X

Giải bài tập Sinh học 11

Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2, sau đó mô tả sự biến động của huyết áp


Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)

Trả lời câu hỏi Sinh học 11 Bài 19 Trang 84: Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2, sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biển động đó (dựa vào ma sát của dịch lỏng chảy trong ống) ?

Loại mạch Động mạch chủ Động mạch lớn Tiểu động mạch Mao mạch Tiểu tĩnh mạch Tĩnh mạch chủ
Huyết áp(mmHg) 120 – 140 110 -125 40 – 60 20 –40 10 – 15 ~ 0

Trả lời

- Huyết áp giảm dần : huyết áp động mạch > huyết áp mao mạch > huyết áp tĩnh mạch. Do:

    + Huyết áp phụ thuộc một phần vào công suất tim: tim đập nhanh, mạnh → huyết áp tăng, và ngược lại.

    + Càng xa tim thì huyết áp càng giảm: Sự ma sát của máu với thành mạch.

                                        Sự ma sát giữa các phân tử nước với nhau.

Trả lời câu hỏi Sinh học 11 Bài 19 Trang 84: Quan sát hình 19.4, sau đó trả lời các câu hỏi sau:

- Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?

- So sánh tổng tiết diện của các loại mạch.

- Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch.

Trả lời

- Vận tốc máu trong hệ mạch: Máu chảy nhanh nhất trong động mạch; máu chảy chậm nhất tại mao mạch, chảy trung bình tại tĩnh mạch.

- Tổng tiết diện của mạch: Động mạch > mao mạch > tĩnh mạch.

- Vận tốc máu phụ thuộc vào tiết diện của mạch, tiết diện càng lớn thì vận tốc càng lớn (nguyên lý động lực học chất lỏng). Do đó, ở động mạch chủ có lực phát động lớn nhất và tiết diện lớn nhất nên vận tốc là lớn nhất. Tĩnh mạch cũng có tiết diện lớn nhưng do ma sát nên lực co bóp của tim đã giảm → vận tốc máu giảm. Tại các mao mạch do tiết diện rất nhỏ nên vận tốc máu cũng rất nhỏ.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Sinh học 11 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Sinh học 11:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.