X

Lý thuyết Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi - Kết nối tri thức


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi - Kết nối tri thức

Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi hay, chi tiết bám sát sách giáo khoa Địa Lí 6 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi | Kết nối tri thức

1. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

Quá trình nội sinh và ngoại sinh khác nhau:


Nội sinh

Ngoại sinh

Khái niệm

Là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.

Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

Tác động

Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...

Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

Kết quả

Tạo ra các dạng địa hình lớn.

Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi | Kết nối tri thức

2. Hiện tượng tạo núi

Nội lực là yếu tố chính trong quá trình thành tạo núi (sự xô vào nhau, tách xa nhau của các địa máng).

- Ngoài ra núi cũng chịu các tác động của quá trình ngoại sinh. Qua thời gian, dưới tác động của ngoại sinh (dòng chảy, gió, nhiệt độ,...) làm thay đối hình dạng của núi: các đỉnh núi tròn hơn, sườn núi bớt dốc, độ cao giảm xuống,...

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức hay khác: