN (5,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.)
Câu 1. Công tắc điện là thiết bị dùng để
A. đóng điện cho các đồ dùng điện.
B. cắt điện cho các đồ dùng điện.
C. đóng điện cho các thiết bị điện.
D. đóng cắt điện cho các đồ dùng, thiết bị điện trong gia đình.
Câu 2. Bộ phận nào của công tắc điện được làm bằng vật liệu cách điện?
A. Nút bật tắt.
B. Vỏ.
C. Cực nối điện.
D. Nút bật tắt, vỏ.
Câu 3. Vỏ cầu dao được làm bằng gì?
A. Đồng.
B. Sứ.
C. Vàng.
D. Đồng, vàng.
Câu 4. Cấu tạo của ổ cắm điện có
A. vỏ.
B. cực tiếp điện.
C. vỏ, cực tiếp điện.
D. cần đóng cắt.
Câu 5. Cấu tạo của công tắc điện gồm mấy bộ phận?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6. Cấu tạo của cầu dao có bộ phận nào sau đây?
A. Cần đóng cắt.
B. Vỏ.
C. Cực nối điện.
D. Cần đóng cắt, vỏ, cực nối điện.
Câu 7. Thông số kĩ thuật được ghi ở vị trí nào trên cầu dao?
A. Vỏ.
B. Cực nối điện.
C. Tay cầm của cần đóng cắt.
D. Cực nối điện hoặc vỏ.
Câu 8. Đồng hồ vạn năng đo
A. cường độ dòng điện.
B. hiệu điện thế.
C. điện trở.
D. cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở.
Câu 9. Ampe kìm là dụng cụ đo điện
A. 1 chiều.
B. xoay chiều.
C. 1 chiều hoặc xoay chiều.
D. đáp án khác.
Câu 10. Công tơ điện thường có mấy bộ phận cơ bản?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11. Quy trình sử dụng đồng hồ vạn năng có bước nào sau đây?
A. Chọn đại lượng đo và thang đo.
B. Tiến hành đo.
C. Đọc kết quả.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12. Có mấy dụng cụ đo điện cơ bản được giới thiệu trong bài học?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13. Cấu tạo ampe kìm gồm mấy bộ phận cơ bản
A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
Câu 14. Bước 1 của quy trình sử dụng đồng hồ vạn năng là gì?
A. Chọn đại lượng đo và thang đo.
B. Tiến hành đo.
C. Đọc kết quả.
D. Đáp án khác.
Câu 15. Có mấy loại sơ đồ mạng điện?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16. Vai trò của sơ đồ nguyên lí là gì?
A. Nghiên cứu nguyên lí làm việc.
B. Dự trù vật liệu.
C. Lắp đặt thiết bị.
D. Dự trù vật liệu và lắp đặt thiết bị.
Câu 17. Bước 1 của quy trình thiết kế sơ đồ nguyên lí là gì?
A. Xác định nhiệm vụ thiết kế.
B. Xác định thiết bị, đồ dùng điện và mối liên hệ giữa chúng.
C. Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện.
D. Đáp án khác.
Câu 18. Bước 3 của quy trình thiết kế sơ đồ nguyên lí là gì?
A. Xác định nhiệm vụ thiết kế.
B. Xác định thiết bị, đồ dùng điện và mối liên hệ giữa chúng.
C. Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện.
D. Đáp án khác.
Câu 19. Có loại sơ đồ mạng điện nào?
A. Sơ đồ nguyên lí.
B. Sơ đồ lắp đặt.
C. Sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt.
D. Sơ đồ sử dụng.
Câu 20. Vai trò của sơ đồ lắp đặt là gì?
A. Là cơ sở để thiết kế sơ đồ lắp đặt.
B. Xác định số lượng các thiết bị điện có trong mạng điện.
C. Sửa chữa thiết bị.
D. Dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa và xác định số lượng thiết bị điện có trong mạng điện.
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÚNG SAI (2,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.)
Câu 1. Mạng điện trong nhà
a) Thường có điện áp 380V.
b) Nhận điện năng từ mạng điện phân phối.
c) Dùng công tơ để đo điện.
d) Các thiết bị nối với nhau bằng dây dẫn
Câu 2. Tiêu chí lựa chọn thiết bị điện.
a) Đảm bảo tiêu chí về dòng điện định mức.
b) Không cần tiêu chí về điện áp định mức.
c) Ổ cắm điện nên chọn thông số thiết bị là 20A.
d) Đồ dùng công suất lớn nên chọn thiết bị lấy điện là 40A.
III. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Một số lưu ý khi sử dụng ampe kìm.
Câu 2 (2 điểm): Có thể tùy ý để lựa chọn vật liệu để lắp đặt cho mạng điện được không? Tại sao?
…………………HẾT…………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 9
(Định hướng nghề nghiệp)
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN (5,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.)
Câu 1: Chọn phát biểu sai về tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người?
A. Giúp con người tìm được việc làm.
B. Tạo nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình.
C. Tạo ra các tệ nạn xã hội.
D. Áp dụng chuyên môn và bồi dưỡng nhân cách.
Câu 2: Nghề nghiệp có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
A. Giúp tạo ra công việc cho mọi người.
B. Chỉ giúp tăng thu nhập cho cá nhân.
C. Không có ảnh hưởng gì đối với xã hội.
D. Giúp tránh lãng phí nguồn lực và hạn chế tình trạng thất nghiệp.
Câu 3. Nghề nghiệp có tầm quan trọng đối với
A. con người.
B. xã hội.
C. con người và xã hội.
D. đáp án khác.
Câu 4. Ý nghĩa của nghề nghiệp đối với gia đình?
A. Tiết kiệm chi phí học tập.
B. Phát triển nghề nghiệp.
C. Tiết kiệm chi phí học tập và phát triển nghề nghiệp.
D. Phát triển kinh tế, xã hội.
Câu 5. Nghề nghiệp có đặc điểm?
A. Được đào tạo.
B. Được xã hội công nhận.
C. Mang lại lợi ích cho cộng đồng.
D. Được đào tạo, được xã hội công nhận, mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Câu 6. Tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người là gì?
A. Tìm việc làm.
B. Tạo thu nhập.
C. Bồi dưỡng nhân cách.
D. Tìm việc làm, tạo thu nhập, bồi dưỡng nhân cách.
Câu 7. Ý nghĩa của nghề nghiệp đối với cá nhân là gì?
A. Làm việc phù hợp với chuyên môn.
B. Tăng hiệu suất lao động.
C. Đạt thành công trong tương lai.
D. Làm việc phù hợp với chuyên môn, tăng hiệu suất lao động, đạt thành công trong tương lai.
Câu 8. Hệ thống giáo dục quốc dân được chia làm mấy loại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9. Giáo dục tiểu học với lớp nào sau đây?
A. 1.
B. 7.
C. 9.
D. 11.
Câu 10. Giáo dục thường xuyên có:
A. Trung học cơ sở.
B. Trung học phổ thông.
C. Trung học cơ sở và trung học phổ thông.
D. Tiểu học.
Câu 11. Tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có thể lựa chọn những ngành nghề đào tạo trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để có cơ hội trở thành:
A. Thợ xây dựng.
B. Thợ hàn.
C. Kĩ sư xây dựng.
D. Thợ sửa chữa điện dân dụng.
Câu 12. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm mấy cấp học?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 13. Giáo dục trung học cơ sở với lớp nào sau đây?
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 12.
Câu 14. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có mấy hướng đi?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung tìm kiếm các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
A. Nhu cầu giảm tuyển dụng nghề nghiệp.
B. Tình trạng xu hướng việc làm của nghề nghiệp.
C. Tiền lương và tiền công.
D. Các cơ sở đào tạo đang đào tạo nghề nghiệp.
Câu 16. Yếu tố nào không ảnh hưởng đến thị trường lao động?
A. Sự phát triển của khoa học và công nghệ.
B. Sự thay đổi về cơ sở hạ tầng.
C. Nguồn cung lao động.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 17. Thị trường lao động là gì?
A. Thị trường trao đổi hàng hóa “sức lao động” giữa người lao động và người sử dụng lao động.
B. Thị trường trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp.
C. Thị trường trao đổi công việc giữa người lao động và chính phủ.
D. Thị trường trao đổi hàng hóa giữa các nhà sản xuất.
Câu 18. Yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng đến thị trường lao động?
A. Biến dộng tỉ giá ngoại tệ.
B. Nhu cầu lao động.
C. Sự thay đổi văn hóa xã hội.
D. Sự tăng trưởng dân số.
Câu 19. Vấn đề cơ bản của thị trường lao động Việt Nam là gì?
A. Chất lượng lao động thấp.
B. Phân bố lao động đều.
C. Tỉ lệ lao động được đào tạo cao.
D. Tác phong lao động tốt.
Câu 20. Bước 1 của quy trình tìm kiếm thông tin thị trường là gì?
A. Xác định mục tiêu tìm kiếm.
B. Xác định nguồn thông tin.
C. Xác định công cụ tìm kiếm.
D. Tiến hành tìm kiếm.
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÚNG SAI (2,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.)
Câu 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động:
a) Sự phát triển của khoa học và công nghệ.
b) Ứng dụng thành tựu của khoa học và công nghệ làm tăng nhu cầu lao động chất lượng cao.
c) Chất lượng của lực lượng lao động không ảnh hưởng tới khả năng cung cấp lao động.
d) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động.
Câu 2. Phần rễ của cây nghề nghiệp:
a) Minh họa nền tảng lựa chọn nghề nghiệp.
b) Minh họa yếu tố phát triển của nghề nghiệp.
c) Ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong nghề nghiệp tương lai.
d) Quyết định đến sự thành công trong nghề nghiệp tương lai.
III. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động
Câu 2 (2 điểm): Người lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ cần có những sở thích nào?
…………………HẾT…………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 9
(Lắp đặt mạng điện trong nhà)
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN (5,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.)
Câu 1. Cầu dao là thiết bị dùng để
A. đóng điện.
B. cắt điện.
C. đóng, cắt điện.
D. tiêu thụ điện.
Câu 2. Cầu dao có mấy thông số kĩ thuật chính?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3. Aptomat tự động cắt nguồn điện khi nào?
A. Khi quá tải.
B. Khi ngắn mạch.
C. Khi dòng điện rò.
D. Khi quá tải, ngắn mạch hoặc dòng điện rò.
Câu 4. Aptomat có mấy thông số kĩ thuật chính?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5. Cấu tạo của cầu dao gồm mấy bộ phận chính?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6. Để đảm bảo an toàn, tránh phát sinh tia lửa điện, khi đóng điện cần thực hiện thao tác nào trước tiên?
A. Đóng cầu dao.
B. Bật công tắc.
C. Lấy điện từ ổ cắm.
D. Không đóng cầu dao.
Câu 7. Cấu tạo aptomat gồm mấy bộ phận chính?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8. Đồng hồ vạn năng đo thông số nào?
A. Điện áp một chiều.
B. Điện áp xoay chiều.
C. Điện trở.
D. Điện áp, dòng điện, điện trở.
Câu 9. Bộ phận nào của đồng hồ vạn năng có chức năng lựa chọn giới hạn giá trị cần đo?
A. Vỏ.
B. Màn hình hiển thị.
C. Núm xoay chọn thang đo.
D. Thang đo.
Câu 10. Bước 2 của quy trình sử dụng đồng hồ vạn năng là gì?
A. Chọn đại lượng điện.
B. Tiến hành đo.
C. Đọc kết quả.
D. Chọn đại lượng điện và thang đo
Câu 11. Bước 1 của quy trình sử dụng ampe kìm là gì?
A. Xác định giá trị lớn nhất của cường độ dòng điện xoay chiều cần đo và chọn thang đo.
B. Kẹp dây điện cấp nguồn cho tải tiêu thụ điện vào hàm kẹp.
C. Đọc kết quả đo trên màn hình hiển thị.
D. Chọn thang đo.
Câu 12. Đồng hồ vạn năng có mấy bộ phận chính?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 13. Bộ phận nào của đồng hồ vạn năng có chức năng cắm đầu que đo?
A. Vỏ.
B. Giắc cắm que đo.
C. Màn hình hiển thị.
D. Núm xoay chọn thang đo.
Câu 14. Ampe kìm có mấy bộ phận chính
A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
Câu 15. Vai trò của sơ đồ mạng điện trong nhà là gì?
A. Phục vụ cho thi công.
B. Giúp lắp đặt điện chính xác.
C. Giúp lắp đặt điện hiệu quả.
D. Phục vụ cho việc thi công, lắp điện điện được chính xác, hiệu quả.
Câu 16. Đây là kí hiệu của thiết bị nào?
A. Công tắc 2 cực.
B. Công tắc 3 cực.
C. Ổ cắm điện.
D. Bóng đèn sợi đốt.
Câu 17. Quy trình thiết kế sơ đồ nguyên lí gồm mấy bước?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18. “Xác định thiết bị và mối liên hệ về điện giữa các thiết bị” thuộc bước mấy của quy trình thiết kế sơ đồ nguyên lí?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19. Đây là kí hiệu của thiết bị nào?
A. Bảng điện.
B. Dây pha.
C. Dây trung tính.
D. Aptomat 2 cực.
Câu 20. Đâu là kí hiệu của công tắc 3 cực?
A.
B.
C.
D.
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÚNG SAI (2,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.)
Câu 1. Sơ đồ mạng điện trong nhà.
a) Mạng điện thể hiện cách phân phối điện.
b) Mạng điện trong nhà không có mạch bảng điện.
c) Thể hiện sự kết nối giữa các thiết bị điện trong nhà.
d) Được vẽ ở dạng sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt.
Câu 2. Dụng cụ đo và kiểm tra.
a) Lựa chọn theo mục đích sử dụng.
b) Ampe kìm được sử dụng để đo đường kính dây điện.
c) Có loại thước cuộn, thước cặp.
d) Bút thử điện dùng để kiểm tra điện thế xoay chiều tại một điểm trên mạng điện trong nhà.
III. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Nêu một số dụng cụ đo điện cơ bản
Câu 2 (2 điểm): Nêu một số loại vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà và cho biết chúng dùng trong trường hợp nào? Tại sao?
…………………HẾT…………………
Lưu trữ: Đề thi Học kì 1 Công nghệ 9 (sách cũ)