Những thay đổi qua các cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có


Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 17 Trang 89: Những thay đổi qua các cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa gì?

Trả lời

- Trung ương:

   + Bãi bỏ Tể tướng và các chức Đại hành khiển.

   + Vua trực tiếp quyết định mọi việc, dưới là 6 bộ.

   + Các cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.

- Địa phương: chia cả nước làm 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh.

=> Ý nghĩa:

   + Tránh tình trạng tản quyền, tập chung quyền lực vào tay vua. Đạt đến đỉnh cao của mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế, quan liêu.

   + Cuộc cải cách đã tạo được một hệ thống hành chính gọn gàng, rành mạch, không chồng chéo lẫn nhau, có hiệu lực, là mô hình tiên tiến của chế độ quân chủ, phong kiến đương thời.

   + Đảm bảo được sự thống nhất trong chính quyền từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 17 Trang 89: Các điều luật trên nói lên điều gì?

Trả lời

- Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

- Thời Trần, nhà nước có bộ Hình luật.

- Thời Lê, một bộ luật đầy đủ được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức).

Một số điều trong bộ luật :

   + Khi xa giá vua đi qua mà xông vào hàng người đi theo thì xử tội đồ, nếu xông vào đội cận vệ thì xử chém. Lầm lỡ thì giảm một bậc.

   + Bán ruộng đất ở biên cương cho người ngoại quốc thì xử chém.

   + Đào trộm đê đập làm thiệt hại nhà cửa, lúa má thì xử đồ, lưu, bắt đền tổn hại.

- Luật pháp tạo công cụ pháp chế để ổn định xã hội

- Các điều luật trên bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của nhân dân và an ninh đất nước

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 10 hay, ngắn gọn khác: