Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 30 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa 9.
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo - Kết nối tri thức
Câu 1. Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là
A. 2 360km và khoảng 1,0 triệu km2.
B. 3 160km và khoảng 0,5 triệu km2.
C. 3 260km và khoảng 1 triệu km2.
D. 3 460km và khoảng 2 triệu km2.
Câu 2. Vùng biển nước ta được cấu thành từ các bộ phận.
A. 5 bộ phận.
B. 2 bộ phận.
C. 3 bộ phận.
D. 4 bộ phận.
Câu 3. Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm nào sau đây?
A. 1966.
B. 1976.
C. 1986.
D. 1996.
Câu 4. Số lượng cảng biển của nước ta hiện nay là hơn
A. 110.
B. 120.
C. 100.
D. 130.
Câu 5. Dọc bờ biển nước ta có
A. 110 – 120 bãi tắm.
B. Trên 120 bãi tắm.
C. Dưới 100 bãi tắm.
D. 100 – 110 bãi tắm.
Câu 6. Nước ta có khoảng bao nhiêu hòn đảo?
A. 4000.
B. 2000.
C. 3000.
D. 5000.
Câu 7. Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ
A. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên.
B. Móng Cái đến Vũng Tàu.
C. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau.
D. Móng Cái đến Hà Tiên.
Câu 8. Ý nào dưới đây không phải là tên một ngư trường trọng điểm ở nước ta?
A. Ninh Thuận - Bình Thuận - Khánh Hòa.
B. Hải Phòng - Quảng Ninh.
C. Cà Mau - Kiên Giang.
D. Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Câu 9. Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là
A. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế.
B. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế.
C. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy.
D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải.
Câu 10. Nước ta có bao nhiêu huyện đảo?
A. 13.
B. 10.
C. 11.
D. 12.
Câu 11. Vùng thềm lục địa nước ta có
A. tài nguyên sinh vật phong phú, đặc biệt là thủy – hải sản.
B. các tích tụ dầu khí, nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện và khai thác.
C. khả năng phát triển mạnh ngành du lịch biển – đảo, nghỉ dưỡng.
D. điều kiện phát triển giao thông vận tải, các tuyến đường quốc tế.
Câu 12. Quần đảo Côn Sơn là tên gọi khác của quần đảo nào dưới đây?
A. Quần đảo Thổ Chu.
B. Quần đảo Nam Du.
C. Quần đảo Hoàng Sa.
D. Quần đảo Côn Đảo.
Câu 13. Đảo nào dưới đây có diện tích lớn nhất Việt Nam?
A. Phú Quý.
B. Phú Quốc.
C. Côn Đảo.
D. Cát Bà.
Câu 14. Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào dưới đây?
A. Thái Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu.
B. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau.
C. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng.
D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
Câu 15. Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là
A. tập trung khai thác hải sản ven bờ.
B. phát triển khai thác hải sản xa bờ.
C. đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
D. hình thành các cảng cá dọc bờ biển.
Câu 16. Các đảo nào dưới đây ở nước ta đông dân nhất?
A. Cát Bà, Lý Sơn.
B. Côn Đảo, Thổ Chu.
C. Trường Sa Lớn.
D. Kiên Hải, Côn Đảo.
Câu 17. Thảm thực vật rừng ngập mặn của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng biển nào dưới đây?
A. Nam Trung Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Bắc Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 18. Địa danh nào sau đây không phải tên của một huyện đảo của nước ta?
A. Phú Quý.
B. Phú Quốc.
C. Thác Bà.
D. Cồn Cỏ.
Câu 19. Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là
A. dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu.
B. nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng.
C. nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
D. suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
Câu 20. Tính đến năm 2023, nước ta có bao nhiêu tỉnh có hai huyện đảo?
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 21. Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động du lịch nào dưới đây?
A. Lặn biển.
B. Thể thao trên biển.
C. Tắm biển.
D. Khám phá các đảo.
Câu 22. Vì sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn?
A. Nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển các hoạt động sản xuất kinh tế.
B. Một bộ phận của lãnh thổ không thể tách rời của nước ta.
C. Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
D. Là hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta trong thời đới tiến ra biển, đại dương.
Câu 23. Phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển không phải là
A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có.
B. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển.
C. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản.
D. Phòng chống ô nhiễm biển.
Câu 24. Địa danh nào dưới đây không phải tên cảng biển ở nước ta?
A. Cần Thơ.
B. Vũng Tàu.
C. Đà Nẵng.
D. Quy Nhơn.
Câu 25. Sau dầu khí, loại khoáng sản nào dưới đây được khai thác nhiều nhất hiện nay?
A. San hô.
B. Cát thuỷ tinh.
C. Muối.
D. Pha lê.
Câu 26. Bể trầm tích nào sau đây có trữ lượng dầu, khí lớn nhất nước ta?
A. Cửu Long – Nam Côn Sơn.
B. Hoàng Sa - Trường Sa.
C. Thổ Chu – Mã Lai.
D. Cửu Long – Sông Hồng.
Câu 27. Khoáng sản vô tận ở biển nước ta là
A. muối.
B. dầu khí.
C. titan.
D. cát trắng.
Câu 28. Vùng trũng Cửu Long có các mỏ dầu nào dưới đây?
A. Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Đại Hùng.
B. Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Rồng.
C. Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Tiền Hải.
D. Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Lan Tây.
Câu 29. Một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường biển là
A. bảo vệ các loại san hô.
B. chuyển hướng khai thác.
C. bảo vệ rừng ngập mặn.
D. chống ô nhiễm do dầu.
Câu 30. Cát trắng là nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê tập trung chủ yếu ở các tỉnh nào dưới đây?
A. Thanh Hóa, Quảng Nam.
B. Bình Định, Phú Yên.
C. Ninh Thuận, Bình Thuận.
D. Quảng Ninh, Khánh Hòa.