X

Địa lí 12 Cánh diều

Giải Địa Lí 12 trang 128 Cánh diều


Với Giải Địa Lí 12 trang 128 trong Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên Địa 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa 12 trang 128.

Giải Địa Lí 12 trang 128 Cánh diều

Câu hỏi trang 128 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học và hình 23.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố thủy điện ở vùng Tây Nguyên.

Dựa vào thông tin bài học và hình 23.2 hãy trình bày sự phát triển và phân bố thủy điện

Lời giải:

- Khai thác thế mạnh và phát triển thủy điện từ rất sớm, tập trung trên các sông: Sê San, Srê Pôk và Đồng Nai.

- Trên lưu vực sông Sê San có nhà máy thủy điện I-a-ly (720 MW), có 4 bậc thang thủy điện với tổng công suất 1500 MW. Trên lưu vực sông Srê Pôk có 6 bậc thang thủy điện với tổng công suất 600 MW. Trên sông Đồng Nai có nhà máy thủy điện Đại Ninh, Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4 với tổng công suất trên 700 MW.

- Tổng sản lượng điện toàn vùng chiếm hơn 10% sản lượng điện cả nước năm 2021.

- Các nhà máy thủy điện và các bậc thang thủy điện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tiết kiệm nguồn nước và chi phí xây dựng, bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản.

- Cần lưu ý bảo vệ rừng, đất đai và điều tiết nước trong mùa lũ, tránh ảnh hưởng lớn đến môi trường, cân bằng sinh thái và đời sống cộng đồng dân cư.

Câu hỏi trang 128 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học và hình 23.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố khai thác bô-xit ở vùng Tây Nguyên.

Dựa vào thông tin bài học và hình 23.2 hãy trình bày sự phát triển và phân bố khai thác bô-xit

Lời giải:

- Khai thác bô-xit được triển khai trong dự án A-lu-min Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhà máy sản xuất a-lu-min Nhân Cơ (Đắk Nông), công suất mỗi dự án là 650 nghìn tấn a-lu-min/năm, sản lượng bô-xit khai thác đạt 260 triệu tấn năm 2021. Bước đầu áp dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến nên sản lượng và năng suất tăng lên.

- Mở ra hướng phát triển công nghiệp mới là khai thác và chế biến quặng bô-xit để tạo a a-lu-min, tiến tới sản xuất nhôm cho vùng và cả nước, đóng góp ngân sách địa phương, rút ngắn khoảng cách chênh lệch kinh tế - xã hội giữa Tây Nguyên và các vùng trên cả nước.

- Việc khai thác cần gắn với chế biến, sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại; bảo vệ môi trường, rừng, thu và xử lí bùn đỏ hiệu quả, bền vững. Các mỏ trong khu dân cư cần khai thác sớm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chính sách bồi thường phù hợp và ổn định đời sống người dân.

Lời giải bài tập Địa Lí 12 Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: