X

Lý thuyết Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước - Kết nối tri thức


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước - Kết nối tri thức

Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước hay, chi tiết bám sát sách giáo khoa Địa Lí 6 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước | Kết nối tri thức

l. Thuỷ quyển 

- Khái niệm: Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm trên bề mặt và bên trong của vỏ Trái Đất.

Các nguồn nước

+ Nước ở các đại dương, biển, sông, hồ, đầm lầy.

+ Nước dưới đất (nước ngầm), tuyết, băng.

+ Hơi nước trong khí quyển.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước | Kết nối tri thức

2. Vòng tuần hoàn lớn của nước 

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước | Kết nối tri thức

* Đặc điểm

- Nước trong thiên nhiên không ngừng vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

- Nước di chuyển giữa đại dương, lục địa và không khí.

- Nước mưa rơi xuống tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, biển và đại dương, nguồn nước ngầm,...

* Vòng tuần hoàn nước lớn

Chu kỳ tuần hoàn của nước là dòng chuyển động liên tục của nước và không có điểm bắt đầu, tuy nhiên chúng ta có thể bắt đầu từ sông, hồ và đại dương. Mặt Trời làm nóng bề mặt Trái Đất làm cho nước bốc hơi. Hơi nước bốc lên tầng khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa. Mưa xuống, nước được giữ lại ở sông hồ hay nước ngầm, các vùng nước đóng băng,… Từ đó nước tiếp tục di chuyển theo vòng tuần hoàn của nó.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức hay khác: