Sinh 11 Bài 7 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm trọn bộ lời giải Sinh học 11 Bài 7 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh lớp 11 dễ dàng làm bài tập Sinh học 11 Bài 7.
Giải Sinh học 11 Bài 7 (sách mới cả ba sách)
Giải Sinh học 11 Bài 7 Chân trời sáng tạo
Giải Sinh học 11 Bài 7 Kết nối tri thức
Giải Sinh học 11 Bài 7 Cánh diều
Lưu trữ: Giải Sinh học 11 Bài 7: Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón (sách cũ)
1.Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá.
- Dùng 2 miếng giấy có tẩm coban clorua đã sấy khô màu xanh đặt lên 2 mặt của lá.
- Đặt tiếp 2 lam kính lên 2 mặt của lá; sau đó dung kẹp và kẹp lại.
- Bấm đồng hồ tính thời gian giấy chuyển từ xanh sang hồng.
⇒Kết luận: Mặt dưới của lá có giấy coban clorua chuyển màu nhanh hơn mặt trên của lá.
Giải thích: Vì số lượng khí khổng ở mặt dưới nhiều hơn mặt trên ⇒ tốc độ thoát hơi nước ở mặt dưới lớn hơn.
2.Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK.
- Mỗi nhóm 2 chậu:
Chậu 1 làm thí nghiệm: Cho phân NPK.
Chậu 2 làm đối chứng: Cho vào nước sạch.
- Cả 2 chậu đều bỏ các tấm xốp đã đục lỗ; bỏ các hạt đã nảy mầm vào mỗi lỗ; rễ mầm tiếp xúc với đáy (có nước hoặc NPK).
- Tiến hành theo dõi cho đến khi 2 chậu có sự khác nhau.
⇒Kết luận: Cây con sống ở chậu 1 phát triển và sinh trưởng tốt. Do cây được phân bón NPK cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng.