So sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê


Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

Bài 1 trang 90 Lịch Sử 10: So sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê.

Trả lời

Bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê

- Ở trung ương:

   + Đứng đầu là vua.

   + Dưới vua là ba ban: ban Văn, ban Võ, ban Tăng.

- Ở địa phương:

   + Thời Đinh: cả nước chia làm 10 đạo, dưới đạo là xã.

   + Thời Tiền Lê: Lê Hoàn đổi 10 đạo thành lộ=>phủ=>châu=>giáp=>xã.

* Bộ máy nhà nước thời Lê

- Ở trung ương:

   + Đứng đầu là vua, vua đồng thời cũng là tổng chỉ huy quân đội.

   + Dưới vua là 6 bộ : lại, lễ, bộ, binh, hình, công. Vua trực tiếp làm việc với 6 bộ.

   + Các cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.

- Ở địa phương:

   + Năm 1471 chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.

   + Đứng đầu mỗi đạo là Tam ti: đô ti (quân sự), thừa ti (dân sự), hiến ti (thanh tra quan lại).

   + Dưới đạo là phủ (tri phủ) =>huyện (tri huyện) =>châu (tri châu - ở miền núi) hoặc xã (xã trưởng - ở đồng bằng).

=> So sánh

- Bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê còn sơ khai, đơn giản.

- Bộ máy nhà nước thời Lê sơ thể hiện sự phát triển ở đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam.

   + Tính chuyên chế được tăng cường, quyền hành của nhà vua là tuyệt đối.

   + Bộ máy nhà nước chặt chẽ, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng.

   + Các cơ quan, các chức quan rõ ràng, không chồng chéo lên nhau, các cơ quan địa phương có mối lên hệ dọc với trung ương, đảm bảo quyền lực của nhà vua và sự thống nhất chính trị của cả nước.

   + Bộ máy nhà nước chặt chẽ từ trung ương tới địa phương, ở địa phương đến chức xã quan cũng phải có nguyên tắc rõ ràng.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 10 hay, ngắn gọn khác: