X

Giải bài tập Địa Lí 11

Địa Lí 11 Bài 7 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm trọn bộ lời giải Địa Lí 11 Bài 7 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh lớp 11 dễ dàng làm bài tập Địa Lí 11 Bài 7.

Giải Địa Lí 11 Bài 7 (sách mới cả ba sách)

Giải Địa Lí 11 Bài 7 Chân trời sáng tạo

Giải Địa Lí 11 Bài 7 Kết nối tri thức

Giải Địa Lí 11 Bài 7 Cánh diều




Lưu trữ: Giải Địa Lí 11 Bài 7: Liên minh châu Âu (EU) (sách cũ)

Bài 7 Tiết 1: EU - Liên minh khu vực lớn trên thế giới

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 7 Trang 48: Hãy xác định trên hình 7.2 các nước gia nhập EU đến các năm 1995, 2004 và 2007.

Trả lời

- Đến năm 1995: Pháp, Ailen, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Lúc xăm bua, Đan Mạch, Đức, Italia, Thụy Điển, Phần Lan, Áo, Hi Lạp,

- Đến 2004 có thêm: Êxtolia, Latvia, Lit va, Ba lan, Séc, Xlô vakia, Hung ga ri, Xlô vênia, Man ta, Síp.

- Đến 2007 có thêm: Ru ma ni và Bun ga ri.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 7 Trang 48: Dựa vào hình 7.3 trình bày những liên minh, hợp tác chính của EU.

Trả lời

- Những liên minh của Châu Âu: Liên minh thuế quan, thị trường nội địa, liên minh kinh tế và tiền tệ.

- Những hợp tác chính của Châu Âu: hợp tác trong chính sách đối ngoại, phối hợp hành động để giữ gìn hoà bình, chính sách an ninh của EU, Chính sách nhập cư, đấu tranh chống tội phạm và hợp tác về cảnh sát và tư pháp.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 7 Trang 49: Phân tích 7.4 để thấy rõ cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan đầu não EU.

Trả lời

- Các cơ quan đầu não của Châu Âu bao gồm: Hội đồng Châu Âu, Uỷ ban liên minh Châu Âu, Hội Đồng bộ trưởng Eu,Toà án Châu Âu, Cơ quan kiểm toán và Nghị viện Châu Âu.

- Chức năng của các cơ quan:

+ Đứng đầu là Hội đồng Châu Âu ra quyết định cơ bản của những người đứng đầu nhà nước.

+ Uỷ ban liên minh Châu Âu dự thảo nghị quyết và dự luật

+ Hội đồng bộ trưởng EU quyết định các dự thảo và nghị quyết do các Uỷ ban đề ra.

+ Nghị Viện Châu Âu kiểm tra các quyết định của các uỷ ban liên minh và tham vấn ban hành các quyết định và luật lệ của hội đồng bộ trưởng.

+ Toà án Châu Âu và cơ quan kiểm toán là cơ quan chuyên môn.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 7 Trang 49: Dựa vào bảng 7.1, so sánh vị thế kinh tế của EU với Hoa Kỳ và Nhật Bản?

Trả lời

- EU là trung tâm kinh tế lớn đứng đầu thế giới với GDP năm 2004 là 12690,5 tỉ USD gấp 1,1 lần Hoa Kỳ và gấp 2,8 lần Nhật Bản.

- Tỉ trọng xuất nhập khẩu trong GDP đạt 26,5% (năm 2004) gấp 3,8 lần Hoa Kỳ và gấp 2,2 lần Nhật Bản.

- Tỉ trọng xuất nhập khẩu của thế giới chiếm 37,7% cao nhất thế giới, gấp 4,2 lần Hoa Kỳ và gấp 6 lần Nhật Bản.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 7 Trang 50: Dựa vào các thông tin ở trên, hãy nêu nhận xét về quan hệ thương mại của EU đối với các nước bên ngoài tổ chức EU?

Trả lời

- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.

- EU đặt chung một mức thuế quan cho các nước ngoài EU.

- Tuy nhiên, EU không tuân thủ đầy đủ quy định của tổ chức thương mại thế giới khi hạn chế nhập khẩu các mặt hàng than sắt và trợ cấp cho hàng nông sản của họ, để giá nông sản của họ thấp hơn so với thị trường thế giới.

Bài 1 trang 50 Địa Lí 11: Liên minh châu Âu (EU) hình thành và phát triển thế nào? Trình bày tóm tắt mục đích và thể chế của tổ chức này?

Trả lời

- Quá trình hình thành và phát triển: Liên Minh Châu Âu được hợp nhất từ 3 tổ chức Cộng đồng than thép Châu Âu (1951), Cộng đồng kinh tế Châu Âu (1957) – tiền thân của EU và cộng đồng Nguyên tử Châu Âu (1958).

- Mục đích: xây dựng một khu vực mà hàng hoá, dịch vụ, con người và tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

- Thể chế: Các vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị do các cơ quan của EU quyết định.

Bài 2 trang 50 Địa Lí 11: Dựa vào bảng 7.1, hình 7.5 và nội dung bài học trong SGK hãy chứng minh rằng: EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới?

Trả lời

Nhìn vào hình 7.5 ta thấy:

Eu chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới và 2,2% diện tích thế giới nhưng lại chiếm:

- 59% trong viện trợ phát triển thế giới.

- 31% trong tổng GDP thế giới

- 37,7% trong xuất khẩu của thế giới.

- 26% trong sản xuất ô tô thế giới

- 19% trong tiêu thụ năng lượng của thế giới.

Như vậy, EU là trung tâm kinh thế lớn hàng đầu của thế giới.

Bài 7 Tiết 2: EU - Hợp tác, liên kết để cùng phát triển

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 7 Trang 51: Hãy phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU.

Trả lời

- Tự do di chuyển: Con người có thể tự do đi lại, cư trú và chọn nơi làm việc ở tất cả các nước là thành viên của EU.

- Tự do lưu thông dịch vụ: Các dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,... được tự do lưu thông trong khắp EU.

- Tự do lưu thông hàng hoá: Các sản phẩm hàng hoá được lưu thông trong EU đều không phải chịu thuế.

- Tự do lưu thông tiền vốn: Các hạn chế giao dịch thanh toán bị bãi bỏ sẽ giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn đựơc ngân hàng uy tín, chất lượng và có lợi nhất để đầu tư.

- Lợi ích của bốn mặt tự do: Việc phát triển kinh tế sẽ trở nên dễ dàng, không gặp trở ngại khi đươc tự do lưu thông, thực hiện chung chính sách thương mại với các nước ngoài EU giảm được rủi ro đầu tư, tăng cường uy tín hợp tác quốc tế, tăng cuờng sức cạnh tranh kinh tế và nâng tầm sức mạnh của EU lên hàng đầu thế giới.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 7 Trang 52: Vì sao có thể nói việc ra đời đồng tiền chung ơ rô là bước tiến mới của sự liên kết EU?

Trả lời

Việc đưa đồng tiền chung ơ rô vào sử dụng đã đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng chung Châu Âu:

- Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường Châu Âu.

- Xoá bỏ được các rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ

- Thuận lợi trong mua bán, chuyển giao vốn, đơn giản cho công tác kế toán của các ngân hàng, doanh nghiệp.

- Tiết kiệm chi phí chuyển đổi, dễ dàng hợp tác ngoài quốc gia...

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 7 Trang 53: Các nước EU đã hợp tác với nhau như thế nào trong lĩnh vực giao thông vận tải?

Trả lời

- Ba nước Đức, Anh, Pháp đã cùng nhau sáng lập hãng hàng không E bớt và các nứơc EU cùng nhau hợp tác sản xuất máy bay E bớt.

- Các nước EU đã xây dựng đường hầm dưới biển Măng sơ để vận chuyển hàng hoá trực tiếp từ Anh sang các nước Châu Âu.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 7 Trang 54: Vì sao các nước EU phát triển các liên kết vùng?

Trả lời

- Tăng cường sức cạnh tranh với thị trường bên ngoài EU.

- Các nước trong EU sẽ tận dụng được lợi thế riêng để góp phần cho sự phát triển chung.

- Nhờ có các lợi thế chung nên đẩy mạnh sự phát triển riêng của từng nước.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 7 Trang 55: Việc hợp tác trong liên kết vùng Ma xơ Rai nơ đã đem lại những lợi ích gì?

Trả lời

- Tăng cường khối đại đoàn kết trong khu vực.

- Tận dụng được lợi thế của nước bạn để đưa vào phát triển nước mình.

- Đưa ra những lợi thế so sánh để cả vùng cùng phát triển đồng bộ.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Địa Lí lớp 11 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Địa Lí 11:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.