X

Giải bài tập Sinh học 11

Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của


Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)

Bài 1 trang 70 Sinh học 11: Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật ?

Trả lời

Thú ăn thịt Thú ăn thực vật
Cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa Răng Răng chuyên hóa với việc ăn thịt:

+ Răng cửa nhỏ và sắc, hình chêm dung để gặm và tách thịt ra khỏi xương dễ dàng.

+ Răng nanh cong, nhọn và dài để giữ chặt con mồi.

+ Răng trước hàm và rang ăn thịt lớn giúp cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

+ Răng hàm bé, bề mặt nghiền hẹp (ít được sử dụng). → có tác dụng cắn xé thức ăn, không có chức năng nhai nghiền.

Răng chuyên hóa với việc nghiền thức ăn cứng và dai:

+ Răng cửa và răng nanh giống nhau, giúp giữ và giật cỏ (Ở ĐV nhai lại, hàm trên chỉ là tấm sừng giúp hàm dưới tì vào để giữ cỏ)

+ Răng trước hàm và rang hàm lớn có nhiều gờ cứng → nghiền thức ăn. Các răng này có cấu trúc đặc trưng đáp ứng chế độ ăn khác nhau.

→ Răng có tác dụng nghiền.

Dạ dày Đơn, tiết dịch giàu enzim tiêu hóa protein… 4 túi (ở động vật nhai lại) (trâu; bò…) và 1 túi ở động vật không nhai lại (thỏ; ngựa…)
Ruột non Ống tiêu hóa ngắn → do thức ăn mềm và dễ tiêu hóa Dài hơn → thức ăn cứng và dai, cần có thời gian tiêu hóa.
Manh tràng Không phát triển, không có ý nghĩa trong hệ tiêu hóa. Phát triển
Hệ VSV cộng sinh Không có hệ VSV cộng sinh Hệ VSV cộng sinh rất phát triển
Quá trình tiêu hóa thức ăn Chủ yếu là biến đối hóa học và cơ học. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ tại ruột non giống như người. Bên cạnh quá trình biến đổi hóa học và cơ học như thú ăn thịt; còn có quá trình biến đối thức ăn nhờ enzim của hệ VSV cộng sinh tiết ra (do động vật không có enzim tiêu hóa xenlulozo)

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Sinh học 11 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Sinh học 11:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.