Lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều Bài 16: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 7 Bài 16: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 7.
Lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều Bài 16: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Phương thức khai thác bền vững
1. Khai thác tài nguyên đất
- Hiện trạng: môi trường đất bị suy thoái do tác động từ hoạt động sản xuất của con người
- Biện pháp khai thác bền vững tài nguyên đất:
+ Đa canh và luân canh giúp giảm trừ được sâu bệnh, tăng độ phì và giảm xói mòn đất.
+ Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi để cây trồng cung cấp thức ăn tại chỗ cho vật nuôi, cung cấp phân hữu cơ cho cây trồng.
+ Sản xuất nông – lâm kết hợp để cây rừng vừa bảo vệ đất, giữ nước, tạo bóng râm cho vật nuôi, vừa đem lại thu nhập cho nông dân.
2.Khai thác tài nguyên rừng
- Hiện trạng: suy giảm diện tích rừng, giảm đa dạng sinh học và gây xói mòn đất do hoạt động khai thác gỗ quá mức.
- Phương thức khai thác bền vững:
+ Trồng rừng để phục hồi các khu rừng đã mất
+ Rừng được khai thác dần trong một thời gian dài để có thể tái sinh tự nhiên.
+ Rừng cũng được khai thác bằng phương pháp chặt cây theo yêu cầu sử dụng và phù hợp với khả năng tái sinh.
3. Khai thác tài nguyên khoáng sản
- Hiện trạng: suy giảm tài nguyên khoáng sản và ô nhiễm môi trường do lịch sử khai thác và sử dụng khoáng sản.
- Phương thức khai thác hiệu quả và bền vững:
+ Khoáng sản được khai thác trên cơ sở đánh giá trữ lượng tài nguyên, nhu cầu sử dụng trong nước, có tác động kinh tế- xã hội và môi trường.
+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản
+ Hạn chế xuất khẩu nguyên nhiên liệu thô hoặc sơ chế.
+ Phát triển các nguyên vật liệu thay thế và năng lượng tái tạo.
+ Tăng cường nhập khẩu một số loại nguyên, nhiên liệu để tiết kiệm tài nguyên khoáng sản của khu vực.
4. Một số trung tâm kinh tế quan trọng
- Một số trung tâm quan trọng của Bắc Mỹ là: Niu-Y-oóc, Si-ca-gô, Phi-la-đen-phi-a, Tô-rôn-tô, Môn-trê-an,… Các thành phố này tập trung ở ba khu vực chính là Đông Bắc Hoa Kỳ và Đông Nam Ca-na-đa; Đông Nam và ven biển vịnh Mê-hi-cô của Hoa Kỳ; Tây Nam Hoa Kỳ.
- Các trung tâm kinh tế không chỉ đóng vai trò đầu tàu, kết nối và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực mà còn kết nối các trung tâm kinh tế toàn cầu.