Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 23: Kinh tế Nhật Bản sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Địa 11.
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 23 (có đáp án 2024): Kinh tế Nhật Bản - Cánh diều
Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao?
A. Sản phẩm đã đáp ứng được các nhu cầu trong nước.
B. Hằng năm xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đa dạng.
C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng top đầu thế giới.
D. Có 80% lao động làm việc trong ngành công nghiệp.
Chọn C
Công nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 29% GDP và thu hút khoảng 27% lao động (năm 2020), tạo ra khối lượng hàng hóa xuất khẩu lớn nhất cho đất nước. Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản có những giai đoạn = đứng thứ hai thế giới (sau Hoa Kì) nhưng hiện nay giá trị sản xuất công nghiệp của Nhật Bản chỉ đứng thứ 3 thế giới (sau Trung Quốc và Hoa Kì nhưng công nghiệp vẫn có nhiều ngành có vị trí cao trên thế giới. Đây chính là biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao.
Câu 2. Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở Nhật Bản là
A. sản xuất theo nhu cầu nhưng năng suất, sản lượng cao.
B. chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu và công nghiệp.
C. phát triển thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.
D. sản xuất với quy mô lớn và hướng chuyên môn hóa cao.
Chọn C
Nền nông nghiệp Nhật Bản sản xuất theo hướng thâm canh với quy mô nhỏ, áp dụng công nghệ tiên tiến, cho năng suất cao với chất lượng hàng đầu thế giới.
Câu 3. Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?
A. Hôn-su.
B. Hô-cai-đô.
C. Kiu-xiu.
D. Xi-cô-cư.
Chọn B
Các trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo Hôn-su. Còn ở đảo Hô-cai-đô của Nhật Bản có ít các trung tâm công nghiệp nhất.
Câu 4. Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức
A. tự nhiên.
B. bán tự nhiên.
C. trang trại.
D. chuồng trại.
Chọn C
Trong nền kinh tế Nhật Bản, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% GDP và sử dụng hơn 3% lực lượng lao động (năm 2020). Diện tích đất nông nghiệp hạn chế nên hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại có quy mô vừa và nhỏ. Ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển nên tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nông nghiệp Nhật Bản. Ngành chăn nuôi được áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại trong các trang trại.
Câu 5. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là
A. phát triển mạnh khai thác than và thép.
B. phát triển các ngành công nghiệp nặng.
C. kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
D. có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.
Chọn B
Ngành công nghiệp nặng tập trung chủ yếu ở phía bắc: sản xuất ô tô, hóa chất, sản xuất kim loại,... Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca (Fukuoka), Na-ga-xa-ki (Nagasaki), Ô-i-ta (Oita). Miền Đông Nam sản xuất nhiều loại nông sản như chè, lúa gạo, thuốc lá, đậu tương và cây ăn quả.
Câu 6. Ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu ở quần đảo nào sau đây?
A. Hôn-su.
B. Xi-cô-cư.
C. Kiu-xiu.
D. Hô-cai-đô.
Chọn B
Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, sản xuất gạo, lúa mạch, cam, quýt; nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm công nghiệp là dầu mỏ, kim loại màu, hàng dệt, bột giấy và giấy.
Câu 7. Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo nào sau đây?
A. Kiu-xiu.
B. Xi-cô-cư.
C. Hôn-su.
D. Hô-cai-đô.
Chọn C
Ở vùng kinh tế Hôn-su có ngành công nghiệp phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương. Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê, Phu-cu-a-ma,...
Câu 8. Chính sách “duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng” của Nhật Bản nghĩa là
A. vừa phát triển các ngành then chốt, vừa phát triển các ngành phụ trợ.
B. vừa đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, vừa duy trì phát triển nông nghiệp.
C. vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ.
D. vừa đầu tư phát triển kinh tế, vừa chú ý các vấn đề xã hội liên quan.
Chọn C
Chính sách “duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng” của Nhật Bản nghĩa là: Vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Đây là một trong những chính sách đúng đắn làm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì.
Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng về kinh tế Nhật Bản?
A. Nhật Bản là quốc gia lớn nhập siêu lớn nhất thế giới.
B. Đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI).
C. Đứng đầu thế giới về viện trợ phát triển trí thức (ODA).
D. Đứng đầu thế giới về sản xuất và sử dụng rô-bôt.
Chọn A
Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Ngành công nghiệp Rôbôt (người máy) của Nhật Bản chiếm khoảng 60% tổng số rô-bôt của thế giới và sử dụng rôbôt với tỉ lệ lớn trong các ngành công nghiệp kĩ thuật cao, dịch vụ,... Nhật Bản là quốc gia xuất siêu -> Nhận định: Nhật Bản là quốc gia lớn nhập siêu lớn nhất thế giới là không đúng.
Câu 10. Hai ngành nào sau đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản?
A. Thương mại và tài chính.
B. Thương mại và giao thông.
C. Tài chính và du lịch.
D. Du lịch và giao thông.
Chọn A
Với vị trí đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu và thứ 5 về nhập khẩu, Nhật Bản là bạn hàng lớn với nhiều quốc gia (Trung Quốc, Hoa Kì, EU, Hàn Quốc,…); ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới -> Thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ Nhật Bản.
Câu 11. Các trung tâm công nghiệp lớn tạo nên “chuỗi đô thị” ở đảo Hôn-su của Nhật Bản là
A. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Hachinôhê.
B. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Cô-bê, Tô-ya-ma.
C. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê.
D. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Nagaxaki, Cusirô.
Chọn C
Các trung tâm công nghiệp lớn tạo nên “chuỗi đô thị” ở đảo Hôn-su của Nhật Bản là Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê.
Câu 12. Các mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường chủ yếu nào sau đây?
A. Trung Quốc, Hoa Kì và EU.
B. Liên bang Nga, Hoa Kì, Anh.
C. Hoa Kì, CHLB Đức, Bra-xin.
D. Hoa Kì, Trung Quốc, Ấn Độ.
Chọn A
Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển. Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu như Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,...
Câu 13. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có vai trò quan trọng nào sau đây đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản?
A. Giải quyết được các nguồn nguyên liệu dư thừa của ngành nông nghiệp.
B. Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn, tạo thêm thu nhập.
C. Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế phù hợp với điều kiện đất nước.
D. Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu, sản phẩm.
Chọn C
Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng nghĩa là vừa phát triển các xí nghiệp lớn vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Điều này giúp phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.
Câu 14. Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do
A. một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư.
B. diện tích trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên.
C. thay đổi thực đơn bữa ăn, hạn chế dùng lúa gạo.
D. xu hướng nhập khẩu gạo từ các quốc gia khác.
Chọn C
Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm chủ yếu là do một phần diện tích trồng lúa đã được quy hoạch trồng các loại cây khác (chè, thuốc lá, dâu tằm,…) và dành cho quần cư (nơi ở hoặc xây dựng các công trình công cộng, xí nghiệp,…). Ngoài ra, hiện nay Nhật Bản đang có xu hướng nhập khẩu lúa gạo từ các quốc gia khác, trong đó có gạo của Việt Nam.
Câu 15. Sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản không phải là
A. tàu biển.
B. ô tô.
C. rô-bôt.
D. xe máy.
Chọn C
Công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu. Trong đó, có một số sản phẩm nổi tiếng như tàu biển (Chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới), Ô tô (Sản xuất khoảng 25% sản lượng ôtô của thế giới và xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra) và xe gắn máy (Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy của thế giới và xuất khẩu 50% sản lượng sản xuất ra). Rô-bôt là sản phẩm của ngành sản xuất điện tử -> Rô-bôt không phải sản phẩm của ngành công nghiệp chế tạo.
Câu 1:
Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao?
A. Sản phẩm đã đáp ứng được các nhu cầu trong nước.
B. Hằng năm xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đa dạng.
C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng top đầu thế giới.
D. Có 80% lao động làm việc trong ngành công nghiệp.