Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 9 (có đáp án): Cấu trúc rẽ nhánh
Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 9 (có đáp án): Cấu trúc rẽ nhánh
Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 Bài 9 (có đáp án): Cấu trúc rẽ nhánh hay, chọn lọc sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi môn Tin học 11.
Câu 1. Hãy chọn phương án ghép đúng nhất . Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán, nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao dùng câu lệnh IF – THEN, sau IF là <điều kiện> . Điều kiện là
A. biểu thức lôgic;
B. biểu thức số học;
C. biểu thức quan hệ;
D. một câu lệnh;
Trả lời: Câu lệnh IF – THEN, sau IF là <điều kiện> . Điều kiện là biểu thức lôgic (biể thức cho giá trị đúng hoặc sai)
Đáp án: A
Câu 2. Hãy chọn phương án ghép đúng . Với cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện> THEN <câu lệnh>, câu lệnh đứng sau THEN được thực hiện khi
A. điều kiện được tính toán xong;
B. điều kiện được tính toán và cho giá trị đúng;
C. điều kiện không tính được;
D. điều kiện được tính toán và cho giá trị sai;
Trả lời: Cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện> THEN <câu lệnh>, câu lệnh đứng sau THEN được thực hiện khi điều kiện được tính toán và cho giá trị đúng. Nếu sai câu lệnh không được thực hiện.
Đáp án: B
Câu 3. Hãy chọn phương án ghép đúng . Với cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện> THEN <câu lệnh 1> ELSE <câu lệnh 2>, câu lệnh 2 được thực hiện khi
A. biểu thức điều kiện đúng và câu lệnh 1 thực hiện xong;
B. câu lệnh 1 được thực hiện;
C. biểu thức điều kiện sai;
D. biểu thức điều kiện đúng;
Trả lời: Với cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện> THEN <câu lệnh 1> ELSE <câu lệnh 2>, Câu lệnh 1 được thực hiện khi điều kiện là đúng, câu lệnh 2 được thực hiện khi biểu thức điều kiện sai.
Đáp án: C
Câu 4. Hãy chọn cách dùng sai . Muốn dùng biến X lưu giá trị nhỏ nhất trong các giá trị của hai biến A. B có thể dùng cấu trúc rẽ nhánh như sau :
A. if A <= B then X := A else X := B;
B. if A < B then X := A;
C. X := B; if A < B then X := A;
D. if A < B then X := A else X := B;
Trả lời: Câu lệnh if A < B then X := A; → chỉ đưa ra được trường hợp A<B còn trường hợp A> B thì không đưa ra được giá trị nhỏ nhất trong hai biến.
Đáp án: B
Câu 5. Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh ?
A. A + B
B. A > B
C. N mod 100
D. “A nho hon B”
Trả lời: các phép toán điều kiện như >, <, >=, <=, <>.
Vậy A>B là biểu thức điêu kiện ( chứa phép toán điều kiện).
Đáp án: B
Câu 6. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, phát biểu nào sau đây là đúng với câu lệnh rẽ nhánh if…then…else…?
A. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa hai cặp dấu ngoặc nhọn;
B. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa hai dấu ngoặc đơn;
C. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa Begin và End;
D. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa Begin và End
Trả lời: Câu lệnh rẽ nhánh if…then…else…Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh (câu lệnh ghép) thì các câu lệnh phải đặt giữa Begin và End;
Đáp án: C
Câu 7. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp cách viết các câu lệnh ghép nào sau đây là đúng:
A. Begin :
A := 1 ;
B := 5 ;
End ;
B. Begin ;
A := 1 ;
B := 5 ;
End ;
C. Begin
A := 1 ;
B := 5 ;
End :
D. Begin
A := 1 ;
B := 5 ;
End ;
Trả lời: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp câu lệnh ghép là:
Begin
<dãy các câu lệnh>;
End;
Đáp án: D
Câu 8. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị của A. B. C có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết câu lệnh If thế nào cho đúng ?
A. If A. B. C > 0 then ……
B. If (A > 0) and (B > 0) and (C > 0) then ……
C. If A>0 and B>0 and C>0 then ……
D. If (A>0) or (B>0) or (C>0) then……
Trả lời: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị của A. B. C có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết câu lệnh If như sau:
If (A > 0) and (B > 0) and (C > 0) then ……
Đáp án: B
Câu 9. Cho đoạn chương trình:
x:=2;
y:=3;
IF x > y THEN F:= 2*x – y ELSE
IF x=y THEN F:= 2*x ELSE F:= x*x + y*y ;
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, giá trị F là:
A. F=13.
B. F=1.
C. F=4.
D. Không xác định
Trả lời: Câu lệnh x:=2; gán cho x giá trị bằng 2
Câu lệnh y:=3; → gán cho y giá trị bằng 3.
Vì x<y nên chương trình thực hiện câu lệnh F:= x*x + y*y ; hay F= 2 x 2 + 3 x 3 = 13.
Đáp án: A
Câu 10. Điều kiện trong Pascal được biểu diễn bằng biểu thức nào:
A. ( 2 x) or ( x <5)
B. ( x <5) and ( 2 x)
C. (x >= 2) and ( x<5)
D. (x >= 2) or ( x<5)
Trả lời: Trong toán học dấu móc nhọn là phép và được biểu diễn trong Pascal là and. Dấu lớn hơn hoặc bằng được kí hiệu >= .
Đáp án: C