Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát, chim
Bài 17: Hô hấp ở động vật
Bài 4 trang 75 Sinh học 11: Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được thực hiện như thế nào ?
Trả lời
* Ở côn trùng:
- Cấu tạo bề mặt trao đổi khí:
+ Lỗ khí: nằm trên vỏ kitin cho phép khí ra vào cơ thể.
+ Hệ thống ống khí: các ống khi phân nhánh nhỏ dần, chằng chịt khắp cơ thể.
+ Túi khí: Phần phình ra cuối cùng của mỗi ống khi nhỏ; chứa đầy nước giúp hòa tan khí CO2 và O2 , đảm bảo cho những chất này khuếch tán nhanh chóng đến từng tế bào của cơ thể.
- Cơ chế trao đổi khi: O2 và CO2 được đưa trực tiếp tới từng tế bào nhờ hệ thống ống khí phân nhánh đến từng tế bào của cơ thể (O2 và CO2 được vận chuyển không thông qua hệ tuần hoàn).
* Ở cá:
- Cấu tạo:
+ Mỗi bên có 4 đôi cung mang, mỗi cung mang có 2 hàng sợi mang, mỗi sợi mang có phiến mang nhỏ đầy mao mạch → diện tích bề mặt lớn → trao đổi khí trong nước rất hiệu quả.
- Cơ chế:
+ Động tác hô hấp (sự thông khí): Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dóng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang (luôn là nước giàu oxi).
+ Dòng nước chảy ngoài mao mạch mang song song và ngược chiều với dòng nước chảy trong mao mạch mang (trao đổi ngược dòng) → Hiệu quả trao đổi khí rất cao.
→ KL: Nhờ các đặc điểm trên, cá được coi là động vật ở nước có khả năng hô hấp hiệu quả (thể lấy được hơn 80% lượng oxi của nước khi qua mang).
* Ở lưỡng cư: Sự trao đổi khí ở lưỡng cư chủ yếu qua da, phổi (chỉ là 1 túi đơn giản): Lưỡng cư có da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí. Bên dưới da có hệ thống mao mạch nên sự trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường được thực hiện dễ dàng. Sự thông khí ở phổi nhở sự nâng lên hạ xuống của thềm miệng.
* Ở bò sát, chim và thú: Phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả. Vì: (Có đầy đủ 4 đặc điểm của bề mặt TĐK)
+ Phổi được cấu tạo từ nhiều phế nang (trừ phổi chim).
+ Thành phế nang mỏng và giàu mạch → O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
- Phổi bò sát lớn hơn phổi lưỡng cư, cấu tạo nhiều phế nang hơn.
- Phổi của chim và thú rất phát triển và có rất nhiều phế nang nên bề mặt trao đổi khí rất lớn. Riêng chim có thêm hệ thống túi khí làm tăng hiệu quả trao đổi khí ở phổi;
Cơ chế: O2 từ phế nang khuếch tán vào máu đến tế bào, CO2 từ tế bào thải ra theo vòng tuần hoàn đến mao mạch ở phế nang, khuếch tán qua không khí ở phế nang và được thở ra ngoài qua đường dẫn khí.