Tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất - Kết nối tri thức
Tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất hay, chi tiết bám sát sách giáo khoa Địa Lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
Lý thuyết Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất
Lý thuyết Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương
Lý thuyết Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất
1. Các tầng đất
- Khái niệm: Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.
- Gồm 3 tầng: Tầng đá mẹ, tầng tích tụ và tầng chứa mùn.
- Tầng tích tụ có tác động mạnh mẽ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
2. Thành phần của đất
- Đất bao gồm nhiều thành phần: khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước.
- Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện hình thành đất ở từng nơi.
3. Các nhân tố hình thành đất
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.
- Đá mẹ là nhân tố quan trọng nhất, là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
- Khí hậu tạo điều kiện cho qua trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ.
- Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất.
- Địa hình ảnh hưởng đến độ dày, độ phì của đất.
- Các nhân tố khác: Thời gian, con người.
4. Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất
- Phân thành các nhóm đất khác nhau dựa vào: Quá trình hình thành và tính chất đất.
- Một số nhóm đất điển hình: Đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dôn và đất đỏ vàng nhiệt đới.
....................................
....................................
....................................
Lý thuyết Bài 23: Sự sống trên Trái Đất
1. Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương
- Đặc điểm
+ Sinh vật dưới đáy đại dương rất đa dạng về số lượng và thành phần loài.
+ Ở các vĩ độ và độ sâu khác nhau có sự khác nhau về các loài.
- Nguyên nhân: Do sự khác nhau về nhiệt độ, độ muối, áp suất, ánh sáng,…
2. Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa
a) Thực vật
- Đặc điểm: Phong phú, đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu.
- Thảm thực vật tiêu biểu: Rừng nhiệt đới, xavan, rừng lá kim, thảo nguyên,…
b) Động vật
- Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, do động vật có thể di chuyền từ nơi này đến nơi khác.
- Giới động vật trên các lục địa cũng hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu.
....................................
....................................
....................................