X

Giải bài tập Địa Lí 11

Địa Lí 11 Bài 10 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm trọn bộ lời giải Địa Lí 11 Bài 10 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh lớp 11 dễ dàng làm bài tập Địa Lí 11 Bài 10.

Giải Địa Lí 11 Bài 10 (sách mới cả ba sách)

Giải Địa Lí 11 Bài 10 Chân trời sáng tạo

Giải Địa Lí 11 Bài 10 Kết nối tri thức

Giải Địa Lí 11 Bài 10 Cánh diều




Lưu trữ: Giải Địa Lí 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (sách cũ)

Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 Trang 86: Vị trí địa lý, quy mô lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đối tới địa hình và khí hậu của Trung quốc?

Trả lời

Vị trí và quy mô lãnh thổ Trung Quốc đã chia Trung Quốc thành 2 miền tự nhiên là miền đông và miền tây ở khỏang 105oĐ.

- Miền Đông:

+ Phía đông giáp Thái Bình Dương.

+ Địa hình: chủ yếu là các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

+ Khí hậu: Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

- Miền Tây:

+ Phía tây địa hình chủ yếu là các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa, nằm sâu trong lục địa.

+ Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 Trang 88: Dựa vào hình 10.1 và kiến thức trong bài, hãy:

Trả lời

- Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn của Trung Quốc.

Trả lời:

+ Đồng bằng, dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa

+ Sông lớn: Sông Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.

- So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông.

Trả lời:

- Miền đông:

• Địạ hình

+ Chủ yếu là đồng bằng châu thổ rộng lớn như đồng bằng Hoa Nam, Hoa Trung và đồi núi thấp.

• Sông ngòi

+ Mạng lưới sông ngòi phát triển và là hạ nguồn nhiều sông lớn như Trường Giang, Hoàng Hà, Hắc Long Giang

+ Sông ngòi lưu lượng nước lớn, đây nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, phát triển giao thông đường thủy.

- Miền Tây:

• Địa hình

+ Địa hình chủ yếu núi cao và các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa

• Sông ngòi

+ Miền Tây Trung Quốc hệ thống sông ngòi thưa thớt và kém phát triển, đây là nơi bắt nguồn của các con sông lớn chảy về phía đông như Hoàng Hà, Trường Giang.

+ Các con sông ở đây chủ yếu có chức năng thủy điện.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

Trả lời:

- Thuận lợi:

+ Địa hình miền đông thấp có nhiều đồng bằng phù sa, màu mỡ thuân lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi và nơi tập trung đông đúc dân cư.

+ Khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa nên mưa nhiều thuận lợi cho việc phát triển cơ cấu đa dạng cây trồng và vật nuôi.

+ Sông ngòi phát triển đặc biệt hạ lưu của các con sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang nguồn nước phong phú thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, cung cấp nước cho sinh hoạt, phát triển thủy lợi và giao thông vận tải…

+ Trung Quốc là nơi tập trung nhiều khoáng sản kim loại đặc biệt là kim loại màu thuận lợi phát triển ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp luyện kim.

- Khó khăn:

+ Miền Tây Trung Quốc địa hình chủ yếu núi cao và sơn nguyên đồ sộ, khí hậu khắc nghiệt nên gây khó khăn cho việc khai thác tài nguyên và kinh tế chậm phát triển.

+ Nhiều bão, lũ lụt ảnh hửơng đến đời sống sản xuất nông nghiệp (Đặc biệt khu vực đồng bằng Hoa Nam).

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 Trang 88: Quan sát hình 10.3, nhận xét sự thay đổi tổng dân số, dân số nông thôn và dân số thành thị của Trung Quốc.

Trả lời

- Dân số của Trung Quốc từ năm 1949- 2005 không ngừng tăng và tăng rất nhanh đạt 1303.7 triệu người, trong đó:

+ Dân số thành thị tăng nhanh từ năm 1949- 2005 nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số dân.

+ Dân số nông thôn cũng tăng nhanh từ năm 1949 - 2005 và chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số dân.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 Trang 89: Dựa vào hình 10.4 và kiến thức trong bài, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Trung Quốc.

Trả lời

- Dân cư Trung Quốc phân bố miền Đông tập trung tới 90% và phân bố thưa thướt ở miền Tây.

- Giải thích:

+ Miền Đông là nơi phân bố nhiều đồng bằng trù phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi và có nền kinh tế phát triển sầm uất; tập trung nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh; Thượng Hải: Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu…

+ Miền Tây là nơi địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc.

Bài 1 trang 90 Địa Lí 11: Dựa vào hình 10.1, nêu đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc.

Trả lời

- Miền Đông địa hình chủ yếu là đông bằng châu thổ rộng: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

- Miền tây địa hình chủ yếu là núi, cao nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa lớn.

Bài 2 trang 90 Địa Lí 11: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.

Trả lời

Miền đông:

- Thuận lợi phát triển nông nghiệp:

+ Có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn : Hoa Nam, Hoa Trung…Đất đai màu mỡ.

+ Khí hậu gió mùa, lượng mưa lớn > 1000mm/ năm, có nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trừơng Giang…cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

- Khoáng sản phong phú : quặng sắt, kim loại màu, than, dầu mỏ, khí đốt… thuận lợi phát triển công nghiệp khai khóang.

- Khó khăn: Thường xuyên xảy ra thiên tai như bão, lũ lụt.

Miền tây:

- Giàu khoáng sản, thủy điện phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.

- Diện tích rừng và đồng cỏ lớn thuận lợi chăn nuôi gia súc (bò, cừu, dê…).

- Khó khăn:

+ Khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc.

+ Địa hình hiểm trở hạn chế giao thông, khai thác tài nguyên gặp nhiều khó khăn.

Bài 3 trang 90 Địa Lí 11: Dựa vào hình 10.1 và 10.4, nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc.

Trả lời

- Dân cư Trung Quốc phân bố miền Đông tập trung tới 90% và phân bố thưa thướt ở miền Tây.

- Giải thích:

+ Miền Đông là nơi phân bố nhiều đồng bằng trù phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi và có nền kinh tế phát triển sầm uất; tập trung nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh; Thượng Hải: Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu…

+ Miền Tây là nơi địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc.

Bài 4 trang 90 Địa Lí 11: Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào?

Trả lời

- Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên

- Đời sống nhân dân đựơc cải thiện

- Dễ dàng trong công tác quản lý dân số

- Giáo dục, y tế được đảm bảo hơn.

- Hạn chế được bùng nổ dân số.

Bài 10 Tiết 2: Kinh tế

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 Trang 92: Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim và sản xuất hàng tiêu dùng?

Trả lời

- Về công nghiệp khai thác: Trung Quốc có nhiều mỏ khoáng sản trữ lượng lớn, đứng đầu thế giới về than; những năm gần đây đang đẩy mạnh khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên.

- Cơ chế thị trường, chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài.

- Đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao vào trong khai thác.

- Công nghiệp luyện kim: trữ lượng kim loại đặc biệt, kim loại màu lớn nên Trung Quốc có nền công nghiệp luyện kim khá tiên tiến và phần lớn được Liên Xô hỗ trợ.

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu đùng: Dân số đông vừa là nguồn lao động dồi dào vừa thị trường tiệu thụ rộng lớn. Chính sách ưu tiên phát triển hàng tiêu dùng.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 Trang 93: Dựa vào bảng 10.1, nhận xét sự tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc.

Trả lời

- Sản lượng của các sản phẩm công nghiệp đều tăng rất nhanh.

- So với năm 1985 thì đến năm 2004: Thép tăng 8,2 lần, xi măng tăng 6 lần, điện tăng 5,6 lần, phân đạm tăng 2,2 lần và than tăng 1,7 lần.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 Trang 94: Dựa vào hình 10.8, nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sự phân bố này.

Trả lời

Nhận xét sự phân bố:

+ Luyện Kim màu: Khu vực Đông Bắc

+ Luyện kim đen: Khu vực Đông Bắc

+ Cơ khí: Tập trung thanh Phố lớn ở miền đông

+ Sản xuất ô tô: Bắc Kinh và Nam Kinh

+ Đóng tàu: Khu vực ven biển

+ Hóa chất: Cáp Nhĩ Tân, Thành Đô.

+ Dệt may: Phân bố nhiều nơi phía Đông.

+ Hóa dầu: Khu vực ven biển.

- Phân tích

+ Sự phân bố các ngành công nghiệp Trung Quốc gắn liền với vùng nguyên liệu (Luyện kim, hóa dầu…).

+ Những trung tâm thành phố lớn nguồn lao động chất lượng cao (điện tử, viễn thông…).

+ Kinh tế xã hội: dân cư và lao động, vốn, chính sách, thị trường…

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 Trang 95: Dựa vào hình 10.9 và kiến thức đã học, nhận xét sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp và một số gia súc của Trung Quốc. Vì sao lại có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây?

Trả lời

- Cây lương thực phân bố tập trung các đồng bằng lớn: Hoa Nam, Hoa Trung….

- Cây công nghiêp tập trung phía đông, đặc biệt khu vực đông nam.

- Gia súc được nuôi nhiều ở phía tây và phía bắc, lợn nuôi nhiều các đồng bằng trồng cây lương thực.

- Nguyên nhân khác nhau:

+ Miền đông địa hình chủ yếu đồng bằng châu thổ bằng phẳng, mưa lớn thuận lợi phát triển trồng trọt và chăn nuôi lơn.

+ Miền Tây có hiều đòng cỏ và cao nguyên nên thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc.

Bài 1 trang 95 Địa Lí 11: Dựa vào bảng số liệu trong bài, chứng minh kết quả hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả đó.

Trả lời

- Kết quả của hiện đại hóa:

+ Các ngành công nghiệp yêu cầu kĩ thuật cao như: điện tử viễn thông, cơ khí chính xác, tự động hóa.

+Nhiều ngành có tốc độ tăng trưởng cao.

+ Sản xuất được nhiều mặt hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Nguyên nhân:

+ Trung Quốc thực hiện chính sách đổi mới, chuyển từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường.

+ Chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngòai.

+ Đầu tư xây dựng các khu chế xuất, khu kinh tế vốn cao.

Bài 2 trang 95 Địa Lí 11: Dựa vào hình 10.8, nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp của Trung Quốc.

Trả lời

- Các ngành công nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở phía Đông và vùng duyên hải.

- Nguyên nhân:

+ Tài nguyên khóang sản phong phú

+ Tập trung đông dân cư, nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.

+ Nguồn nước đảm bảo đáp ứng cho các ngành công nghiệp.

+ Nơi tập trung các thành phố lớn, các trung tâm hành chính lớn của quốc gia.

Bài 3 trang 95 Địa Lí 11: Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông?

Trả lời

- Đất đai rộng lớn, màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Nơi tập trung các trung tâm công nghiệp hỗ trợ cho ngành nông nghịệp, dân cư tập trung đông thị trường tiêu thụ lớn, lao động dồi dào kinh nghiệm, sơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển đồng bộ,...

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Địa Lí lớp 11 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Địa Lí 11:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.