Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 12 (có đáp án): Kiểu xâu
Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 12 (có đáp án): Kiểu xâu
Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 Bài 12 (có đáp án): Kiểu xâu hay, chọn lọc sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi môn Tin học 11.
Câu 1: Độ dài tối đa của xâu kí tự trong PASCAL là:
A. 256
B. 255
C. 65535
D. Tùy ý
Trả lời: Độ dài tối đa của xâu kí tự trong Pascal là 255 kí tự. Trong mô tả xâu có thể bỏ qua phần khai báo độ dài, khi đó độ dài lớn nhất của xâu sẽ nhận giá trị ngầm định là 255.
Đáp án: B
Câu 2: Cho xâu S là ‘Hanoi-Vietnam’. Kết quả của hàm Length(S) là:
A. 12
B. 13
C. 14
D. 15
Trả lời: Hàm Length(s) là hàm cho biết độ dài của xâu s (số kí tự có trong xâu bao gồm cả dấu cách, dấu -, các dấu đặc biệt).
Đáp án: B
Câu 3: Cho xâu S là ‘Hanoi-Vietnam’. Kết quả của hàm Pos(‘Vietnam’,S) là
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Trả lời: Hàm Pos(s1, s2) cho biết vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu s1 trong s2.
Kết quả của hàm Pos(‘Vietnam’,S) là vị trí kí tự V đầu tiên trong S → kết quả là 7
Đáp án: C
Câu 4: Cho khai báo sau: Var hoten : String;
Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Câu lệnh sai vì thiếu độ dài tối đa của xâu
B. Xâu có độ dài lớn nhất là 0
C. Xâu có độ dài lớn nhất là 255
D. Cần phải khai báo kích thước của xâu sau đó
Trả lời: Trong mô tả xâu có thể bỏ qua phần khai báo độ dài, khi đó độ dài lớn nhất của xâu sẽ nhận giá trị ngầm định là 255.
Đáp án: C
Câu 5: Hãy chọn phương án ghép đúng nhất. Thủ tục chuẩn Insert(S1,S2,vt) thực hiện:
A. Chèn xâu S1 vào S2 bắt đầu từ vị trí vt
B. Chèn xâu S2 vào S1 bắt đầu từ vị trí vt
C. Nối xâu S2 vào S1
D. Sao chép vào cuối S1 một phần của S2 từ vị trí vt
Trả lời: Thủ tục chuẩn Insert(S1,S2,vt) thực hiện chèn xâu S1 vào S2 bắt đầu từ vị trí vt.
Đáp án: A
Câu 6: Đoạn chương trình sau in ra kết quả nào ?
Program Welcome ;
Var a : string[10];
Begin
a := ‘tinhoc ’;
writeln(length(a));
End.
A. 6;
B. 7;
C. 10;
D. Chương trình có lỗi;
Trả lời: Hàm Length(s) là hàm cho biết độ dài của xâu s (số kí tự có trong xâu bao gồm cả dấu cách, dấu -, các dấu đặc biệt).
+ Xâu ‘tinhoc ’ có 7 kí tự nên kết quả chương trình là 7.
Đáp án: B
Câu 7: Cho str là một xâu kí tự, đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì ?
for i := length(str) downto 1 do
write(str[i]) ;
A. In xâu ra màn hình;
B. In từng kí tự xâu ra màn hình;
C. In từng kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược, trừ kí tự đầu tiên;
D. In từng kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược; (*)
Trả lời: Đoạn chương trình trên dùng để in từng kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược, sử dụng vòng lặp chạy từ kí tự cuối về kí tự đầu. Mỗi lần chạy in ra một kí tự.
Câu 8: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu kí tự không có kí tự nào gọi là ?
A. Xâu không;
B. Xâu rỗng;
C. Xâu trắng;
D. Không phải là xâu kí tự;
Trả lời: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu kí tự không có kí tự nào gọi là xâu rỗng
Đáp án: B
Câu 9: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, khai báo nào trong các khai báo sau là sai khi khai báo xâu kí tự ?
A. Var S : string;
B. Var X1 : string[100];
C. Var S : string[256];
D. Var X1 : string[1];
Trả lời: Cấu trúc khai báo kiểu xâu
Var < biến xâu> : string [độ dài lớn nhất của xâu];
Trong đó: Biến xâu được đặt theo quy tắc đặt tên trong Pascal.
Độ dài xâu có thể có hoặc không, độ dài lớn nhất không quá 255 kí tự.
Đáp án: C
Câu 10: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, sau khi chương trình thực hiện xong đoạn chương trình sau, giá trị của biến S là ?
S := ‘Ha Noi Mua thu’;
Delete(S,7,8);
Insert(‘Mua thu’, S, 1);
A. Ha Noi Mua thu;
B. Mua thu Ha Noi mua thu;
C. Mua thu Ha Noi;
D. Ha Noi;
Trả lời:
+ Câu lệnh Delete(S,7,8); có nghĩa là xóa 8 kí tự trong xâu S bắt đầu từ vị trí thứ 7→ xâu S còn lại sau khi thực hiện lệnh là ‘Ha Noi’
+ Câu lệnh Insert(‘Mua thu’, S, 1); có nghĩa là chèn xâu ‘Mua thu’ vào xâu S trên tại vị trí thứ nhất→ giá trị biến S sau khi thực hiện xong chương trình là ‘Mùa thu Ha Noi’.
Đáp án: C