Giáo dục công dân lớp 9 Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên
Giáo dục công dân lớp 9 Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên
Để học tốt Giáo dục công dân lớp 9, dưới đây là các bài giải bài tập, trả lời gợi ý và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân lớp 9 Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên ngắn gọn nhất, chi tiết giúp bạn học tốt môn GDCD 9 hơn.
Trả lời Gợi ý GDCD 9 Bài 10 trang 34:
a) Hãy nêu một vài tấm gương thanh niên Việt Nam sống có lí tưởng trong cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
Trả lời:
- Đó là: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm, đồng chí Nguyễn Văn Thạc, chị Võ Thị Sáu, anh Lý Tự Trọng…
b) Hãy nêu những biểu hiện của người thanh niên sống có lí tưởng.
Trả lời:
- Có tinh thần học tập, không ngại khó ngại khổ.
- Luôn tìm tòi, sáng tạo, phát triển bản thân, đem tri thức vào thực tiễn;
- Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình và xã hội;
- Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;
- Sẵn sàng lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc;
- Tham gia phong trào thanh niên tình nguyện, hết lòng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn gian khổ.
c) Theo em, lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là gì? Vì sao?
Trả lời:
- Lí tưởng cao đẹp của thanh niên ngày nay là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
- Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bài 1 trang 35-36 Giáo dục công dân 9:
Những việc làm nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên? Vì sao?
a) Vượt khó trong học tập để tiến bộ không ngừng;
b) Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường;
c) Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn;
d) Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội;
đ) Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống;
e) Thắng không kiêu, bại không nản;
g) Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân;
h) Dễ làm, khó bỏ;
i) Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp;
k) Học tập, làm việc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân công bằng, văn minh.
Trả lời:
-Những việc làm (a), (c), (d), (đ), (e), (i), (k) biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên.
- Bởi họ biết vượt qua những khó khăn trong học tập, cuộc sống; luôn sáng tạo trong lao động và các hoạt động xã hội; sống và làm việc có mục đích, lí tưởng cao đẹp, thiết thực.
Bài 2 trang 36 Giáo dục công dân 9:
Trong buổi diễn đàn của học sinh lớp 9 với chủ đề “Lí tưởng của thanh niên học sinh trong thời đại ngày nay” do Chi đoàn tổ chức đã nảy sinh quan điểm:
- Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí”.
(Lời Pa-ven trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy)
- Học sinh THCS đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời.
a) Em tán thành quan điểm nào trong hai quan điểm trên? Vì sao?
b) Mơ ước của em về tương lai là gì? Em đã và sẽ làm gì để đạt tới ước đó?
a)
- Em tán thành với quan điểm: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí”.
- Vì:
+ Mỗi người cần có ước mơ, hoài bão của mình và phải biết phấn đấu để đạt được mơ ước của mình.
+ Muốn trở thành một công dân tốt, cần chăm chỉ, tích cực học tập và phát triển bản thân; không dựa dẫm, ỷ lại và thụ động.
+ Mọi cố gắng và nỗ lực cần bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ và có kế hoạch thực hiện rõ ràng.
b)Học sinh tự bày tỏ ước mơ của mình.
Bài 3 trang 36 Giáo dục công dân 9:
Hãy nêu ví dụ về một tấm gương thanh niên Việt Nam sống có tưởng và đã phấn đấu cho lí tưởng đó. Em học được ở người đó đức tính gì.
Trả lời:
Liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 - 11 - 1942 quê ở Hà Nội, chị được tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Hà Nội sớm một năm và tự nguyện xung phong đăng kí để đi chiến trường miền Nam.
Tháng 3 - 1967, chị Trâm được phân công phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi).
Chị hi sinh ngày 22 - 6 – 1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và một mình chiến đấu với 120 lính Mĩ để bảo vệ đồng đội mình.
Cuốn nhật kí sống và chiến đấu “chứa lửa” của chị được một người lính Mỹ nhặt được, anh đã giữ gìn cẩn thận. Sau chiến tranh, anh đã nhờ người dịch ra tiếng Việt và liên hệ với gia đình chị để trả lại.
Em học tập và tiếp nối chị ở bản lĩnh, tính cách, tình yêu, tâm hồn cao cả, yêu đời, hết lòng vì sự nghiệp chung của đất nước.
Bài 4 trang 36 Giáo dục công dân 9:
Em dự định sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở?
Trả lời:
Sau khi tốt nghiệp THCS, em sẽ cố gắng thi đỗ vào trường THPT, tiếp tục học tập tốt để thực hiện ước mơ của mình.