Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của BC lấy điểm M, trên tia đối của
Toán 7 Ôn tập chương 2 (Câu hỏi - Bài tập)
Bài 70 trang 141 Toán lớp 7 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho BM = CN.
a) Chứng minh rằng tam giác AMN là tam giác cân.
b) Kẻ BH ⊥ AM (H ∈ AM), kẻ CK ⊥ AN (K ∈ AN). Chứng minh rằng BH = CK.
c) Chứng minh rằng AH = AK.
d) Gọi O là giao điểm của HB và KC. Tam giác OBC là tam giác gì? Vì sao ?
e) Khi BAC = 600 và BM = CN = BC, hãy tính số đo các góc của tam giác AMN và xác định dạnh của tam giác OBC.
Trả lời
a) Tam giác AMN cân
Ta có:
AB = AC (ΔABC cân tại A)
ABM = ACN (do B1 = C1)
BM = CN (gt)
⇒ ΔABM = ΔACN (c.g.c)
⇒ AM = AN (hai cạnh tương ứng)
Vậy ΔAMN là tam giác cân ở A.
b) Chứng minh BH = CK
Hai tam giác vuông BHM (H = 900) và CKN (K = 900) có:
BM = CN (gt)
M1 = N1 (do tam giác AMN cân tại A)
Do đó ΔBHM = ΔCKN ⇒ BH = CK (đpcm)
c) Chứng minh AH = AK
Ta có AM = AN (tam giác AMN cân tại A) (1)
MH = NK (ΔBHM = ΔCKN) (2).
Trừ (1) và (2) vế theo vế ⇒ AH = AK
Vậy AH = AK (đpcm)
d) Dạng của tam giác OBC
ΔBHM = ΔCKN (cmt) ⇒ MBH = NCK
Mà MBH = CBO (đối đỉnh) và NCK = BCO (đối đỉnh)
⇒ COB = BCO (đối đỉnh) do đó ∆OBC là tam giác cân tại O (đpcm)
e) Số đo các góc của tam giác AMN (h.b)
Tam giác ABC cân tại A và có A = 600 nên là tam giác đều
⇒ B1 = C1 = 600
Ta có BM = BA (vì cùng bằng BC)
⇒ tam giác ABM cân tại B
⇒ A1 = M (1)
Còn có B1 = A1 + M (góc ngoài của tam giác ABM) (2)
Từ (1) và (2) ⇒ B1 = 2M hay M = 300
Do đó A1 = M = 300
Chứng minh tương tự đối với tam giác CAN
Ta có A2 = N = 300
Suy ra MAN = A1 + BAC + A2 = 300 + 600 + 300 = 1200
Vậy các góc của tam giác MAN là A = 1200 ; M = N = 300
Dạng của tam giác OBC
Ta có tam giác OBC là tam giác cân (cmt)
Trong tam giác vuông MBH có:
H = 900 ; M = 300 ⇒ B3 = 600
Do đó B4 = B3 = 600 (đối đỉnh)
Vậy tam giác OBC là tam giác đều (tam giác cân có một góc 600)