Lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 7.
Lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Địa Lí 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Đặc điểm dân cư
1. Số dân
- Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Năm 2019, chiếm gần 60% dân số thế giới (không tính số dân của Liên bang Nga)
- Hai quốc gia đông dân thứ nhất và thứ hai trên thế giới là Trung Quốc (1,4 tỉ người) và Ấn Độ (1,39 tỉ người).
2. Cơ cấu dân số
- Cơ cấu dân số trẻ, nhưng đang chuyển biến theo hướng già hóa và có sự khác biệt giữa các khu vực
- Sự chênh lệch giữa giới nam so với nữ diễn ra trong suốt thời gian dài. Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 104,7 nam. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có mức chênh lệch giới nam so với giới nữ cao hơn mức trung bình của châu lục.
3. Phân bố dân cư và các đô thị lớn
- Châu Á có mật độ dân số cao nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực
+ Khu vực đông dân là: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á.
+ Khu vực thưa dân: Tây Nam Á, Trung Á.
- Có nhiều đô thị đông dân, phân bố chủ yếu ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.
II. Đặc điểm tôn giáo
- Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới:
+ Ấn Độ giáo, Phật giáo ra đời tại khu vực Nam Á.
+ Kitô giáo và Hồi giáo ra đời tại khu vực Tây Á.
- Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống, văn hóa và kiến trúc của các quốc gia.
Lăng Taj Mahanl mang đậm dấu ấn của kiến trúc Hồi giáo