X

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 2 (có đáp án): Đặc điểm địa hình


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 2: Đặc điểm địa hình sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 8.

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 2 (có đáp án): Đặc điểm địa hình

Câu 1. Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là

A. đồi núi.

B. đồng bằng.

C. hải đảo.

D. trung du.

Câu 2. Dạng địa hình nào sau đây của nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất?

A. Đồng bằng.

B. Đồi núi.

C. Cao nguyên.

D. Sơn nguyên.

Câu 3. Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn nào dưới đây?

A. Trung sinh.

B. Tiền Cambri.

C. Cổ sinh.

D. Tân kiến tạo.

Câu 4. Ở nước ta, đồng bằng chiếm

A. 2/3 diện tích đất liền.

B. 1/2 diện tích đất liền.

C. 3/4 diện tích đất liền.

D. 1/4 diện tích đất liền.

Câu 5. Địa hình nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây?

A. Địa hình đồi núi cao chiếm phần lớn.

B. Địa hình chịu tác động của con người.

C. Địa hình có tính phân bậc khá rõ rệt.

D. Chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm.

Câu 6. Nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình đặc trưng nào sau đây?

A. Cac-xtơ.

B. Hầm mỏ.

C. Thềm biển.

D. Đê, đập.

Câu 7. Ở nước ta, dãy núi nào sau đây chạy theo hướng vòng cung?

A. Con Voi.

B. Tam Đảo.

C. Bạch Mã.

D. Sông Gâm.

Câu 8. Dãy núi nào dưới đây của nước ta chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?

A. Đông triều.

B. Sông gâm.

C. Hoàng Liên Sơn.

D. Ngân sơn.

Câu 9. Sông nào sau đây không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?

A. Sông Hồng.

B. Sông Tiền.

C. Sông Thương.

D. Sông Mã.

Câu 10. Ở nước ta, dãy núi nào sau đây cao và đồ sộ nhất?

A. Pu Đen Đinh.

B. Hoàng Liên Sơn.

C. Pu Sam Sao.

D. Trường Sơn Bắc.

Câu 11. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc?

A. Là vùng đồi núi thấp, độ cao phổ biến dưới 1000m.

B. Địa hình cao nhất nước ta, các cao nguyên hiểm trở.

C. Ít núi trên 2000m, có nhiều nhánh núi đâm ra biển.

D. Chủ yếu là núi, cao nguyên và có hướng vòng cung.

Câu 12. “Nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng” là đặc điểm của vùng đồi núi nào sau đây?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Câu 13. Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng

A. 15000 km2.

B. 25000 km2.

C. 35000 km2.

D. 40000 km2.

Câu 14. Vai trò chủ yếu của hệ thống kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long là

A. tiêu nước, thau chua, rửa mặn.

B. điều tiết nước, chống lũ quét.

C. hạn chế triều cường, rửa phèn.

D. chống ngập úng, thoát nước.

Câu 15. Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn là do

A. phù sa sông và biển hình thành.

B. phù sa biển và địa hình ven biển.

C. vật liệu bồi đắp đồng bằng rất ít.

D. nhiều dãy núi lan sát với bờ biển.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: