Để đánh giá lượng axit béo tự do có trong chất béo người ta dùng chỉ số axit
Bài 2: Lipit
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Bài 6 trang 13 sgk Hóa 12 nâng cao được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp bạn biết cách làm bài tập môn Hóa 12.
Bài 6 (trang 13 sgk Hóa 12 nâng cao): Để đánh giá lượng axit béo tự do có trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số miligam KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong một gam chất béo(nói gọn là trung hòa một gam chất béo).
a. Tính chỉ số axit của một chất béo biết rằng để trung hòa 14g chất béo đó cần dùng 15 ml dung dịch KOH 0,1M.
b. Tính khối lượng NaOH cần thiết để trung hòa 10 gam chất béo có chỉ số axit là 5,6.
Lời giải:
a. nKOH = 0,015.0,1= 0,0015 mol
⇒ mKOH = 0,0015.56 = 0,084 gam = 84 mg.
Để trung hòa 14 gam chất béo cần 84 mg KOH
⇒ Lượng KOH cần để trung hòa 1 gam chất béo là: 84/14 = 6 mg KOH
Vậy chỉ số axit là 6
b. Chỉ số axit của chất béo là 5,6 tức là:
Để trung hòa 1 g chất béo đó cần 5,6 mg KOH
Để trung hòa 10 g chất béo cần 56 mg KOH
⇒ Số mol KOH cần để trung hòa 10g chất béo là: nKOH = (56.10-3)/56 = 10-3 mol
Mà phản ứng của chất béo với KOH và NaOH có cùng tỉ lệ là số mol KOH và NaOH tiêu tốn như nhau ⇒ nNaOH = nKOH = 10-3 mol
Vậy khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa 10 gam chất béo là:
m = 10-3.40 = 0,04 (g)