Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 8.
Trắc nghiệm Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 15 (có đáp án): Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam
Câu 1. Trên Biển Đông có dòng biển chảy theo mùa với các hướng chủ yếu là
A. Tây Nam vào mùa đông và Đông Nam vào mùa hạ.
B. Đông Bắc vào mùa hạ và Tây Nam vào mùa Đông.
C. Tây Nam vào mùa hạ và Đông Bắc vào mùa đông.
D. Đông Nam vào mùa đông và Tây Bắc vào mùa hạ.
Đáp án đúng là: C
Gió thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4; các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió thổi theo hướng tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam.
Câu 2. Gió thổi trên Biển Đông theo 2 hướng chính nào dưới đây?
A. Tây Nam và Đông Bắc.
B. Hướng Nam và Tây Nam.
C. Tây Bắc và Đông Nam.
D. Hướng Bắc và Đông Bắc.
Đáp án đúng là: A
Gió thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4; các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió thổi theo hướng tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam.
Câu 3. Trên Biển Đông gió Đông Nam thổi trong thời gian khoảng từ
A. tháng 4 đến tháng 8.
B. tháng 5 đến tháng 9.
C. tháng 5 đến tháng 10.
D. tháng 4 đến tháng 10.
Đáp án đúng là: B
Hướng gió thay đổi theo mùa: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế; từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế.
Câu 4. Thành phần tự nhiên nào ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông?
A. Địa hình.
B. Khí hậu.
C. Sinh vật.
D. Đất đai.
Đáp án đúng là: B
Trong các thành phần tự nhiên, khí hậu là yếu tố chịu ảnh hưởng lớn nhất và sâu sắc nhất của Biển Đông. Nhờ có Biển Đông mà khí hậu nước ta có tính chất hải dương, mùa đông bớt lạnh và mùa hè bớt nóng.
Câu 5. Địa hình thềm lục địa ở miền Trung nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Hẹp và sâu.
B. Bằng phẳng.
C. Rộng, nông.
D. Nông và hẹp.
Đáp án đúng là: A
Vùng thềm lục địa rộng, bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung. Đáy biển có nhiều khối núi ngầm.
Câu 6. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây ở nước ta?
A. Khánh Hòa.
B. Đà Nẵng.
C. Ninh Thuận.
D. Phú Yên.
Đáp án đúng là: A
Quần đảo Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Quần đảo Trường Sa là một huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Câu 7. Các đảo ở phía Nam nước ta được thành tạo chủ yếu từ
A. đá vôi.
B. san hô.
C. hỗn hợp.
D. núi lửa.
Đáp án đúng là: B
Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ. Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.
Câu 8. Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển
A. phía tây Đại Tây Dương.
B. phía đông Thái Bình Dương.
C. phía nam Ấn Độ Dương.
D. phía tây Thái Bình Dương.
Đáp án đúng là: D
Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông. Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
Câu 9. Trung bình mỗi năm trên Biển Đông xuất hiện bao nhiêu cơn bão?
A. 7 - 8 cơn bão.
B. 8 - 9 cơn bão.
C. 9 - 10 cơn bão.
D. 10 - 11 cơn bão.
Đáp án đúng là: C
Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông. Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
Câu 10. Độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam là khoảng
A. 31 - 32%o.
B. 32 - 33%o.
C. 33 - 34%o.
D. 34 - 35%o.
Đáp án đúng là: B
Độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam khoảng 32% - 33%o, có sự biến động theo mùa và theo khu vực.
Câu 11. Dòng biển ở Biển Đông chảy theo hướng nào sau đây?
A. đông bắc - tây nam vào mùa hạ, tây nam - đông bắc vào mùa đông.
B. đông bắc - tây nam vào mùa đông, tây bắc - đông bắc vào mùa hạ.
C. đông bắc - tây bắc vào mùa đông, tây nam - đông nam vào mùa hạ.
D. đông bắc - tây nam vào mùa đông, tây nam - đông bắc vào mùa hạ.
Đáp án đúng là: D
Dòng biển ven bờ ở nước ta có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ. Vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; còn vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc. Dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.
Câu 12. Yếu tố tự nhiên của môi trường biển không phải là
A. nước biển và các bãi biển.
B. thềm lục địa và đáy biển.
C. bờ biển và đa dạng sinh học.
D. các công trình sản xuất.
Đáp án đúng là: D
Môi trường biển là một bộ phận quan trọng trong môi trường sống của chúng ta. Môi trường biển ở nước ta bao gồm: các yếu tố tự nhiên (nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển) và các yếu tố vật chất nhân tạo (các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất ven biển và trên biển như đê, kè, cảng, xí nghiệp, giàn khoan dầu khí,...).
Câu 13. Nhận định nào sau đây không đúng với môi trường bờ biển và bãi biển?
A. Bờ biển của nước ta có nhiều dạng địa hình.
B. Có nhiều cảnh quan đẹp, phân hóa đa dạng.
C. Các hệ sinh thái vùng bờ biển rất phong phú.
D. Chủ yếu là đầm phá và các bãi cát rộng lớn.
Đáp án đúng là: D
Môi trường bờ biển, bãi biển: vùng bờ biển nước ta có nhiều dạng địa hình tiêu biểu như các vịnh cửa sông, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá,… tạo nên những cảnh quan đẹp và phân hoá đa dạng. Các hệ sinh thái vùng bờ biển cũng rất phong phú, nhất là rừng ngập mặn và hệ sinh thái vùng triều có tính đa dạng sinh học cao.
Câu 14. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển nào dưới đây có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển?
A. Khoáng sản.
B. Du lịch biển.
C. Hải sản.
D. Điện gió.
Đáp án đúng là: C
Tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển là tài nguyên hải sản. Năm 2019, vùng biển nước ta có trữ lượng thuỷ sản là 3,87 triệu tấn và khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn.
Câu 15. Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta?
A. Băng cháy.
B. Dầu khí.
C. Muối biển.
D. Sa khoáng.
Đáp án đúng là: B
Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là dầu khí. Hai bể lớn nhất hiện nay là bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: