X

Lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều

Lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 7.

Lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Bản đồ chính trị châu Á

- Châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều thể chế chính trị khác nhau.

- Các khu vực của châu Á:

+ Bắc Á: kéo dài từ khoảng vĩ độ 55°B đến cực, gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga.

+ Trung Á: kéo dài từ khoảng vĩ độ 35°B - 55°B.

+ Tây Nam Á: kéo dài từ khoảng vĩ độ 15°B - 45°B, chủ yếu là các quốc gia nằm trên bán đảo A-ráp, tiểu Á

+ Nam Á: gồm các quốc gia nằm trên bán đảo Ấn Độ và Đồng bằng Ấn Hằng.

+ Đông Á: khu vực rộng lớn kéo dài từ chí tuyến Bắc đến 55°B, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.

+ Đông Nam Á: các quốc gia nằm trên bán đảo Trung Ấn, Mã-lai bao gồm 11 nước.

Lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

II. Đặc điểm tự nhiên các khu vực của châu Á

1. Khu vực Đông Á

- Địa hình: Đông Á gồm 2 bộ phận là lục địa và hải đảo.

+ Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.

+ Bộ phận hải đảo: có những dãy núi uốn nếp, xen kẽ các cao nguyên, thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.

Lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á

- Khí hậu: phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Khu vực phía tây và phía bắc khi hậu khắc nghiệt hơn phía đông và phía nam.

- Thực vật: đa dạng.

+ Rừng lá kim ở phía bắc.

+ Sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn.

+ Phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.

- Nhiều sông lớn như: Trường Giang, Tây Giang,…

- Tập trung nhiều mỏ khoáng sản: than, sắt, dầu mỏ, man-gan,...

2. Khu vực Đông Nam Á

- Địa hình: gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

+ Đông Nam Á lục địa: địa hình đồi, núi là chủ yếu, hầu hết các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam; các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các con sông.

+ Đông Nam Á hải đảo: có những dãy núi trẻ và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

Lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

Lược đồ địa hình và khoáng sản ở Đông Nam Á

- Khí hậu:

+ Đông Nam Á lục địa: Khí hậu nhiệt đới gió mùa (mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ).

+ Đông Nam Á hải đảo: đại bộ phận có khí hậu xích đạo, nóng và mưa đều quanh năm.

- Thực vật: chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm, ngoài ra có rừng thưa và xa-van ở những khu vực ít mưa.

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi phát triển, nhiều sông lớn.

- Khoáng sản: có nhiều khoáng sản (thiếc, đồng, than, dầu mỏ, khí đốt,…).

3. Khu vực Nam Á

- Địa hình: Nam Á có 3 dạng địa hình chính.

+ Hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ nằm ở phía bắc với nhiều đỉnh núi cao trên 8000m.

+ Ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng.

+ Phía nam là sơn nguyên Đê-can.

Lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

Quang cảnh một phần dãy núi Hy-ma-lay-a

- Khí hậu: phần lớn lãnh thổ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và khô rõ rệt.

- Thực vật: điển hình là rừng nhiệt đới ẩm, những nơi mưa ít xuất hiện của rừng thưa và xa-van, cây bụi.

- Sông ngòi: có nhiều hệ thống sông lớn (sông Ấn, sông Hằng,…).

- Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản (than, sắt, đồng, dầu mỏ,…).

Lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

Quang cảnh một đoạn sông Hằng (Ấn Độ)

4. Khu vực Tây Nam Á

- Địa hình: núi và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích.

+ Phía bắc: có nhiều dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ với Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên I-ran và sơn nguyên A-na-tô-ni.

+ Phía nam: sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bán đảo A-rap.

+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà.

- Khí hậu: khô hạn.

+ Lượng mưa trung bình năm khoảng 200 – 250 mm.

+ Mùa hạ nóng và khô, có nơi nhiệt độ tháng 7 lên đến 45℃.

+ Mùa đông khô và lạnh.

- Thực vật:

+ Phía tây bắc: thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích.

+ Khu vực ven bờ Địa Trung Hải: phát triển rừng lá cứng địa trung hải.

- Sông ngòi: kém phát triển, các sông thường ngắn và ít nước.

- Khoáng sản: khoảng 1/2 lượng dầu mỏ trên thế giới tập chung ở Tây Nam Á.

Lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

Khai thác dầu mỏ ở Iran

5. Khu vực Trung Á

- Địa hình: đa dạng.

+ Phía đông nam: các dãy núi cao đồ sộ, như: Thiên Sơn,Pa-mi-a…

+ Phía tây: các đồng bằng và hoang mạc, như: đồng bằng Tu-ran, hoang mạc Cra-cưm…

- Khí hậu: khô hạn (mùa hạ nóng, màu đông rất lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi).

- Sông ngòi: kém phát triển, hai con sông lớn nhất là: Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a…

- Thực vật: hoang mạc chiếm phần lớn diện tích, khu vực phía bắc và ven hồ A-ran có các thảo nguyên rộng lớn.

- Khoáng sản: Dầu mỏ và khí đốt.

Lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

Quang cảnh một phần của Biển Chết

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 7 Cánh diều hay khác: