Nhắc lại định nghĩa dòng điện một chiều không đổi
Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều
C1 trang 62 SGK: Nhắc lại định nghĩa dòng điện một chiều không đổi.
Trả lời:
Dòng điện một chiều không đổi là dòng điện chạy theo một chiều với cường độ không đổi.
C2 trang 62 SGK: Xác định giá trị cực đại, tần số góc, chu kì, tần số, pha ban đầu của các dòng điện xoay chiều có cường độ tức thời (tính ra ampe) cho bởi:
Trả lời:
a) I0 = 5A; ω = 100π (rad/s);
b) I0 = 2√2A; ω = 100π (rad/s);
c) i = -5√2cos(100πt) = 5√2cos(100πt ±π)
C3 trang 62 SGK: Trên hình 12.1 SGK, đồ thị hình sin của i cắt:
1. trục hoành tại những điểm có tọa độ bằng bao nhiêu T?
2. trục hoành tại điểm có tọa độ bằng bao nhiêu Io?
Trả lời:
a) Đồ thị hình sin cắt trục hoành tại những điểm có giá trị
b) Đồ thị cắt trục tung tại điểm có giá trị i bằng bao nhiêu Im
C4 trang 64 SGK: Tính điện năng tiêu thụ của dòng điện xoay chiều trên điện trở R trong 1h như thế nào?
Trả lời:
Công suất trung bình kí hiệu là P, đơn vị là oát (W). Điện năng tiêu thụ trong 1 giờ bằng P (W.h).
C5 trang 65 SGK: Mạch điện xoay chiều có ghi 220V. Tính giá trị cực đại của hiệu điện thế.
Trả lời:
Mạch điện xoay chiều có ghi 220V, đây là giá trị hiệu dụng của mạng điện: U = 220V
→ Giá trị cực đại của hiệu điện thế U0 = U√2 = 220√2 V