Nêu tác dụng của các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong


Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 17 Trang 90: Nêu tác dụng của các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến.

Trả lời

- Đối nội :

   + Luôn coi trọng vấn đề an ninh của đất nước.

   + Quan tâm đến đời sống nhân dân : đắp đê chống lụt, quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.

   + Chính sách "nhu viễn" đối với các vùng dân tộc ít người.

=> Tác dụng: Đoàn kết dân tộc và xây dựng nhà nước quân chủ vững mạnh. Ổn định tình hình trong nước, hạn chế cuộc nổi dậy của nông dân, của các tộc người miền núi.

- Đối ngoại :

   + Triều cống đầy đủ nhưng giữ vững vị thế của một quốc gia độc lập, tự chủ.

   + Đối với các nước láng giềng phía tây và phía nam như Lan Xang, Cham-pa và Chân Lạp, nhà nước Đại Việt luôn giữ quan hệ thân thiện, mặc dù đôi lúc xảy ra chiến tranh.

=> Tác dụng:

   + Thực hiện chính sách mềm dẻo, khéo léo nhưng kiên quyết giữ vững độc lập và chủ quyền đối với các triều đại phương Bắc.

   + Hạn chế đến mức thấp nhất chiến tranh nổ ra.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 10 hay, ngắn gọn khác: