Giải Địa Lí 9 trang 197 Chân trời sáng tạo
Với lời giải Địa Lí 9 trang 197 trong Bài 17: Vùng Tây Nguyên Địa Lí 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng trả lời câu hỏi & làm bài tập Địa 9 trang 197.
Giải Địa Lí 9 trang 197 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi trang 197 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm văn hóa của các dân tộc vùng Tây Nguyên.
Trả lời:
- Tây Nguyên đặc trưng bởi không gian văn hóa cồng chiêng gắn với việc xây dựng và duy trì đời sống tinh thần của người dân trong buôn, làng với các hoạt odongj sinh hoạt cộng đồng ở nhà Rông, nhà Dài. Vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch, người dân thường tổ chức các lễ hội như Cồng chiêng, lễ Mừng lúa mới,… Vùng còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị như Khu khảo cổ Cát Tiên (Lâm Đồng), Địa điểm Chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh (Kon Tum),…
- Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 91,8% (2021).
Câu hỏi trang 197 Địa Lí 9: Dựa vào hình 17.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả ở vùng Tây Nguyên.
Trả lời:
- Cây công nghiệp lâu năm: là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của nước ta, diện tích năm 2021 là 981,2 nghìn ha, sản lượng đạt 2159,7 nghìn tấn. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng, đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng, trồng nhiều nhất ở tỉnh Đắk Lắk. Chè trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao ở Lâm Đồng, Gia Lai. Cao su trồng nhiều ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk. Một số cây công nghiệp lâu năm khác như hồ tiêu, điều,… trồng nhiều ở Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,…
- Cây ăn quả: năm 2021, diện tích là 70,7 nghìn ha, sản lượng 377,3 nghìn tấn. Có nhiều cây ăn quả như sầu riêng, bơ, chuối,… trồng ở hầu hết các tỉnh trong vùng.
Lời giải bài tập Địa Lí 9 Bài 17: Vùng Tây Nguyên hay khác: