Giáo dục công dân lớp 9 - Giải bài tập sgk GDCD 9 ngắn nhất
Giáo dục công dân lớp 9 - Giải bài tập sgk GDCD 9 ngắn nhất
Loạt bài Giải bài tập GDCD 9 ngắn nhất bao gồm những bài giải bài tập, trả lời gợi ý và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân lớp 9 đã được biên soạn ngắn gọn, súc tích ngắn gọn nhất, chi tiết giúp bạn học tốt môn GDCD 9 hơn.
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 1: Chí công vô tư
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 2: Tự chủ
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 3: Dân chủ và kỷ luật
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bình
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 8: Năng động, sáng tạo
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
- Giáo dục công dân lớp 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Giáo dục công dân lớp 9 Bài 1: Chí công vô tư
Trả lời Gợi ý GDCD 9 Bài 1 trang 4:
a) Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó, em hiểu gì về Tô Hiến Thành?
Trả lời:
- Khi chọn người thay thế việc nước, Tô Hiến Thành đã chọn Trần Trung Tá chứ không chọn Vũ Tán Đường.
- Bởi Trần Trung Tá là người xông pha trận mạc, giết giặc bảo vệ đất nước (trách nhiệm chung); còn Vũ Tán Đường tuy tận tụy chăm sóc ông song đó là việc cá nhân.
- Chứng tỏ Tô Hiến Thành là người công bằng, làm tròn trách nhiệm của một người tể tướng; giải quyết công việc luôn xuất phát từ lợi ích chung.
b) Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?
Trả lời:
- Cả cuộc đời Bác chỉ có một mục tiêu cao cả là: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
- Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, Bác đi nhiều nơi, làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động cách mạng để tìm cách đưa đất nước thoát khỏi xiềng xích nô lệ, trở thành một nước độc lập, tự do; người dân ai ai cũng được tự do, hạnh phúc.
- Trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, Bác là vị lãnh tụ kính yêu và vĩ đại – nhà Người Cha già của cả dân tộc Việt Nam. Dù Bác đã đi xa, song Bác vẫn luôn luôn bất tử trong lòng mỗi con người đất Việt.
c) Em hiểu thế nào về chí công vô tư và tác dụng của nó đối với đời sống cộng đồng ?
Trả lời:
- Chí công vô tư là sự ứng xử và hành động một cách công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.
- Người chí công vô tư luôn được mọi người tin tưởng và kính trọng; phẩm chất này mang lại lợi ích chung cho tập thể và cộng đồng, góp phần phát triển xã hội.
Bài 1 trang 5 Giáo dục công dân 9:
Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư? Vì sao?
a) Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân;
b) Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình;
c) Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi việc;
d) Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn cỏ đủ tiêu chuẩn đã đề ra;
đ) Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới;
e) Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi Nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành.
Trả lời:
- Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư:
+ Việc làm của Lan (d), (đ) thể hiện sự công bằng, đúng người đúng yêu cầu.
+ Việc làm của bà Nga (e) là đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích riêng của bản thân.
- Những hành vi (a), (b), (c) thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích riêng của mỗi cá nhân nên giải quyết công việc một cách thiên lệch không công bằng.
Bài 2 trang 5-6 Giáo dục công dân 9:
Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Vì sao?
a) Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư;
b) Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình;
c) Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư;
d) Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân;
đ) Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.
Trả lời:
- Tán thành với quan điểm (d), (đ).
- Không tán thành với các quan điểm:
+ Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cần có đối với tất cả mọi người chứ không phải chỉ riêng một ai.
+ Quan điểm (b): Người sống chí công vô tư biết vì người khác, không ngại khó, ngại khổ; vì vậy đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội.
+ Quan điểm (c): Vì phẩm chất chí công vô tư cần được rèn luyện và trau rèn ngay từ khi còn nhỏ, thông qua mọi cử chỉ, lời nói và hành động của bản thân với chính ta và với tất cả mọi người.
Bài 3 trang 6 Giáo dục công dân 9:
Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em lại làm như vậy?
a) Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.
b) Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối.
c) Khi đề cử đại biểu tham dự Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” của thành phố, một số bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn đó có khuyết điểm.
Trả lời:
- Trường hợp (a): Em sẽ phản đối. Ông Ba làm nhiều việc sai trái, dù rất biết ơn ông nhưng em không thể trở thành kẻ xấu xa và đồng lõa với hành vi của ông Ba.
- Trường hợp (b), (c): Em sẽ nêu quan điểm riêng của mình với các bạn trong lớp. Dù không thích bạn Trung và Trang, các bạn trong lớp không nên vì sự ích kỉ và hay bị phê bình mà phản đối hai bạn.
→ Bất kì ai cũng có khuyết điểm và thiếu sót, được người khác chỉ ra giúp mình đó là một may mắn, nó giúp chúng ta tiến bộ hơn. Ý kiến đúng và vì lợi ích chung của tập thể nên được ghi nhận và biểu dương. Vì vậy cần bảo vệ cho Trung và Trang.
Bài 4 trang 6 Giáo dục công dân 9:
Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, một thầy cô giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết.
Trả lời:
(Học sinh tự nhìn nhận và đưa ra ví dụ theo hiểu biết của mình)
Giáo dục công dân lớp 9 Bài 2: Tự chủ
Trả lời Gợi ý GDCD 9 Bài 2 trang 7:
a) Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình ?
Trả lời:
+ Chăm sóc con tận tình chu đáo trước biến cố to lớn của gia đình.
+ Luôn bên cạnh động viên tinh thần con để con không mặc cảm và tự ti vì mang trong mình căn bệnh thế kỉ.
+ Tích cực tham gia giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng và làm lại cuộc đời;
+ Động viên và vận động gia đình những người nhiễm HIV/AIDS không kì thị, xa lánh họ.
b) Theo em, bà Tâm là người như thế nào ?
Trả lời:
Bà Tâm là người mẹ hết lòng vì con, không bi quan chán nản, đau khổ. Bà là chỗ dựa tinh thần vững chắc để con trai vượt qua mặc cảm bệnh tật và tiếp tục sống lạc quan.
c) N đã từ một học sinh ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? Vì sao như vậy?
Trả lời:
+ N chơi cùng nhóm bạn xấu và nghe theo lời rủ rê, lôi kéo nên tham gia vào các trò chơi không lành mạnh.
+ N chểnh mảng, bỏ bê học hành, trốn học liên miên. Kết quả N thi trượt tốt nghiệp lớp 9.
+ N không nghiêm túc nhìn nhận bản thân để sửa sai mà tiếp tục sa ngã và nghiện ngập.
+ Không có tiền ăn chơi đua đòi và chích hút, N đã tham gia trộm cắp và bị bắt giữ.
→ Vì N không có chính kiến, không có quan điểm riêng cũng như bản lĩnh trước những cám dỗ xung quanh mình. Do vậy, N không nhận thức hết hành vi và hậu quả của bản thân, không biết sửa chữa, hối cải mà tiếp tục sa ngã. Hành vi ấy gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, khiến cha mẹ buồn lòng, xấu hổ vì mình, gây nguy hiểm cho xã hội.
d) Theo em, tính tự chủ được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Tự chủ trước hết là sự bình tĩnh không nóng nảy, vội vàng, hấp tấp; luôn đặt ra những mục tiêu cho bản thân và có chính kiến, suy nghĩ riêng tích cực, sáng suốt.
- Khi gặp khó khăn không sợ hãi, chán nản, bi quan mà luôn luôn có cái nhìn tích cực và tìm ra hướng giải quyết.
đ) Vì sao con người cần phải biết tự chủ?
Trả lời:
- Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc hoặc may mắn. Con người luôn luôn gặp những tình huống khó khăn đòi hỏi phải có cách xử lí đúng đắn, hợp tình hợp lí và sáng suốt.
- Đối với cá nhân: Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm đáng tiếc, giúp ta có cái nhìn lạc quan trước khó khăn, sóng gió và dễ dàng tìm ra hướng giải quyết đúng đắn trước khó khăn đó.
- Đối với xã hội: Nếu mọi người đều biết làm chủ hành vi của mình, luôn vì lợi ích chung, không tham lam, nóng nảy thì xã hội sẽ tốt đẹp, nhân văn hơn.
Bài 1 trang 8 Giáo dục công dân 9:
Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a) Người tự chủ biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân;
b) Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động;
c) Người tự chủ luôn hành động theo ý mình;
d) Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau;
đ) Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp;
e) Cần giữ thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác.
Trả lời:
- Em đồng tình với những ý kiến: (a), (b), (d) (e).
- Vì: Những biểu hiện đó là những biểu hiện của người có tính tự chủ - biết suy nghĩ kĩ trước khi hành động; biết nhận thức hậu quả của mỗi hành động, biết điều chỉnh thái độ và hành vi của mình đúng mực, phù hợp và cầu thị trong giao tiếp, ứng xử.
Bài 2 trang 8 Giáo dục công dân 9:
Em hãy kể lại một câu chuyện về một người biết tự chủ.
Trả lời:
Em có thể kể những câu chuyện xung quanh cuộc sống của em.
Bài 3 trang 8 Giáo dục công dân 9:
Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui.
Em hãy nhận xét việc làm của Hằng. Em sẽ khuyên Hằng như thế nào?
Trả lời:
- Việc làm của Hằng là chưa đúng; đây là biểu hiện của một người chưa có tính tự chủ, chưa biết nhìn nhận và điều chỉnh sở thích của mình.
- Em sẽ khuyên Hằng không nên đòi hỏi nhiều như vậy. Bạn nên xin lỗi mẹ vì hành động chưa đúng của mình. Đồng thời nên suy nghĩ chín chắn, cân nhắc lựa chọn chỉ một món đồ mình thích nhất để xin phép mẹ mua cho.
Bài 4 trang 8 Giáo dục công dân 9:
Hãy tự nhận xét xem bản thân em đã có tính tự chủ chưa. (Trước những khó khăn, xích mích, xung đột, em có giữ được bình tĩnh và thái độ ôn hoà, lễ độ khòng ? Khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em có theo họ không ? v.v). Hãy nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp (ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng) và dự kiến cách ứng xử phù hợp.
Trả lời:
- Tự nhận xét: Bản thân em là người có tính tự chủ.
+ Khi gặp khó khăn em không chán nản và đổ lỗi cho hoàn cảnh và nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân.
+ Khi gặp xích mích hay xung đột, em không tức giận gây gổ hay xúc phạm mọi người mà im lặng và bĩnh tĩnh tìm hướng giải quyết mâu thuẫn.
+ Khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em không nghe theo họ mà tránh xa và luôn giữ vững lập trường của mình, đồng thời khuyên nhủ họ không nên tiếp tục con đường sai trái ấy.
- Một số tình huống đòi hỏi em có tính tự chủ:
+ Bạn cùng lớp rủ em trốn học để đi chơi điện tử, em đã kiên quyết từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy.
+ Có người lạ mặt nhờ em mang giúp một túi đồ khả nghi đến quán nước hay điểm hẹn và hứa sẽ cho nhiều tiền nếu em làm tốt, em sẽ thẳng thừng từ chối và báo lại sự việc với cô giáo chủ nhiệm để cô nhắc nhở các bạn trong lớp, đồng thời kể với bố mẹ để bố mẹ tư vấn thêm cách xử lí.
Giáo dục công dân lớp 9 Bài 3: Dân chủ và kỷ luật
Trả lời Gợi ý GDCD 9 Bài 3 trang 10:
a) Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong hai câu chuyện trên.
Trả lời:
- Những việc làm thể hiện việc phát dân chủ của lớp 9A:
+ Cả lớp sôi nổi bàn bạc, thảo luận kế hoạch hoạt động của lớp.
+ Tất cả các thành viên đều tự nguyện và hăng hái tham gia vào các hoạt động chung của lớp.
- Những việc làm thể hiện không phát huy dân chủ trong công ty:
+ Công nhân không được bàn bạc, góp ý kiến về vấn đề công việc của mình trong công ty với cấp trên.
+ Công nhân kiến nghị đòi cải thiện điều kiện lao động, cải thiện đời sông vật chất và tinh thần nhưng không được giám đốc chấp nhận.
+ Giám đốc tự quyết định mọi việc và không tôn trọng, lắng nghe ý kiến công nhân cũng như cải thiện điều kiện lao động cho mọi người.
b) Hãy phân tích sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A.
Trả lời:
-Biện pháp dân chủ:
+ Mọi người cùng tham gia bàn bạc và đóng góp ý kiến trước cả tập thể.
+ Mọi người đều tự giác chấp hành và tham gia xây dựng tập thể lớp.
- Biện pháp kỉ luật:
+ Các bạn đều cùng thống nhất phương pháp hành động cũng như tuân thủ quy định của lớp, trường.
+ Cùng nhắc nhở, đôn đốc nhau hoàn thành công việc và đạt kết quả tốt.
c) Hãy nêu tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật của tập thể lớp 9A dưới sự chỉ đạo của thầy giáo chủ nhiệm.
Trả lời:
-Lớp 9A đã phát huy được tinh thần tập thể của lớp; mọi vấn đề đều được khắc phục, kế hoạch của lớp đã được thực hiện thành công. Mọi người đều vui vẻ, phấn khởi, biết sống có trách nhiệm và biết quan tâm, giúp đỡ nhau hơn.
d) Việc làm của ông giám đốc ở câu chuyện 2 đã có tác hại như thế nào? Vì sao?
Trả lời:
-Việc làm của ông giám đốc đã làm cho công nhân bất bình, nhiều người bỏ việc nên kết quả sản xuất giảm sút và công ty bị thua lỗ nặng nề.
-Bởi vì, việc làm của ông giám đốc thiếu minh bạch, công bằng và không biết nghĩ cho người khác cũng như quyền lợi chung.
Bài 1 trang 11 Giáo dục công dân 9:
Theo em, những việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính dân chủ? Vì sao?
a) Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy;
b) Ông Bính - tổ trưởng tổ dân phố - quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình gặp khó khăn;
c) Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch;
d) Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến;
đ) Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài.
Trả lời:
- Những hoạt động thể hiện dân chủ là:
+ (a) Học sinh được phát huy ý kiến cũng như xây dựng kỉ luật trong chính ngôi trường mình theo học; Kỉ luật do các bạn nếu ý kiến đóng góp và thống nhất thực hiện nên sẽ phát huy tốt hơn.
+ (c) Nam đã thực hiện tốt quyền tự do đóng góp ý kiến và quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.
+ (d) Thầy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán bộ lớp, để các bạn tự do đóng gớp ý kiến xây dựng lớp; mọi người ai cũng thể hiện quyền dân chủ của mình.
Bài 2 trang 11 Giáo dục công dân 9:
Hãy kể lại một việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và tôn trọng kỉ luật của nhà trường.
Trả lời:
-Ví dụ: Lắng nghe ý kiến thầy cô và các bạn; tuân thủ nội quy của trường lớp. Trong các hoạt động tập thể tích cực phát biểu ý kiến…
Bài 3 trang 11 Giáo dục công dân 9:
Hãy phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”.
Trả lời:
- Dân chủ giúp tất cả mọi người có quyền đóng góp ý kiến, xây dựng và phát triển tập thể vững mạnh.
- Dân chủ tạo nên sự công bằng, minh bạch, rõ ràng và thống nhất giữa tất cả mọi người trong tập thể.
- Kỉ luật tạo nên sự đoàn kết, thống nhất, đảm bảo dân chủ được thực hiện một cách tốt nhất.
- Dân chủ và kỉ luật tạo nên sự thống nhất và đoàn kết, làm nên một tập thể vững mạnh.
Bài 4 trang 11 Giáo dục công dân 9:
Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì?
Trả lời:
- Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:
+ Thực hiện tốt nội quy của nhà trường, của lớp đề ra.
+ Tham gia đóng góp xây dựng kế hoạch chung của lớp; có ý thức xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh và kỉ luật.
+ Bản thân cần tích cực học tập, rèn luyện, có ý kiến nhận xét đánh giá tích cực và sáng suốt các vấn đề chung của lớp, trường.
+ Có tinh thần, trách nhiệm trong học tập và công việc, luôn có ý thức vì tập thể.
....................................
....................................
....................................